Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Duong Thi Nhuong
23 tháng 3 2017 lúc 11:20

Sau khi học văn bản Ca Huế trên sông Hương em thấy Huế có nhiều làn điệu dân ca với những vẻ đẹp phong phú, đa dạng của nó.

- Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương

- Nguồn gốc của một số là điệu ca Huế

Qua những cảnh sinh hoạt văn hóa trên sông Hương càng thấy được vẻ đẹp của cảnh và người xứ Huế

Thảo Phương
24 tháng 3 2017 lúc 8:35

- Cố đô Huế nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ..., các di tích lịch sử như cửa Ngọ Môn, Kì Đài, các cung điện trong Đại Nội và các lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn chung quanh thành phố Huế.

- Ngoài các danh lam thắng cảnh và những di tích lịch sử nói trên, cố đô Huế còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình, những sản phẩm tinh thần đáng quý, cần được bảo tồn.

-Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

Trà Giang
27 tháng 3 2017 lúc 21:21

Cố Đô Huế nổi tiếng không phải vì có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.

__Chúc bạn học tốt__

Huỳnh Hoàng Vi Na
Xem chi tiết
Hoshizora Hotaru
4 tháng 4 2018 lúc 20:41

- Qua bài văn, em biết thêm về vùng đất Huế:

+ Nguồn gốc của một số làn điệu ca hát Huế.

+ Vẻ đẹp, phong phú đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, các ngón đàn).

Hoàng Kim Hồng
Xem chi tiết
Linh Phương
13 tháng 4 2017 lúc 22:01

Kinh đô Huế làm nảy sinh nơi người dân một phong cách mà người ta nương tình gọi là “đài các”, tức là một vẻ cao sang mơ hồ nào đó, nhưng cái đài các này không khu biệt trong vòng hoàng thành mà còn lan tỏa trong dân gian. Từ cái đài các ấy còn rẽ riêng một nét tinh mà người tại chỗ gọi là tính “đài đệ”, có nghĩa là một sự giữ kẽ, giữ ý, và luôn cả một tính cách mà người ta gọi là “đế đô”. Khi người mẹ mắng con gái “đừng có đế đô!” thì có nghĩa là đừng có đòi hỏi, đừng với cao, đừng học làm sang.Thiếu nữ Huế thường là kín đáo, không bộc lộ tâm tình cho người khác biết, có khi là e ấp, cũng có khi là ỡm ờ. Trong hai câu thơ của Đông Hồ nhắc đến cô gái Huế: “Gió chiều vương áo nàng Tôn Nữ, quai lọng nghiêng vành chiếc nón thơ”, ta cảm thấy các món trang sức như tà áo, chiếc nón, bài thơ trong nón đều góp phần tạo nên nét duyên e ấp của “nàng Tôn Nữ” và nàng Tôn Nữ ở đây dùng để chỉ chung các thiếu nữ Huế. Một tác giả Pháp chấm phá dung nhan này như sau: “... Các cô gái Huế kiêu sa và dễ làm ra vẻ khinh khỉnh, họ là đám hậu sinh của các phi tần không bao giờ quên rằng một giọt máu thiên tử đang chảy truyền trong huyết quản của mình”

phạm như quỳnh
Xem chi tiết
Phạm Thị Thanh Trúc
5 tháng 4 2017 lúc 12:53

a) Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trên đêm trăng thơ mộng trên sông Hương:

+Thời gian: Ban đêm, thời gian như ngừng lại

+Không gian: Thành phố lên đèn, màn sương, trăng, gió, dòng sông => KHÔNG GIAN YÊN TĨNH

+Địa điểm: trên thuyền rồng bồng bềnh trên sông Hương

+Trang phục: Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng

+Làn điệu và nhạc cụ: khúc lưu thủy, kim tiền, xung phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt.

+Cách thưởng thức: vừa dân dã, vừa sang trọng giữa một thiên nhiên thơ mộng và lòng người trong sạch

b) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc. Vừa vui tươi, vừa trang trọng, uy nghi

c) Cố đô Huế nổi tiếng với các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã

Chúc bn hok tốt !!!

Thảo Phương
26 tháng 3 2017 lúc 16:43

b)Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

c)

Sau khi đọc bài văn Ca Huế trên sông Hương, ta biết thêm về một sinh hoạt văn hóa, đó là ca Huế trên sông Hương với các nội dung:

Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, cách đàn, ca).

Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương mờ ảo ...

Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.

a)

Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.

Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.

Lê Quỳnh Trang
26 tháng 3 2017 lúc 17:18

A)

Qua học bài Ca Huế trên sông Hương , em thấy Cố Đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình . Với nhiều loại nhạc cụ biểu diễn và các bản đàn khác nhau nhưng đều thể hiện nét đặc trưng của tâm hồn Huế . Ca Huế có sự kết hợp nhuần nhuyễn của hai dòng nhạc : dân gian và cung đình . Nó còn là một thứ tao nhã , lịch sự duyên dáng từ nội dung đến hình thức , từ cách biểu diễn đến cách thuởng thức , từ ca công đến nhạc công , từ giọng ca đến cách ăn mặc . Ca Huế được hình thành từ cuộc sống lao động bền bỉ , cần lao của nhân dâv xứ Huế , vì thế mà có các điệu hò cày cấy , hò gặt hái , giã gạo ...

Âu Minh Anh
Xem chi tiết
Nghi Lương
Xem chi tiết
Phạm Thùy Linh
21 tháng 3 2018 lúc 16:08

-Nguồn gốc của ca Huế: là sự kết hợp giữa nhạc dân gian ( nhạc do nhân dân lao động sáng tác và trình diễn, thưởng thức) sôi nổi, vui tươi với nhạc cung đình( nhạc dành cho vua chúa) nhã nhặn, uy nghi, trang trọng

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 9 2023 lúc 11:22

- Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam.

- Hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống “hơi” diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng

- Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, mang nhiều yếu tố “chuyên nghiệp” bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn

- Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền

- Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng, uy nghi

đẹp trai thì mới có nhiề...
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
25 tháng 8 2018 lúc 7:34

-Xuất xứ:Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình, nhã nhạc. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, lí... thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ trang nghiêm nơi tôn miếu, trong cung đình của vua chúa, thường trang trọng, uy nghi.

-Dạng văn bản:Bút kí

-Thể loại; CM-Giải thích

-Nội dung:Sau khi đọc bài văn Ca Huế trên sông Hương, ta biết thêm về một sinh hoạt văn hóa, đó là ca Huế trên sông Hương với các nội dung:

tuyến nguyễn
Xem chi tiết