viết một bài văn nghị luận nói về thói vô ơn giúp mình nha mình cần gấp lắm mình cảm ơn
Viết một bài văn kể về một kỉ niệm (trong đó sử dụng yếu nghị luận và miêu ta nội tâm)
mình đang cần gấp, giúp mình với ạ, mình cảm ơn!
Viết bài văn nghị luận về thói ích kỷ. Mong anh chị giúp em với ạ em cảm ơn nhiều lắm ạ
Các bạn viết giúp mình VĂN BẢN biểu cảm về người thân với. MÌNH ĐANG CẦN GẤP LẮM!!!! Mình cảm ơn trước nha.
Tham khảo
Trong cuộc đời mình tôi đã gặp nhiều lần đề văn: suy nghĩ của anh (chị) về người thân yêu nhất. Trong khi bạn bè còn băn khoăn không biết nên viết về ai, về bà, về mẹ, về bố hay về ông thì tôi lại không hề do dự trong lựa chọn của mình: tôi làm gì có nhiều lựa chọn như thế? Đời tôi chỉ có mẹ, tất cả những yêu thương cuộc đời dành cho tôi đều được hiện hữu bằng tình cảm của người phủ bóng xuống đời tôi. Với tôi, mẹ là nguồn sống, lẽ sống, là niềm tôn kính, là ước mơ để tôi vươn tới.
Đời mẹ tôi đã vất vả nhiều. Không phải ngẫu nhiên tôi nói người thân yêu nhất với tôi chỉ có mẹ. Tôi lớn lên xung quanh chỉ có mẹ và ngôi nhà của mẹ. Vậy thôi. Ông bà tôi người còn người mất, nhưng những lúc tôi ốm đau, ngày đầu tiên tôi đi học và vô vàn những ngày trọng đại khác của đời mình đôi mắt non nớt của tôi chỉ in bóng hình gầy gò, xương xương của một mình mẹ. Dáng hình bé nhỏ ấy bao nhiêu năm nay từ ngày tôi còn bé xíu cho đến khi trở thành một cô bé lớp 10 dường như vẫn không hề thay đổi. Điều ấy với tôi quan trọng lắm vì ngày bé, mỗi khi mẹ về muộn tôi lại chạy ra đường cái ngóng mẹ về. Khi nào nhìn thấy dáng vẻ quen thuộc của người gò mình trên chiếc xe đạp cũ kĩ chống chọi với cái hun hút của gió mùa đông bắc mặt tôi mới nở nang ra được chút xíu, không còn cau có, lo âu. Giờ đây, mỗi lần đi học về, đạp xe qua cánh đồng làng, thấy dáng mẹ lom khom cày cuốc tôi lại sung sướng nhìn đường sau trước, rẽ ào xe sang đường chạy về phía mẹ đợi người cùng về. Tôi tự hỏi tại sao cái dáng vẻ ấy sau bao năm không hề thay đổi? Cuộc sống gia đình có khác trước nhờ những đổi thay chung của xã hội nhưng so với xóm làng vẫn còn khó khăn, vất vả. Mẹ không trẻ lại nhưng cũng không mỏi mòn, hao gầy đi bao nhiêu. Đã có lần tôi ngây ngô thắc mắc với mẹ điều ấy. Người cười cười giễu cợt hỏi tôi: Vậy con mong mẹ già đi sao? Đùa tôi một chút rồi mẹ xúc động thủ thỉ với tôi: ngày xưa mẹ gầy gò, vất vả vì một mình nuôi con bé; bây giờ dù cuộc sống vẫn khó khăn, thời gian chuyển dời nhưng mỗi ngày thấy con một lớn một khôn mẹ lại thấy sung sướng, vui vẻ, con chính là liều thuốc hoàn xuân cho mẹ. Tôi không nói gì, chỉ im lặng rưng rưng và thấy mắt mình nhoè ướt.
Tôi nhớ có một lần, khi ấy tôi học cấp một, bài tập đọc của tôi có tên là “Bàn tay mẹ”. Tôi còn nhớ như in những câu văn trong bài tập đọc ấy: “Bàn tay mẹ thô ráp, gầy gầy, xương xương”. Và cũng mới gần đây thôi, tôi đọc một câu chuyện về cách tuyển nhân viên của một giám đốc. Người giám đốc hỏi ứng viên xem đã bao giờ anh ta rửa chân cho mẹ chưa và đề nghị người ứng viên trở về làm điều ấy rồi hãy đến xin việc. Người ứng viên trở về xin được rửa đôi chân của mẹ và anh ta đã bật khóc khi nhìn thấy đôi chân đen đúa, xương gầy vì bao năm trầy trật với đất đồng, sương gió. Tình yêu thương dành cho những người thân yêu nhất là cơ sở để con người biết yêu thương những điều khác quanh mình trong đó có công việc. Tôi xúc động vô cùng trước những mẩu chuyện như thế. Và ngay từ những ngày nhỏ tôi đã luôn ngắm nhìn mẹ từ làn da nâu vàng mỗi năm thêm nhửng vết nám sậm màu, mái tóc mỏng đi xơ váng, đôi tay khô lại xương xương đến đôi bàn chân thâm đen vì nhựa cỏ. Dáng hình người toát lên sự lam lũ, tảo tần và ấp ủ một tình yêu thương khôn nguôi dành cho con cái.
Tôi lớn lên trong tình mẹ dạt dào như thế. Mẹ nói tôi là lẽ sống của mẹ nhưng có một sự thật là ngược lại như vậy nữa. Mẹ cũng là lẽ sống của đời tôi. Có một người mẹ như thế, thật là nhẫn tâm nếu ai đó không biết cố gắng để vươn lên, để những tình cảm dạt dào của người cứ mỏi mòn không biết đâu là bến bờ mà dội tràn thấm ướt…
Cảm động vô bờ về tình mẹ, yêu thương người khôn nguôi nhưng tôi còn tự hào và khâm phục về mẹ nữa. Cuộc sống vất vả là thế nhưng mẹ luôn lạc quan tươi cười (về điều này mẹ cũng nói với tôi rằng tôi chính là cơ sở để mẹ lạc quan, tôi khôn lớn trưởng thành là đền đáp xứng đáng nhất mẹ nhận được sau những nỗ lực của mình). Tình yêu thương dồn lại cho tôi, cơm áo gạo tiền phải chật vật, vất vả lắm mới gom góp được nhưng chưa bao giờ mẹ chối từ giúp đỡ một ai. Với hàng xóm láng giềng mẹ tôi sống vui vẻ và hoà hợp rất mực. Tôi biết mẹ có những người hàng xóm tuyệt vời và bản thân người cũng là một người hàng xóm tốt của những người xung quanh. Nửa đêm tối tăm rét mướt, đang nằm trong chăn ấm nhưng nếu hàng xóm có chuyện mẹ sẵn sàng bật dậy sang giúp. Lại nữa, vụ mùa bận rộn, dù việc nhà có “ngập đầu” (câu nói mẹ và các cô bác hàng xóm thường dùng!) nhưng nếu có ai nhờ mẹ vẫn tranh thủ làm đồng giúp mọi người,…
Mẹ tôi là thế. Bao năm qua không hề thay đổi. Người trở thành một biểu tượng vững vàng của tình yêu thương và nhân cách để tôi yêu thương, khâm phục, tự hào và tôn thờ.
Lập dàn ý cho bài văn nghị luận chứng minh. Đề: Đọc sách là 1 thói quen tốt trích từ cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
Không lập dàn ý chứng minh cần tạo ra 1 thói quen tốt trong đời sống xã hội.
(Mình đang cần gấp nha, cảm ơn)
Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (Bài 18) và cho biết luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong bài. Nhận xét về sức thuyết phục của bài vẽ
VẼ SƠ ĐỒ NHA! GIÚP MÌNH VỚI MÌNH CẢM ƠN
- Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
- Luận cứ:
+ Luận cứ 1: Lí lẽ - Trong cuộc sống, có thói quen tốt.
Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa là thói quen tốt.Hút thuốc lá hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.+ Luận cứ 2: Lí lẽ - Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm,...+ Luận cứ 3: Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Cách lập luận:
+ Từ việc phân tích tác hại của thói quen xấu, tác giả nhắc nhở mọi người hãy tạo ra thói quen tốt để tạo ra nếp sống văn minh cho xã hội.
Hai thói quen cùng tồn tại.Tác hại của thói quen xấu.Thói quen xấu khó sửa, dễ nhiễm.Phải tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp.- Sức thuyết phục của bài văn: Lập luận chặt chẽ, hợp lí, đúng đắn, đầy sức thuyết phục.
Viết bài văn nghị luận về vai trò của sách với đời sống con người
MÌNH CẦN GẤP CẢM ƠN!
Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.
Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống,... Sách được phân loại chẳng những theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.
Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới.
Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,... những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.
Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy. Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế, khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện, những trang thơ.
Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người, cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...). Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..
Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết chăm chỉ, chuyên tâm vào việc đọc sách.
Gorki từng nói “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đi tới gần con người”. Nhận xét này đã khái quát một cách chính xác vai trò của sách đối với cuộc sống nhân loại. Mỗi cuốn sách mở ra trước mắt con người những chân trời mới.
Sách là sản phẩm của xã hội văn minh, sự ra đời của sách chứng tỏ một bước tiến quan trọng của xã hội loại người. Trước đây khi chữ viết, giấy viết chưa ra đời, con người chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng lời nói, cử chỉ và hành động. Hình thức giao tiếp ấy chỉ có thể dễn ra trong phạm vi hẹp, khoảng cách ngắn, hẹp về thời gian và không gian. Khi chữ viết, giấy viết và nhất là kỹ thuật in ra đời, xã hội loài người đã được tận hưởng một thành tựu vô cùng quý giá của khoa học kĩ thuật. Chúng ta có thể ghi lại những điều chúng ta nghĩ và có thể truyền nó đến cho rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Sách ra đời như vây và đã mang đến nhiều lợi ích cho con người. Thử tưởng tượng thế giới chúng ta đang sống không có một cuốn sách nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu và lưu giữ vốn kiến thức khổng lồ của loài người ở đâu? Có lẽ xã hội loài người sẽ lại chìm trong mông muội và u tối.
Tất nhiên, sách không phải là phương tiện duy nhất để ghi lại và truyền đạt thông tin từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày xưa, cha ông ta đã dùng hình thức truyền miệng. Tuy “Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” nhưng hìmh thức truyền miệng bao giờ cũng có dị bản theo quy luật “tam sao thất bản”. Có thể đối với văn học dân gian, với những sáng tác của tập thể nhân dân thì không sao song với những tri thức khoa học, xã hội, tư tưởng… dị bản gây ra những tác động tiêu cực. Vì thế, các tri thức về lịch sử, thiên văn, khoa học tự nhiên và xã hội đều xảy ra sự mất mát, sai hụt, thiếu chính xác. Khi những tri thức ấy được ghi lại bằng văn bản và được gìn giữ một cách có ý thức thì người đời sau sẽ nhận được nhhững tri thức chính xác do thế hệ trước truyền lại. Ngày nay, chúng ta có truyền thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác, song tất cả đều không thể thay thế được sách. Mỗi phương tiện truyền thông tin có những ưu, nhược điểm riêng và chúng không thể thay thế nhau. Cùng một nội dung cốt truyện nhưng xem phim và đọc tiểu thuyết lại mang lại hai kết quả cảm nhận khác nhau. Đối diện với trang sách, người đọc được hoàn toàn độc lập và tự do phát huy tưởng tượng và suy luận của mình. Sách giúp con người phát triển trí tưởng tưởng, tư duy sáng tạo và độc lập suy nghĩ. Mỗi trang sách sẽ mang đến cho người đọc những tri thức thú vị. Ngồi trước trang sách là người đọc đang thực hiện cuộc đối thoại với tác giả. Với hình thức ngôn ngữ chữ viết – phương tiện giao tiếp quan trọng nhất – sách giúp người đọc có điều kiện nghiền ngẫm, suy nghĩ và tiếp nhận chính xác, đầy đủ nội dung thông tin. Hơn thế nữa, sách là phương tiện có khả năng truyền đạt thông tin rộng rãi và tiện lợi nhất bởi hình thức tiếp nhận thông tin đơn giản là đọc.
Dù xã hội có phát triển đến đâu, có thêm nhiều hơn nữa các phương tiện truyền đạt thông tin hiện đại, nhưng sách vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống. Đọc sách là một hoạt động có tính chất văn hoá của người đọc. Đọc sách gì và đọc như thế nào cũmg là một phương diện của văn hoá mà chúng ta vẫn gọi là văn hoá đọc. Ngày nay, vì có quá nhiều và quá sẵn những hình thức tiếp nhận thông tin tiện lợi và hiện đại dẫn đến việc nhiều người coi thường vai trò của sách. Đó là một thực tế đáng buồn. Thờ ơ với sách sẽ dẫn đến những lối sống thụ hưởng, buông thả, những tâm hồn nghèo nàn và cằn cỗi. Lạm dụng các phương tiện tiếp nhận thông tin quá tiện dụng như băng hình, phim ảnh.. . con người dễ rơi vào tình trạng tiếp nhận thông tin thụ động.
Ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế của sách đối với đời sống hiện đại. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng những trang sách, bởi đó là nơi kết tụ tâm hồn, trí tuệ và tâm huyết của bao người thuộc bao thế hệ. Khi viết lên mỗi trang sách, người viết đã gửi gắm vào đó tất cả tình cảm và trí tuệ của mình. Hãy trân trọng những trang sách “mênh mông trí tuệ” của nhân loại, sách sẽ mang đến cho các bạn những món quà vô giá.
Không có sách không có tri thức
Từ xa xưa, ông cha ta đã rất đề cao tầm quan trọng của sách, coi sách như gia tài đáng giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cháu: "Để vàng để bạc chẳng bằng để sách cho con" (Ngạn ngữ Việt Nam). Danh ngôn thế giới cũng ghi nhận sự quý báu không thể thiếu của sách đối với đời sống tinh thần của con người, chẳng hạn, ví sách như bánh mì của tinh thần, ví căn nhà không có sách giống như cơ thể không có linh hồn, coi sách là người bạn tốt nhất, đặc biệt là một cuốn sách tốt được coi như một người bạn chân thực không bao giờ phản bội.
Có thực là sách quan trọng đến thế không? Trong lớp tôi, trong nhóm bạn cũ, họ hàng và hàng xóm, tôi thấy có nhiều người không thích đọc sách, họ đọc rất ít, mỗi năm có lẽ chi đọc chưa đến một quyển sách. Mà cuộc sống của họ vẫn trôi đi bình thường, vui vẻ, thậm chí nhiều người rất giàu có và hạnh phúc. Họ bảo, thiếu tiền, thiếu gạo thì chết chứ thiếu sách không chết được đọc làm gì cho lắm, thành "con mọt sách" vô tích sự. Ý kiến của bạn thế nào bạn có nghĩ như vậy không? Riêng tôi, tôi không tán thành quan niệm coi thường sách của những người không ưa sách đó. Tại sao trẻ con phải đến trưòng học? Từ xưa đến nay, nếu không có sách lưu giữ cả một kho tàng kinh nghiệm, tri thức của nhiều thế hệ đi trước thì khi nắm xương người đã mục nát cùng cây cỏ, cái gì còn lại cho các thế hệ đến sau học hỏi, tiếp nối? Thử tưởng tượng, ở thời đại văn minh công nghiệp ngày nay mà thế giới không có thư viện, không có sách, con người sẽ tồn tại theo cách nào?
Bạn hãy trả lời tôi vài câu hỏi đơn giản ấy, chúng ta sẽ ngay lập tức khẳng định được vai trò quan trọng và vị trí không thể thiếu của sách trong đời sống nhân loại từ xưa đến nay.
Từ khi con người có chữ viết là có sách ra đời. Chỉ có điều cách đây vài nghìn năm, sách được làm bằng mai rùa, xương thú, rồi tiến tới bia đá, thẻ tre… Những cuốn sách đầu tiên mang hình hài gần giống ngày nay có lẽ xuất hiện vào khoảng thế kỉ XV khi con người phát minh ra kĩ thuật in ấn. Như vậy, trong suốt quá trình tiến hóa, loài người đã đánh dấu các giai đoạn phát triển văn minh của mình bằng chính sự tiến hóa của sách. Sách ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Học sinh đến trường có sách giáo khoa, sách tham khảo. Người tri thức có sách giáo khoa, sách chuyên môn. Người làm nghề liên quan đến nghệ thuật, văn chương, ngôn ngữ thì có sách truyện, tiểu thuyết, thơ, sách nghiên cứu phê bình,…. Ngoài ra, còn nhiều các loại hình sách khác phục vụ mọi đối tượng độc giả khác nhau như: sách phổ biến kiến thức, sách giải trí, sách bói toán, sách dạy đối nhân xử thế, nữ công gia chánh, võ thuật… và loại sách nào cũng có tác dụng riêng của nó, nói nhu một triết gia: "Sách trí cũng có lợi cho sức khỏe như tập thể dục". Sách giúp con người nâng cao hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, quan trọng hơn nữa là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để con người thực sự "người" hơn. Đối với lứa tuổi chúng ta, những tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi thế giới như: Không gia đình, Túp lều bác Tám, Những tấm lòng cao cả… dạy chúng tôi biết sống yêu thương, nhân ái, đùm bọc sẻ chia. Hai vạn dặm dưới biển hay Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ chúng tôi đến với những miền đất lạ vói bao hồi hộp khám phá và khát vọng thế hiện bản lĩnh vượt khó những cuốn sách quý đó luôn ờ bên tôi, thực sự an ủi động viên hay khích lệ tôi như một người bạn và chính là một phần hành trang giúp tôi bước vào đời.
Cô giáo tôi thường xuyên khuyên chúng tôi, khi đọc sách nên có một tư duy độc lập và phản biện: Không nên tin tưởng tuyệt đối vào tất cả những điều được viết trong sách mà nên luôn luôn đặt câu hỏi vì sao, giả thiết ngược lại thi nào: đọc sách như thế mới mang lại hiệu quả mong muốn. Đúng như một triết gia nhận xét, cách đọc thông minh là cách đọc của người "suy nghĩ nhiều" để thấy mình "biết ít" mà gắng "đọc thêm nữa": "nếu đọc nhiều mà không suy nghĩ thì anh sẽ tương tượng rằng mình biết nhiều, còn nếu suy nghĩ nhiều trong lúc đọc thì hẳn anh sẽ thấy mình biết ít". Mẹ tôi cũng thường nhắc nhờ khi thấy tôi đọc truyện kinh dị hoặc truyện phù thủy mà cứ một mực tin vào những sự việc kì quái để đến nỗi mất hồn vía, mẹ mượn lời một người xua: “ đọc sách mà cả tin ở sách thì chăng bằng không có sách". Mẹ bảo tôi, đọc sách phải chọn lọc, phải biết điều khiển hứng thú của mình, cuốn sách đó cũng giống như người bạn xấu, sẽ có lúc làm hại bạn. Còn cuốn sách tốt giống như người bạn chân thực, không bao giờ phản bội, mở ra thì gợi niềm hi vọng và gấp lại thì đem đến hữu ích cho ta. Chọn được những cuốn sách tốt và biết kết hợp hài hòa điều đọc được trong sách với thực tiễn cuộc sống đời thường chúng ta sẽ tránh khỏi tình trạng "mọt sách" đáng tiếc.
Những năm gần đây, internet phát triển nhanh chóng làm xã hội thay đổi nhiều. Có mặt tốt lên nhưng không phải không có mặt xấu đi. Một trong những mặt xấu đi đó là tình trạng độc giả giảm đáng kể. Tôi chưa biết có một cuộc khảo sát xã hội học nào thống kê hứng thú đọc sách của độc giả Việt Nam mấy năm lại đây song nghe tin tức từ đài phát thanh truyền hình, từ báo chí hoặc nhà trường thì có vẻ như việc đọc của học sinh, sinh viên đặc biệt là sinh viên chuyên ngành xã hội nhân văn đang giảm sút đáng kể. Thế nên, các chuyên gia văn hóa giáo dục mới phải tổ chức nhiều hội thảo giới thiệu sách với câu danh ngôn hàng đầu: "Không có gì có thể thay thế văn hoá đọc". Và những câu chuyện tiếu lâm đại loại như học sinh trả lời thầy giáo số năm sinh, năm mất (1766 – 1820) viết đằng sau tên Nguyễn Du là số điện thoại nhà riêng của ông ấy, khộng còn là hiếm. Nguyên nhân chủ yếu đầu tiên phải kế đến là sự hấp dẫn của thế giới ảo, các bạn trẻ bị hút vào nhũng chương trình, trò chơi sự kiện của internet đến nỗi không còn thời gian và niềm say mê dành cho sách nữa. Điều đó góp phần dẫn đến hậu quả tâm hồn xơ cứng, tình cảm lạnh lùng – lí do sâu xa của những hành động bạo lực nghiêm trọng hay những hành vi vi phạm pháp luật xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên: đâm chém người khi bị trái ý, trả thù thay, cô khi bị phạt, tổ chức lạm dụng tình dục tập thể, bắt cóc tống tiền, giết người cướp của… Đương nhiên, còn nhiều nguyên nhân xã hội khác cùng lúc "phối hợp" làm méo mó cách ứng xử của thế hệ trẻ ngày nay. Nhưng rõ ràng, nhìn từ góc độ nhà trường và gia đình, việc giảm sút văn hóa đọc cả vế số lượng và chất lượng là nguyên cơ sâu xa dẫn đến các hành tội ác. Hầu hết những trẻ em phạm tội đều sinh ra và lớn lên trong một môi trường rất thiếu sách tốt, hoặc không có người định hướng chọn sách, hoặc không được giáo dục hứng thú với sách từ khi còn bé thơ… Thiếu những cuốn sách tốt ngay trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, đó là một bất hạnh lớn rất cần được xã hội quan tâm giúp đỡ khi mà gia đình và nhà trường đã "bó tay”
Thời đại công nghệ thông tin hẳn không phải là "kẻ thù" của văn hóa đọc. Càng ngày càng có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới hay những cuốn sách khoa học nghiên cứu chuyên môn sâu có uy tín được đăng tải trên mạng internet. Chỉ cần chúng ta cân đối thời gian, điều chỉnh hứng thú là có thế dễ dàng "vào thư viện" đọc những cuốn sách quý ngay tại nhà hoặc tại "cà phê nét" chi với chiếc máy tinh nhỏ.
Hãy viết một bài văn nghị luận về việc xả rác bừa bãi
(mình đang cần gấp các bạn giúp mình nha)
Tham khảo:
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố. Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường.
Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Tuy vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư không có gì áy náy. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Không chỉ với những nơi công cộng, ở một số khu phố, con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan, rác rưởi ngập đầy khắp lối đi, mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải ở các công trình xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố.
Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ, ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắc nghẽn. Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặt giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi.
Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn. Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt? Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình. Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại. Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh, giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt? Nước không sạch, con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp, hiện đại. Không ở đâu xa, ngay trong thành phố của chúng ta - nơi con sông Đồng Nai chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn. Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông, cụ bà và cả các thanh thiếu niên trong khu vực. Mọi người đến để thư giãn, hóng mát nhưng nhìn xuống dòng nước ven bờ, nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ xuống, bao ni lông bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm, mất mĩ quan cả dòng sông. Còn đối với những ghế đá vô tội vạ bị những người vô ý thức trét bã kẹo cao su, khi có một người nào đó vô tình ngồi lên thì việc gì sẽ xảy ra? Bã kẹo sẽ dính chặt vào quần áo của người đó không những làm bẩn quần áo mà còn gây sự khó chịu. Và sẽ ra sao khi người ngồi trên ghế đá kia có một cuộc hẹn quan trọng ? Bạn thấy đó, chỉ cần có một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người khác. Ngày nay, đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa. Thế nhưng, được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường. Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình, tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố. Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi. Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết - căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người. Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao ? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá. Chúng vương vãi khắp nơi gây ùn tắc giao thông. Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình. Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa. Như đã kể ở trên, xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi. Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua. Tệ hại hơn, đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ, ao. Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao, hồ này sẽ chảy ra sông - nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gia đình. Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng. Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước. Chúng khiến cho cống không thoát được nước. Vào những ngày mưa lớn, do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả, nước tràn khắp đường phố, cản trở giao thông. Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà. Nhìn cảnh tượng ấy, em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất.
Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất nhiều. Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo, vỏ bánh. Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô. Làm sao các thầy, các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy. Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác, dọn vệ sinh lớp. Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp. Thật tai hại làm sao !
Ngày hôm nay, vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều. Nước ta đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến. Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông. Mọi người được giới thiệu về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện. Nhưng khi nhìn thấy những sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng ? Hay đó là một cách nhìn khác, cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam. Có lần em đi trên đường và nhìn thấy một đoàn khách du lịch nước ngoài. Khi đi ngang qua một ngôi trường, nhìn thấy những tờ quảng cáo của các nhóm gia sư bị ném vương vãi đầy rẫy trước cổng trường, họ lắc đầu và đi về phía khác. Vừa đi, những người khách vừa trò chuyện. Và từ xa, em thoáng nghe được một câu nói bằng tiếng Anh của một trong số họ: “Người Việt Nam là thế sao ?”. Chỉ là một lời nói nhưng đối với em sao thật nặng nề, thật xấu hổ. Lúc đó em đã nghĩ rằng phải chi những tờ rơi kia không được phát một cách bừa bãi, cổng trường không còn rác thì chắc những vị khách trên đã không nói như vậy.
Chưa bao giờ, ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi. Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ. Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người, từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi. Nói cách khác, những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh, thể hiện hành vi vô văn hóa, gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh, tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý, khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người. Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu “Của mình thì giữ bo bo. Của người thì thả cho bò nó ăn”. Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao.
Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con người ta lại quay về với thói quen trước kia. Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt. Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức, phản văn hóa, văn minh, phá hoại môi trường sống. Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân.
Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Mặt khác, nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng. Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường. Còn ở Việt Nam thì sao? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi, nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe.
Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ. Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh, tiến độ ứng xử có văn hóa. Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đường phố xanh - sạch - đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp. Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác. Nhận thức của người dân đa phần đã tích cực hơn. Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý. Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng. Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt. Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển, một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát, làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo. Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại. Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn. Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội. Ngay từ bây giờ, ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người. Bằng nhiều hình thức như áp phích, panô, các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình, những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai, tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân. Hơn nữa, đối với những người ương bướng, cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng. Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức, tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên.
Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao. Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài. Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào, người thân không ốm đau, láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng. Thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước không cho phép người dân cứ tiếp tục lối sống, nếp nghĩ như thế. Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể. Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp, giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu, trong nhà hay ngoài ngõ, trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người, để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước. Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay, làm thế nào để vươn ra biển lớn, để hòa nhập cùng với bạn bè ở bốn phương. Thiết nghĩ, cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước. Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái. Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người, đừng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người. Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng, đổ nước thải sinh hoạt xuống cống, rãnh là những hành động xấu, đáng chê trách. Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người. Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó. Riêng với chúng em - những học sinh - người chủ nhân tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình, điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn.
Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên, chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo. Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh - sạch - đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
Sau đây là bài văn nghị luận mình từng viết về sự đố kị ( một thói hư tật xấu của con người trong xã hội ). Bạn tham khảo rồi viết theo ý mình nha:
Trong “Sapiens- Lược sử loài người” tác giả Yuval Noah Harari đã chia sẻ về “Khoa học và Cách mạng công nghiệp đã đem lại cho nhân loại những quyền lực siêu việt cũng như nguồn năng lượng gần như vô biên”. Nhưng một câu hỏi mà bản thân tôi muốn đặt ra là, việc khám phá ra những nguồn năng lượng vô tận có mở ra trước mắt ta một hạnh phúc vô tận hay lại là những nỗi đau âm ỉ không bao giờ nguôi ngoai? Và đối diện với hiện thực trước mắt, tôi đã nhìn thấy một trong những “nỗi đau” mà thời đại phát triển để lại cho con người đó là tâm bệnh “đố kị”.
Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận thậm chí muốn bài trừ, phủ nhận mọi thành công và nỗ lực của người khác. Nó là một loại biến dạng của lòng hiếu thắng theo một cách tiêu cực hơn. Điều gì đã khiến sự đố kỵ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó mỗi ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta? Aristotle cho rằng sự ganh đua thường được cảm nhận bởi người có khuynh hướng xem trọng đạo đức và danh dự, có sự tôn trọng với bản thân và niềm tin rằng họ xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ chưa đạt được. Song trong thời đại công nghiệp 4.0 phương tiện thông tin phát triển đã vô tình trở thành chất xúc tác khiến sự ganh đua ngày càng mạnh mẽ hơn và gieo rắc vào trong suy nghĩ con người mầm mống của sự đố kị. Lối suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”khiến con người biến chất. Điều duy nhất tồn tại trong lí trí của họ là làm sao để trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng kể cả điều đó có dẫm lên “xương máu” của người khác. Một điều tồi tệ hơn bao giờ hết với thế hệ trẻ hiện nay là xu hướng “con nhà người ta”. Bố mẹ của họ cố gắng tạo nên một hình ảnh “hoàn mĩ” dựa trên thành công của một đứa trẻ khác áp đặt lên đứa con của mình. Sự đố kị ngày càng phổ biến không chỉ do các nguyên nhân bên ngoài xã hội mà còn từ chính thâm tâm của con người thiếu đi định hướng và mục đích sống đúng đắn. Rất nhiều người tin vào câu nói “Cuộc đời là trường đua dài bất tận, chúng ta phải vượt qua mọi đối thủ để trở thành người chiến thắng”. Nhưng họ lại không nhận ra cuộc đời vốn không phải cuộc đua và cũng không ai ganh đua với ta. Tất cả chỉ là do chủ quan chúng ta luôn muốn vượt lên làm cá thể đứng “nhất” trong một cộng đồng gây ra mà thôi.
Brian Tracy từng viết như một sẻ chia “Nếu bạn ghen tị với những người thành công, bạn đang tạo ra một trường lực tiêu cực đẩy bạn ra xa khỏi những điều bạn cần làm để thành công”. Hiện thực đã chứng minh tính chân xác của câu nói ấy. Khi con người ươm mầm hạt giống xấu không bao giờ có thể ra trái ngọt. Mục đích của người đố kị chính là khao khát muốn hạ bệ người khác, muốn nhìn người khác thất bại lấy đó là chiến lợi phẩm của thành công. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả điều kiện thuận lợi trước mắt để đổi lấy cơ hội khiến người khác đau khổ vì thất bại. Thật đáng tiếc, khi họ không nhận ra rằng trước khi chúng ta ném bùn vào người khác thì chính bản thân ta lại là người dính bùn đầu tiên. Sự đố kị chính là một loại độc dược khiến chúng ta cảm thấy ban đầu rất ngọt ngào nhưng sau cùng lại là đau đớn dằn vặt thấu tâm can. Đơn cử như câu chuyện về Bàng Quyên - vị tướng tài hoa trong thời chiến quốc mang lòng đố kị đến mức tính kế với bạn đồng môn của mình là Tôn Tẫn. Cũng vì chút tâm cơ ấy mà lọt bẫy và chết dưới hàng trăm mũi tên của Tôn Tẫn.
Theo Sách khôn ngoan “qua sự đố kỵ của ma quỷ mà cái chết đã bước vào thế giới của con người”. Tôi nghĩ đó là cái chết của tâm hồn hoặc cái giá của nó còn đắt hơn thế. Chúng ta không còn quá xa lạ với câu chuyện Hera và Aphrodite vì đố kị nhau xem ai là người xinh đẹp nhất mà gây ra cuộc chiến thành Troy mười năm ròng rã. Từ đó ta có thể thấy, đứng trước sự đố kị và ích kỉ mọi giá trị đạo đức đều suy tàn. Tựa như họ mặc kệ tất cả để phần “con” lấn át phần “người”, hành động mà không màng đến tất cả để tư thù cá nhân hủy hoại toàn bộ cơ đồ bao công sức gây dựng trong tích tắc.
Thậm chí, lòng đố kị có thể khiến ta mù quáng đến mức ganh ghét muốn hủy hoại cả những người thân luôn bên cạnh mình. Chúng ta tồn tại là những “hòn đảo cô độc” để tìm đến bến bờ yêu thương tiến đến xây dựng một cộng đồng bền vững chứ không phải để triệt tiêu những cá nhân khác cũng đang đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Lòng ganh ghét chính là một vách ngăn vô hình khiến chúng ta tự tách biệt với phần còn lại của thế giới. Quỹ thời gian của ta quá ít ỏi để lòng đố kỵ cản bước chúng ta bay cao hơn, xa hơn trên bầu trời tri thức. Vì vậy, loại bỏ tận gốc rễ của lòng đố kỵ là điều chúng ta cần làm.
Cuộc đời không phải định nghĩa bằng Iphone, Ipad mà chính là I am ( Tôi là..). Những gì được viết sau I am là những gì ta định nghĩa về bản thân cho người khác thấy. Vì vậy cuộc đua đến thành công thực chất chỉ là cuộc đua của chính mình để vượt lên những góc tối, sự nhỏ nhen ích kỷ vốn có của phần “con” để hướng đến ánh sáng của phần “người” cao quý ( chân-thiện-mỹ).
Em hãy viết bài văn nghị luận xã hội về vai trò của tình cảm quê hương đối với mỗi người?
giúp mình với nha, mình đang cần gấp
Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: Quê hương có vai trò quan trọng và to lớn đối với mỗi người. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi. Quê hương một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. Vì vậy, dù đi đâu về đâu, thì vẫn hãy nhớ nơi đó vẫn đang chờ, chờ một ngày chúng ta trở về đem lại nhiều thành công rực rỡ vang dội về cho quê hương – đất nước – con người Việt. Tuy nhiên, giữa cuộc sống xã hội đầy bôn ba và háo thắng như hiện này, thì không ít các bạn trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chẳng hạn: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; tự bôi nhọ nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc…Và với những hành vi suy nghĩ thiếu chính chắn như vậy thì mọi tập thể, cá nhân hãy tự kiểm điểm lại chính mình thay vì những đòn roi từ dư luận. Trong cuộc sống và lối sống, nếu như muốn xây dựng một quê hương – đất nước đầy phồn thịnh, thì cần có một lối sống đẹp, lành mạnh có ích cho xã hội và cho tương lai sau này. Bởi vậy, giới trẻ ngày nay và cả tương lai nữa hãy có những ý thức, nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương. Có ý thức tu dưỡng học tập, phấn đấu xây dựng quê hương để đất nước Việt Nam của chúng ta mãi mãi là một đất nước phồn thịnh
Quê hương là những gì gần gửi , thân thuộc nhất với con ng , là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con ng : tình yêu QH là yêu thương , găn bó với những gì bình dị , nhỏ bé mà thiêng liêng nhất .
Chúng ta phải yêu quê hương bởi đó là tình cảm đẹp đẽ , thiêng liêng trong đời sống tình cảm của mỗi con ng . QH có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con ng . Qhuong là cái nôi nuôi dưỡng ta về cả thể xác và tâm hồn . Đó là nơi có cội nguồn tổ tiên , mồ mả ông bà , nơi in bóng mẹ cha tần tảo mưa nắng nuôi ta lớn.Cùng với bao kỉ niệm với bạn bè , nơi ta bước những bước chân đầu tiên trên đường đời .
Những thứ đồ dùng của ta đều là từ bàn tay vất vả của mẹ của cha . Ta lớn lên từ lời ru lời dạy của cha của mẹ . Qh với những truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời , bồi đắ cho ta những tình cảm cao quý , lối sống ân nghĩa thủy chung , ý chí nghị lực và niềm tin ,
Qhuong luôn là tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người . Tuy nhiên trong thực tế luôn có kẻ ko có tình yêu thương đối với quê hướng , với cha mẹ mình .Họ mơ về những mảnh đất phồn hoa mà dần xa lạ với qhuong mình , thậm chí có kẻ vong ơn bội nghĩa sẵn sàng quay lưng với quê hương , đất nước , dân tộc mình .
Chúng ta phải ý thức rõ vai trò của qhuong với chính bản thân mình , đối với mỗi 1 con ng , ra sức bảo vệ , xây dựng và phát triển qhuong lên 1 tầm cao mới .Đó chính là 1 cách thiết thực nhất để thể hiện tình yêu thương đối với qhuong của mình .
Các bạn ơi, mình đang cần 1 bài văn tiếng anh viết về Covid-19. Kiểu nói về tác hại của Covid-19 ở mở bài, các cách phòng chống ở thân bài, còn kết bài thì ghi sao cx đc nha. Mình đang cần gấp nên các bạn giúp mình nhanh nha. Mình cảm ơn các bạn nhiều lắm!