văn nghị luận là gì. Giải thích về 1 câu ca dao ,tục ngữ
viết 1 đoạn văn nghị luận bàn về 1 câu ca dao tục ngữ ở địa phương mà em thích (Tiền giang)
viết đoạn văn nghị luận giải thích về câu tục ngữ " thất bại là mẹ của thành công" ( khoảng 200 chữ )
tham khảo nha.
Con người không ai là không gặp thất bại trong cuộc sống, trên con đường mà ta đã chọn. Nhưng những thất bại đó sẽ làm cho chúng ta trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn và con đường đi đến thành công sẽ gần hơi, bởi lẽ: “Thất bại là mẹ của thành công”. Thất bại là cảm giác buồn bã, thất vọng, đau khổ khi đã cố gắng nhưng chưa đạt được mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Không có thất bại sẽ không rút ra được bài học kinh nghiệm và không có được thành công. Câu nói khuyên nhủ con người sống phải có nghị lực, ý chí, biết vươn lên phía trước thì sẽ sớm có được thành công. Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người. Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc. Bên cạnh đó, người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được vai trò, tầm quan trọng của ý chí đối với cuộc sống, chính vì thế, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân mình một ý chí bền bỉ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách.
Chặng đường đến với thành công, luôn phải trải qua khó khăn hay thậm chí là thất bại. Bởi vậy mà ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên nhủ “Thất bại là mẹ thành công” vô cùng quý giá với mỗi người.
Về “thành công”, hiểu đơn giản nhất, là khi con người đạt được những mong muốn, mục tiêu của bản… Còn “thất bại” là không đạt được mong muốn, mục tiêu của bản thân. Hai khái niệm trên hoàn toàn đối lập nhau nhưng trong câu tục ngữ này lại được đặt trong mối quan hệ gắn bó qua từ “mẹ” - chỉ người đã sinh ra, chăm sóc và dạy dỗ mỗi người. Từ đó, nhờ có thất bại đã dạy cho con người những bài học quý giá, để từ đó rút ra được kinh nghiệm và nỗ lực hơn trước để tiếp tục chinh phục đích đến của sự thành công.
Khi đối mặt với thất bại, con người thường cảm thấy buồn bã, chán nản. Người có bản lĩnh cần vượt qua được cảm xúc ban đầu, nhìn nhận lại mọi vấn đề để từ đó rút ra được những bài học quý giá từ thất bại, và tiếp tục nỗ lực hơn nữa. Tin chắc rằng phía cuối con đường là trái ngọt đang chờ đợi. Người không có bản lĩnh sẽ rơi vào khủng hoảng, luôn chìm đắm trong sự chán nản, không chịu phấn tiếp tục phấn đấu. Từ đó, thất bại sẽ nối tiếp thất bại. Bởi vậy mà lời khuyên của câu tục ngữ rất ý nghĩa đối với mỗi người.
Thomas Edison là một nhà phát minh vĩ đại, trước khi thành công, ông cũng đã phải trải qua hàng nghìn lần thất bại. Để tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã phải rút kinh nghiệm từ thất bại của các bậc tiền nhân. Bởi vậy mới thấy rằng, ngay cả những con người vĩ đại, họ cũng cần học tập từ thất bại.
Là một học sinh, em luôn cố gắng học tập thật tốt, tích cực rèn luyện bản thân. Nhờ có câu tục ngữ, em tin rằng bản thân sẽ biết cách vượt qua được khó khăn, thử thách để đạt được những mục tiêu của mình.
Tóm lại, “Thất bại là mẹ thành công” thực sự là một lời khuyên đúng đắn, giá trị. Mỗi người hãy ghi nhớ, để có được cách đối diện đúng đắn với thất bại trong cuộc sống.
một bài văn nghị luận về ca dao tục ngữ nói về tiền giang
Em hãy vt 1 đoạn văn ngắn nghị luận bàn về 1 câu ca dao hoặc 1 câu tục ngữ ở địa phương Tiền Giang mà em thích nhất
Đúng 1 Bình luận (0)điền vào dấu 3 chấm
ý kiến của em về câu tục ngữ ... là văn nghị luận hay giải thích
Đây là nơi để học toán không phải tiếng việt
lập dàn ý cho đề văn sau:
1. thuyết minh về 1 câu ca dao tục ngữ
2. văn nghị luận suy nghĩ về thế hệ trẻ tương lại đất nước
2 .
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.
- Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”
II. THÂN BÀI
Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?
- Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.
- Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.
- Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.
2. Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?
- Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.
- Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh. Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.
- Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thía giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.
- Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..
- Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...
- Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.
- Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.
3. Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh
- Những kẻ này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.
- Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.
- Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.
III. KẾT BÀI
- Qua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
- Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.
- Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.
1
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
Ca dao phong phú trong cách cấu tứ và xây dựng hình tượng. Thể loại được dùng nhiều trong ca dao là thể lục bát, song thất lục bát và các thể vãn. Mỗi bài ca dao thường có hai dòng thơ lục bát nên kết cấu đơn giản, ngắn gọn. Sức hấp dẫn ở ca dao là ở âm điệu, vừa phong phú, vừa thanh thoát và ở lời ca dao giàu hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói quá,... tạo ra những hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa. Nghệ thuật so sánh ví von đã tạo nên những hình ảnh truyền thống độc đáo trong ca dao: cây đa - bến nước - con đò; trúc - mai, con cò, chiếc cầu, ...Có thể nói ca dao dùng lời ăn tiếng nói của nhân dân để chuyển tải tâm tư, tình cảm của nhân dân.
2
Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đạo nghĩa.
Tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào và sức mạnh của dân tộc. Thuở xưa mỗi khi đất nước lâm nguy thì lại xuất hiện những anh hùng trẻ tuổi dũng cảm, tài trí. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước tuổi trẻ Việt Nam cũng không kém cha anh xưa. Thuở xưa tuổi trẻ Việt Nam đã làm cả thế giới phải nghiêng mình khâm phục một Việt Nam anh hùng thì nay cả thế giới cũng đang biết đến một Việt Nam năng động qua thế hệ trẻ. Điều đó cho thấy tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và luôn phát huy truyền thống dân tộc.
Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đạo nghĩa. Sức mạnh vô song của tuổi trẻ khiến “sông kia sông phải chuyển, núi kia núi phải dời”. Tuổi trẻ cả nhân loại đang ra sức tìm kiếm và xây dựng những thứ tưởng chừng như viễn tưởng nhưng nay lại trở thành hiện thực, như những thành tựu trong ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, v.v... Họ có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng nội lực của chính mình, họ có tự do trong suy nghĩ và hành động, họ có sự dân chủ trong mọi ý tưởng và lí tưởng, họ có được sự tôn trọng về thực quyền sáng tạo. Vậy thì tiềm năng và tương lai phát triển của mỗi quốc gia đều mong đợi và đều đặt niềm tin vào tuổi trẻ.
Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay có nhiều cơ hội để phát triển tài năng và cống hiến cho đất nước vì các bạn đang được sống trong hoà bình, được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để học tập, làm việc và thể hiện năng lực của mình. Các bạn đã và đang khẳng định được sức mạnh của chính mình trong mọi lĩnh vực như: Kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục, v.v... Ngày càng xuất hiện nhiều nhà kinh doanh trẻ năng động; những nhà khoa học tài năng; đặc biệt là những thành tích của học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các kì thi Olimpic khu vực và quốc tế. Với sức mạnh nội lực của con người và tuổi trẻ Việt Nam, với sự ưu đãi của thiên nhiên, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng khẳng định và vươn lên trở thành một quốc gia hùng mạnh. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta vẫn bị xếp vào những nước đang phát triển, còn nghèo nàn và lạc hậu. Tuy nhiên các bạn cũng đang chịu nhiều thách thức trước nhiều áp lực trong cuộc sống, trước nguy cơ bị tụt hậu trước sự phát triển mạnh mẽ của thế giới.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu". Lời dạy của Bác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước. Thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc Việt Nam. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát hơn là một lí tưởng sống. Và nhất là tuổi trẻ hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước phải xác định được cho mình một lí tưởng sống đúng đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuổi trẻ chúng ta được đặt ra câu hỏi: Sống như thế nào để có ích cho xã hội? Tuổi trẻ là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế lí tưởng sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại. Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có lí tường cao đẹp. Hãy nhớ rằng lời nhắn nhủ thiêng liêng của Bác phải được thực hiện, bởi các bạn biết đấy cả tuổi trẻ của mình Bác đã sống cho dân tộc. Chúng ta không có quyền để những hi sinh của Bác thành vô nghĩa. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Bác đã để lại lời căn dặn trong bản di chúc: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa "Hồng" vừa "Chuyên". Bồi dưỡng cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết...".
Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ. Những đóng góp của thanh niên vào thành quả của những năm đổi mới đã khẳng định quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam là ra sức lao động, học tập, rèn luyện và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Bác lúc sinh thời.
1 .
Bài tham khảo 1
a) Mở bài:
– Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
– Có thể dẫn dắt lời thư của Bác Hồ: “Non sông Việt Nam…công học tập của các em”hoặc một số câu khác có nội dung tương tự. (0,5 đ)
b) Thân bài:
* Giải thích thế nào là tuổi trẻ?
+ Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.
+ Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập.
* Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước?
+ Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
+ Vốn tri thức được học và nền tảng đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
+ Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.
+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn “sánh vai các cường quốc” thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh – điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.
* Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước.
– Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước:
+ Ngày xưa: Những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.
+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, …
– Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại gian khó, hi sinh.
+ Trong chiến tranh: (Dẫn chứng cụ thể)
+ Trong thời bình: (Dẫn chứng cụ thể)
Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học… đó sẽ là tiền đề quan trọng để đưa đất nước phát triển hơn trong tương lai.
* Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ?
– Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ.
– Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
– Mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước, phải chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức…
c) Kết bài:
– Khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước.
– Liên hệ bản thân, rút ra bài học…
lập dàn ý bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu ca dao tục ngữ:"học đi đôi với hành"
mình cần gấp
cảm ơn
I. Văn bản:
Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:
1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
2. Tục ngữ về con người và xã hội
3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
4. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
5. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
6. Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng? Cách dùng câu rút gọn: BT SGK/15, 16
2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/29
3. Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định gì?
Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có ranh giới gì?
4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: BT SGK/58, 64, 65
5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu BT SGK/65, 69
6. Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê: BT SGK/104
7. Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì BT SGK/123
8. Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối BT SGK / 130, 131
III. Tập làm văn
+ Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận?
+ Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận?
1. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minh
Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" SGK/51
Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: ''ăn quả nhớ kẻ trồng cây"; "Uống nước nhớ nguồn" SGK/51
Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59
Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích
Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84
Đề 2: Một nhà văn có câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/84
Đề 3: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88
Mọi người giúp mik vs ạ mik đag cần gấp
Em hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ về đức tính tự tin và giải thích ý nghĩ câu ca dao, tục ngữ vừa cho
Thất bại là mẹ thành công.
Tham khảo
Giải thích: Cách nói “Thất bại là mẹ thành công” ý muốn nói rằng để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại. Chính nhờ có thất bại mà chúng ta mới có thêm kinh nghiệm, học thêm kiến thức để từ đó hoàn thiện mình hơn. Thất bại cũng giống như “người mẹ hiền” dạy dỗ con người trưởng thành.
viết 1 đoạn văn nghị luận để giải thích nội dung câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Từ xưa đến nay, đạo đức truyền thống luôn là một trong những giá trị tốt đẹp của dân tộc được ông cha ta truyền lại từ đời này qua đời khác. Một trong số đó chính là đạo lý về lòng biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” . Thế hệ chúng ta hôm nay, được sống trong một bầu không khí hoà bình, ấm no, có đầy đủ những điều kiện vật chất và tinh thần, không thể không kể đến công lao của thế hệ đi trước đã lao động miệt mài, tạo ra thành quả , vì vậy mỗi người cần trân trọng và biết ơn những người đã cho ta cuộc sống hôm nay. Điều này cũng được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là như thế nào? Ở đây, theo nghĩa đen, khi ta “ăn quả” tức là hưởng thụ những tinh hoa, những trái thơm quả ngọt, ta không thể quên đi những “kẻ trồng cây”, là những người đã có công vun xới, cuốc đất để tạo ra nó. Từ đó, sâu xa hơn, ông cha ta đã đúc rút ra một bài học đạo lý về lòng biết ơn vô cùng sâu sắc: Chúng ta luôn phải nhớ ơn thế hệ đi trước và những người đã vất vả làm ra thành quả để ta có được một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần như ngày hôm nay.
Có thể nói, đây là một bài học về đạo lý làm người thật sự sâu sắc và giàu ý nghĩa. Thật vậy, trước tiên bất kỳ một thứ gì trong cuộc sống mà chúng ta đang sử dụng, tận hưởng hôm nay đều có nguồn cội từ sức lao động mà nên . Từ những thứ tưởng chừng đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như nước uống, cũng phải trải qua một quá trình những người công nhân trong nhà máy sàng lọc để cho ta nước tinh khiết; bát cơm dẻo thơm nuôi sống ta hàng ngày cũng là công lao của biết bao người nông dân cần cù đội mưa đội nắng đem lại những hạt gạo trắng tinh; rồi xe cộ ta đi lại, thiết bị công nghệ ta sử dụng...Đến những giá trị tinh thần như kiến thức sâu rộng mà chúng ta có đều là nhờ sách vở mà con người dày công nghiên cứu, từ sự truyền dạy của thầy cô; hay sâu xa hơn là cuộc sống hoà bình, ấm no như ngày hôm nay, đó chẳng phải là công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trước đã “ quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, chiến đấu, hy sinh vì kẻ thù để bảo vệ dân tộc hay sao? Vậy nên bất kỳ một thứ gì chúng ta đang có, đều là công lao của một cá nhân, một tập thể, thậm chí là một dân tộc đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt để tạo ra. Do đó, mỗi người cần phải biết ơn, trân trọng những điều ấy.
Khi ta biết trân trọng, biết nhớ về cội nguồn, con người ta sẽ có thể rèn luyện về nhân cách, sống có trước có sau, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình. Dân tộc ta mà một dân tộc giàu truyền thống đạo lý, và đạo lý về “uống nước nhớ nguồn” cũng được kế thừa và phát huy rộng rãi trong cuộc sống hôm nay. Chẳng hạn những ngày lễ như Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 để tôn vinh những người phụ nữ có ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi người, đem đến cho ta cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm, tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng, rồi ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tri ân công sức dạy dỗ của thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh, quyết tâm chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược,...Lòng biết ơn không chỉ có ý nghĩa sâu sắc trong phạm vi của dải đất hình chữ S của chúng ta, mà xa hơn bên ngoài thế giới kia, ta cũng có thể bắt gặp những tấm gương có lòng biết ơn sâu sắc, chẳng hạn như hình ảnh cô hoa hậu Thái Lan Mint Kanistha , sau khi đăng quang đã trở về nhà và quỳ lạy cảm ơn người mẹ với công việc lượm ve chai của mình hay anh chàng Kalangnalong là tân cử nhân mới tốt nghiệp trường Đại học Chulalongkorn danh tiếng của Thái Lan cũng quỳ gối trước xe rác của người cha để cảm tạ gây xúc động mạnh cho biết bao người. Có thể nói, dù là hiện tại hay tương lai, dù ta có ở trên đỉnh cao của danh vọng, đạt được bao nhiêu thành tựu, thì cũng hãy đừng quên đi những người đã tạo ra ta, nuôi dưỡng ta nên người để ta có được những thành quả ấy. Con đường của bạn dù có trải đầy hoa hồng dù bạn có bước đến cánh cửa của vinh quang nơi cuối con đường, thì cũng hãy đừng quên đi những người đã có công trải những “cánh hoa” ấy để bạn bước đi.
Nếu con người ta sống mà không biết trước biết sau, không hướng về cội nguồn, không biết đền ơn đáp nghĩa sẽ dễ dàng bị tha hoá về nhân phẩm, trở nên lạnh lùng, vô cảm với mọi người xung quanh, bị người đời khinh ghét. Thay vì lối sống ấy, tại sao chúng ta không thể hiện lòng biết ơn, ngay từ những hành động đơn giản nhất như luôn kính trọng gia đình, thầy cô, không lãng phí, sử dụng vừa đủ, quan trọng hơn hết là tu dưỡng đạo đức thật tốt và cần biết giữ gìn, phát huy đạo lý truyền thống ấy của ông cha ta cho những thế hệ sau. Như vậy, câu tục ngữ của ông cha ta là vô cùng thấm thía và sâu sắc, nó luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm, góp phần làm giàu thêm truyền thống đạo lý quý báu của dân tộc.
Lòng biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” là một trong những nền tảng, thước đo giá trị đạo đức của mỗi con người. Đạo lý được đúc rút ra từ câu tục ngữ mộc mạc, giản dị “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chắc chắn sẽ là một hành trang lý tưởng và tốt đẹp trên con đường chinh phục và thành công của mỗi chúng ta sau này.