khi nào sử dụng a, khi nào sử dụng an trong câu cảm thán
câu 3 bài thơ nhớ rừng sử dụng loại câu nào? Tác dụng của loại câu đó.
câu 4 Viết đọan văn 12-15 câu trình bày cảm của em về khổ thơ trên trong đó có sử dụng câu cảm thán.
haizzzz xì
bn tham khẻo
Trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời không những là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc mà nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
Cái ông viết văn ở trên chắc gì đã tự tay mình gõ lên bàn phím đâu!
Trong câu bị động thì khi nào sử dụng by, khi nào không sử dụng by.
Khi đem chủ từ ra phía cuối câu thì sử dụng by.
Nếu chủ từ là people, someone, something, they thì có thể bỏ (không dùng by). Nếu chủ từ là I, you, he...thì tùy theo câu nếu không cần thiết mới bỏ nhé.
Hãy là một chiếc bao bì ni lông nói cho mọi người về tác hại khi sử dụng mình (có sử dụng một câu ghép và một câu cảm thán) trình bày thành một bài văn.
Trong cuộc sống, mọi người không thể thiếu tôi - một chiếc bao bì ni lông. Khi mua sắm, mọi người đều dùng tôi để đựng những đồ mua được. Đó là công việc hằng ngày của chúng tôi - chỉ để đựng đồ, ngoài ra không còn công dụng gì khác. Lúc đầu, sau khi tạm biệt nhà máy và về với một gia đình thương nhân, tôi cảm thấy mình rất hữu dụng. Mỗi khi có ai đó đưa chúng tôi từ nhà máy về, chúng tôi cảm thấy mình thật sự có ý nghĩa. Tôi cũng tin rằng mình sẽ rất hữu ích. Nhưng rồi tôi phát hiện ra mình đã làm hại biết bao người. Gia đình thương nhân đã đưa tôi về với họ từ nhà máy kia đã vứt bỏ tôi khi tôi chỉ mới được sử dụng một lần. Trong cái thùng rác hôi thối, từng thứ rác chen chúc nhau, những anh chai lọ có gan nhất chiếm lấy những chỗ thoải mái nhất, những anh em bao bì chúng tôi thì ở tận đáy thùng rác - một nơi tối tăm và khó ở. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ai nấy đều phải bịt mồm bịt mũi. Rồi sau bao ngày tháng ở trong cái thùng rác ghê tởm ấy - tôi không biết là bao ngày nữa, chúng tôi được đưa về nhà máy. Tôi cảm thấy dễ chịu biết bao! Nhưng sau đó một tai họa lại ập đến với tôi.
Chúng tôi bị chôn dưới lòng đất không biết đã bao nhiêu năm rồi. Mọi người sẽ ngạc nhiên - chúng tôi rất khó phân hủy và phải mất hàng nghìn năm chúng tôi mới biến mất. Loài người không còn cách nào khác phải đốt chúng tôi. Đốt chúng tôi sẽ tạo ra khí thải chứa đi - ô - xin rất độc hại. Khói bay lên sẽ phá hoại tầng ô - dôn - lớp khí quyển hấp thu 90% tia tử ngoại của mặt trời, tạo điều kiện cho sự phát triển thuận lợi của cây cối, mùa màng, giúp con người có cuộc sống ấm no. Đó là những điều tôi được biết về tác hại của việc đốt chúng tôi - tôi không bị đốt mà bị lẫn vào đất. Mọi người không biết tôi đã làm một việc kinh khủng như thế nào đâu! Tôi đã thay đổi tính chất vật lý của mẹ Đất, khiến mẹ Đất tội nghiệp bị xói mòn. Mẹ Đất đã bị mất hết chất dinh dưỡng và nước, khiến những anh chị cây xanh không thể lớn được. Tôi được nghe chuyện rằng: có một số bạn túi ni – lông khác bị vứt xuống sông ngòi, kênh rạch. Các bạn ấy đã bị nhầm thành thức ăn bởi tôm cá và đi vào cơ thể của chúng. Những tôm cá ăn phải đã bị nhiễm trùng và chết một cách tội nghiệp. Càng nghe, tôi càng ước gì mình không tồn tại trên thế giới này!
Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Tôi đã nói rằng khí thải có chứa đi – ô – xin được tạo ra từ việc đốt chúng tôi. Khí thải này rất hại cho sức khỏe con người các bạn : gây ngộ độc, ung thư, giảm khả năng miễn dịch và rối loạn chức năng… Những bạn ni – lông nhuộm màu xanh, đỏ dùng đựng thực phẩm đã qua chế biến gây độc hại tới thực phẩm do chứa kim loại như chì – phải nói rằng những thứ kim loại này là những chất gây tác hại tới não bộ của con người các bạn và dẫn đến ung thư. Còn cả một đống tác hại mà chúng tôi đã gây ra mà phải mất cả thế kỉ mới kể hết: đồ ăn được lưu trữ trong chúng tôi bị nhiễm nhựa, sau đó được hấp thụ vào cơ thể và làm hại sức khỏe cho con người các bạn; BPA có tác động đến não bộ làm chậm phát triển, rối loạn nội tiết và vô sinh. Tôi thấy mình thật là vô dụng!
Vì vậy, tôi đưa ra lời khuyên chân thành cho mọi người – nên hạn chế sử dụng anh em bao bì ni lông chúng tôi. Tôi cảm thấy hơi khó chịu về việc không được giúp ích cho con người các bạn, nhưng ý thức về tác hại của anh em bao bì chúng tôi đã giúp xua đi sự khó chịu ấy. Tôi thà không giúp được gì cho con người các bạn mà không gây hại gì cho môi trường và các bạn còn hơn là được các bạn sử dụng mà lại gây ra một đống tai họa.
vậy khi nào dùng "a" , khi nào dùng "an" trong câu cảm thán ??
khi tính từ sau a hoặc an có chữ cái bắt đầu là o,s,z,ch,x,sh thì dùng an còn lại thì dùng a
- dùng trước danh từ đếm dc ở số ít.
- dùng a khi danh từ bắt đầu bằng phụ âm.
- dùng an khi danh từ bắt đầu bằng nguyên âm. ( Để nhớ được 5 nguyên âm a,o,i,e,u trong tiếng Anh bạn cứ nghĩ đến từ " uề oải " nhé. Hihi
-Chú ý: dùng a hay an ta căn cứ vào cách phát âm chứ ko phải cách đánh vần danh từ đó.
Ví dụ :a union, an uncle, an hour, an MP,...
Mục đích:
*Sử dụng a/an
-Để nói về một loại người hay vật.
Vd: He's a teacher.
-Nói một nghề mà ai đó làm.
Vd: He works as a teacher.
-Một cái gì dc sử dụng như cái gì.
Vd: Don't use the plate as an ashtray ( gạt tàn ).
-Một cái gì đó chung chung, ko rõ ràng.
Vd: I married a teacher.
-Dùng để mô tả.
Vd: He has a long nose. ( chứ ta ko dùng thế này : He has the long nose.)
Chú ý: nhưng khi mô tả về tóc: hair, thì danh từ hair luôn ở dạng số ít và ko có mạo từ đứng trước. ( He's got dark hair.)
Không dùng a/an trong các trường hợp:
-Với danh từ không đếm dc.
( not " a rice" )
-Không dùng với sở hữu từ (porsessive).
( not a my book).
-Sau kind of , sort of a/an được bỏ đi.
Vd : a kind of tree.
Trong câu cảm thán ( exclamation) với what, a/an không được bỏ.
Vd : What a pity!
-a/an luôn đứng sau quite, rather và such .
Vd quite/rather/such a nice day
II/ ONE
Trong những trường hợp sau ta dùng One mà ko dùng a/an
-Trong sự so sánh đối chiếu với " another" hay " others"(s) .
Vd: One boy wants to play football, but the others want to play volley ball.
-Dùng One day với nghĩa : một ngày nào đó.
Vd:One day I'll meet you.
-Dùng với hundred và thousand khi ta muốn thông báo một con số chính xác.
Vd: How many are there? About a hundred ? Exactly one hundred and three.
-Ta dùng only one và just one.
Vd : We have got plenty of sausages , but only one egg.
dùng "a" khi sau nó là 1 phụ âm
dùng "an" khi sau nó là 1 nguyên âm như (a,o,u.e.i) nha
Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 10 câu phân tích 6 câu thơ đầu của bài khi con tu hú có sử dụng ít nhất một câu cảm thán gạch chân câu cảm thán
TK#
Khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông lúa chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...
VIết 1 đoạn văn diễn dịch về khổ thơ thứ nhất của bài "Khi con tú hú"(gạch chân 1 câu cảm thán có sử dụng trong bài)
viết đoạn văn cảm nhận về người chiến sĩ cách mạng tròng bài thơ "Khi con tu hú" của tác giả Tố Hữu (trong đó có sử dụng một câu cảm thán)
Tham khảo:
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
bạn tham khảo nha
Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi.Bài thơ "Khi con tu hú" sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên - Huế (Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 - khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài.Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy.Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hài hòa với những âm thanh sống động. Đó là màu rộm vàng của lúa chín, sắc đỏ lấp ló của quả ngọt, màu vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời cao... tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vút... Chao ôi! Đẹp đẽ quá! Rạo rực quá! Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế....Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, cụ thể và gợi cảm, các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt, phép liệt kê được vận dụng tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú, sôi động đong đầy ước mơ và khát vọng tuổi trẻ.Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cánh lao tù ấy đã thể hiện niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng.
thán từ: Chao ôi!
trường từ vựng:hoa phượng nở,hoa gạo đỏ
viết đoạn văn t-p-h khoảng 12-15 câu trình bày cảm nhận của em về khổ 2 bài khi con tu hú trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán có gạch chân.