Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thy 8.8 - Nguyễn Trần Bả...
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 1 2022 lúc 20:33

Em tham khao:

Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên "cai trị" hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.

Còn trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.

Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.

Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.

Thanh Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Anh
19 tháng 10 2021 lúc 17:42

Bạn tham khảo nha:

   Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc là một trong những tác phẩm phản ánh rõ nhất về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho ta thấy: người nông dân trong xã hội cũ có một sức mạnh tiềm tàng, họ không giàu có về vật chất nhưng có giàu về tình cảm, sáng ngời phẩm chất cao quý.

Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Anh
18 tháng 10 2021 lúc 20:31

Bạn tham khảo nha:

   Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

   Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người là lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng "Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt…" đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.

   Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng, suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".

   Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trọng những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dân già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muốn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

Nguyễn Ngọc Bảo Thy 8.10
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
5 tháng 1 2022 lúc 16:33

Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết , hai tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ , bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng . gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn . cái xã hội ấy đâu còn nhân tính , chỉ biết dồn con người vào chỗ chết , vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha .Còn lão Hạc cũng có hơn gì chị Dậu . sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối , rau má sung luộc ... kiếm được gì , Lão ăn nấy . lão không muốn tiêu vào tiền của con . Và đến lúc , lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa , lão đành phải bán chó . cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ thật bế tắc . Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì
cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng
  

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 9 2018 lúc 15:27

- Cuộc đời của những người nông dân trong xã hội cũ:

* Lão Hạc, chị Dậu đều là những người nông dân cực khổ, nghèo túng, bất hạnh

* Họ bị xã hội đè nén, áp bức, rơi vào tình trạng khốn khó, cùng cực

- Tính cách

* Họ đều là những người nông dân hiền lành, lương thiện.

* Thương yêu chồng con, hết mực giàu sức hi sinh.

* Trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng cố gắng giữ mình được trong sạch.

8.8_11_Phạm Nguyễn Khang
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
30 tháng 11 2021 lúc 20:09

Mik cho bạn dàn ý thôi nha

Tham khảo

Từ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

 

Nói về cuộc đời. Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nàoỞ Tức nước vỡ bờ là sự nhẫn nhịn sự hi sinh vì chồng con và cũng là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng.Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.

Như vậy, nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, giống như “thanh âm trong trẻo giữa những bản nhạc xô bồ”.

Nguyễn Hà Giang
30 tháng 11 2021 lúc 20:09

Tham khảo!

 

Từ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

 

Nói về cuộc đời. Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nàoỞ Tức nước vỡ bờ là sự nhẫn nhịn sự hi sinh vì chồng con và cũng là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng.Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.

Như vậy, nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, giống như “thanh âm trong trẻo giữa những bản nhạc xô bồ”.

Phạm Quang Vinh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 8 2023 lúc 6:01

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" và truyện ngắn "Lão Hạc".

Thân đoạn:

- Nêu nội dung chính của hai văn bản:

+ "Tức nước vỡ bờ" lên án chính sách và bộ mặt bọn thực dân phong kiến tàn bạo, đồng thời thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

+ "Lão Hạc" nói về số phận nghèo khổ, khốn khó của người cố nông nghèo không bị tha hóa dù cuộc sống có đẩy bản thân đến bước đường cùng như thế nào.

- Làm rõ cuộc đời của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ nghèo khổ khốn khó, sống trong cảnh bị đàn áp và xã hội không có sự công bằng.

+ người phụ nữ nông dân quanh năm làm lụng vất vả nhưng không đủ ăn vì bị bọn cường hào vơ vét hết.

- Làm rõ tính cách của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ là một người phụ nữ thương chồng thương con qua chi tiết chị đứt ruột bán cái Tí để lo nộp thuế cho người em chồng đã mất trước đây 3 năm.

+ là một người phụ nữ vô cùng lễ phép, đầy đủ đức hạnh qua chi tiết Chị nói chuyện với bà lão hàng xóm.

+ là người không chịu khuất phục trước sự đàn áp, có sức mạnh tiềm tàng đứng lên đấu tranh thể hiện chân lý "Có áp bức ắt có đấu tranh".

- Làm rõ cuộc đời của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cố nông nghèo mất vợ sớm, không đủ tiền cho con trai cưới vợ.

+ túng quẫn, tài sản chỉ vỏn vẹn mấy thước đất.

- Làm rõ tính cách của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cha vô cùng yêu thương con qua chi tiết không muốn sống vì sợ là gánh nặng cho con.

+ là người vô cùng yêu thương động vật qua chi tiết Lão rất cưng cậu Vàng.

=> Từ hai nhân vạt trên, ta thấy được cuộc đời của nông dân trong xã hội cũ vô cùng túng quẫn, nghèo khó, khốn khổ rất đáng thương.

=> Mặc dù họ có phẩm chất vô cùng đẹp đẽ, nhưng những người nông dân vẫn không có cuộc sống tốt đẹp.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề

Ví dụ: Dưới ngòi bút của các tác giả, phẩm chất và của người nông dân được hiện lên vô cùng thực tế, mang giá trị hiện thực rất cao. ngoài ra các tác phẩm còn có tính chiến đấu thắng đậm cảm hứng nhân đạo, nhân văn.

Thanh
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 11 2021 lúc 19:55

Em tham khảo:

- Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:

   + Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn

   + Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc

- Họ có những phẩm chất đáng quý

   + Trong sạch, lương thiện , giàu tình yêu thương

   + Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình

   + Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.

Minh Hồng
25 tháng 11 2021 lúc 19:55

Tham khảo

- Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:

   + Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn

   + Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc

- Họ có những phẩm chất đáng quý

   + Trong sạch, lương thiện , giàu tình yêu thương

   + Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình

   + Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.

Charles coeur pur
25 tháng 11 2021 lúc 19:58

-Các tác phẩm này đều cho người đọc hiểu được tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
-qua 2 tác phẩm ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân của người nông dân.

Nhìn thôi đừng chép vô :))

Trần Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
17 tháng 10 2016 lúc 20:11
Chị Dậu :

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

Lão Hạc :

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?

Cô bé bán diêm :

Truyện ngắn "cô bé bán diêm" của nhà văn An đéc xen đã để lại trong tôi 1 ấn tương thật sâu sắc. Trong đêm giao thừa, cô bé đầu trần, chân đất, dò dẫm trong bóng tối. Cô không dám về nhà vì sợ cha mắng. Người mẹ và ngươi bà yêu thương em đã mất. Cô phải đi bán diêm trong cái đêm mà mọi người quây quần bên nhau, hỏi thăm nhau. Hoàn cảnh, sự việc của cô bé thật đáng thương biết nhường nào.Bên cạnh đó những lần mộng tưởng của cô đã thể hiên nhưng mong muốn của cô trong đêm giao thừa lạnh giá. Lần đầu quẹt diêm, một chiếc lò sưởi hiện ra trước mắt cô. Lần thứ hai, cô thấy bàn ăn thịnh soạn. Lần thứ ba hiện ra một cây thông no en lớn lộng lẫy. Một lần nũa cô quẹt diêm và cô thấy bà cô đang mỉm cươi. Rồi em quẹt tất cả nhưng que diêm còn lại trong bao, bà cô hiện lên , bà cầm tay cô bay lên cao.Nhà văn đã cho cô rất nhiều ánh lửa và niềm vui đẻ cô được gặp lại người bà hiền hậu. Cô được về với bà, cô không phải lo đói rét, buồn đau nào đe dọa nữa, cô đã về chầu thương đế