Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Meoo Meoo
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 1 2022 lúc 20:43

Em tham khảo:

Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.

Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.

Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.

Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.

Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.

HUYSUS
4 tháng 10 2022 lúc 16:01

– Mở bài:

 Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

– Thân bài:

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ

nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:

– Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).

– Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).

* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:

– Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).

– Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng).

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh

* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng.

– Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.

c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:

– Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người.

– Kết bài: 

Khẳng định vấn đề.

 

 

GOODBYE!
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
26 tháng 9 2019 lúc 11:43

- Số phận bất hạnh, bi kịch đến bước đường cùng.

- Tâm hồn vẫn giàu tình yêu thương, lòng tự trọng, tinh thần phản kháng.

7C 21 Thùy Linh
Xem chi tiết
Hiếu Ngân Bùi
Xem chi tiết
Triết Nguyễn
Xem chi tiết
Long Luyen Thanh
Xem chi tiết
Đỗ Thị Linh Trang
10 tháng 10 2017 lúc 15:54

Hai văn bản Tức nước vỡ bờ và lão hạc là 2 tác phẩm thành công của Ngô Tất Tố và Nam Cao. Chỉ với vài trang văn, 2 tác giả đã cho chúng ta thấy số phận của người nông dân phong kiến thời xưa vô cùng cực khổ. Họ luôn bị những kẻ quan tham toàn quyền bóc lột hết sức tàn nhẫn và đọc ác. Nhưng những con người ấy vẫn cố vượt lên những nỗi đau khổ, bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ chọn phẩm chất cao đẹp của mình. Dù tác phẩm có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quỳ của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

Mình chỉ viết được như vậy thôi. Bạn tham khảo nha.

Long Luyen Thanh
11 tháng 10 2017 lúc 20:23

viết bài văn hehehehehehe

Nguyễnn Như Ngọcc
16 tháng 12 2018 lúc 21:29

Qua 2 bài văn TNVB và LH em thấy cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trước CM T8 - 1945 có một cuộc sống vô cùng khó khăn và cơ cực. Đối với chị Dậu trong tác phẩm TNVB, vì nạn sưu cao thuế nặng mà chồng chị bị bắt trói đánh đập tàn nhẫn, riêng chị thì bị ức hiếp. Còn Lão Hạc qua truyện ngắn cùng tên, một người nông dân già có cuộc sống khó khăn cũng không kém, đứa con đi làm ăn xa ở đồn điền cao su nên phải ly tán cha con. Lão Hạc sống trong cảnh đói nghèo, lão phải bán đi chú chó mình yêu quý cùng đường lão đã kết thúc cuộc đời mình bằng cách ăn bả chó. Mặc dù cả chị Dậu và lão Hạc có cuộc sống khó khăn, cực khổ nhưng họ lại là nguời nông dân có phẩm chất tốt đẹp. Ở chị Dậu chúng ta có thể thấy rằng chị là một người phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng chị luôn gánh vác trọng trách quan trọng trong gia đình. Khi gia đình hết tiền nộp sưu chị phải chật vật chạy ngược xui để có tiền lo cho chồng con, hết bán gánh khoai chị phải bán luôn đàn chó cùng đường chị phải đứt ruột bán luôn đứa con của mình. Do sự tàn bạo của xã hội và tình thế bức bách chị đã vùng lên chống lại tên Cai Lệ để bảo vệ chồng của mình. Qua đó chúng ta có thể thấy chị là một người phụ nữ thủy chung, đảm đang, yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh cao cả và có sức phản kháng tiềm tàng. Về lão Hạc, lão là một người giàu lòng tự trọng, dù nghèo nhưng vẫn không muốn làm phiền người khác và lão còn là một người giàu đức hy sinh cao cả, yêu động vật, yêu con nên trước khi chết vẫn giữ lại tiền lo cho con. Qua đó, .....

Bạn viết tiếp đoạn kết nha ^^

Công Lê
Xem chi tiết
Công Lê
Xem chi tiết
Công Lê
Xem chi tiết