Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lmao Lmao
Xem chi tiết
Thu Thủy
4 tháng 10 2021 lúc 9:41

Câu 1 : 

*Thể loại : 

- Tôi đi học : Hồi kí

- Trong lòng mẹ : Hồi kí

- Tức nước vỡ bờ : Tiểu thuyết

- Lão Hạc : Truyện ngắn

*Ngôi kể:

- Tôi đi học : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"

- Trong lòng mẹ : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"

- Tức nước vỡ bờ : Ngôi thứ ba

- Lão Hạc : Ngôi thứ nhất - xưng "tôi"

*Phương thức biểu đạt

- Tôi đi học : Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm

- Trong lòng mẹ : Tự sự + miêu tả + biểu cảm

- Tức nước vỡ bờ : Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.

- Lão Hạc : Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

Câu 2 :

*Nội dung

- Tôi đi học : Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

- Trong lòng mẹ : Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình.

- Tức nước vỡ bờ : Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

- Lão Hạc : Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.

*Nghệ thuật:

- Tôi đi học : 

Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảmMiêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “ Tôi”Giọng điệu trữ tình trong sáng.

- Trong lòng mẹ:

Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhâ vật
Thể loại hồi kí đang xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự sự sâu sắc.giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật. 

- Tức nước vỡ bờ :

Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vậtNgòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.

- Lão Hạc : 

Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với LH.Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

Câu 3 : 

Giống nhau:

– Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945.

– Phương thức biểu đạt: tự sự.

– Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.

– Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.

Câu 4 : 

Lão Hạc đã chết bất ngờ trong sự nghèo đói, túng quẫn. Lão chết vì khổ quá, nghèo quá, Lão không muốn phạm vào số tiền mình để dành cho con trai. Lão chết vì thấy có lỗi với mọi người, với cậu Vàng - người bạn thân thiết của lão. Nhưng có lẽ, nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết ấy còn tàn khốc hơn nữa. 

Cái chết đó hậu quả của một xã hội phong kiến mục nát. Lão chết vì sự tàn khốc của xã hội, sự bần hàn của cuộc sống. Cái chết như đã tố cáo trức tiếp về xã hội phong kiến bất công, tàn ác, xấu xa đã chà đạp lên số phận đau thương của bao mảnh đời bất hạnh. Xã hội đó đẩy con người và bức chân đường cùng không lối thoát khiến họ phải tìm đến cái chết để tự giải.

Câu 5 : 

Ngày đầu tiên đi học là một ngày vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời người, ngày con rời xa vòng tay che chở của cha mẹ tiến đến cánh cổng tri thức. Nơi đó không có cha mẹ thay vào đó là thầy cô, bạn bè, những kiến thức vô tận để con học tập rèn luyện toàn diện để khôn lớn bước vào đời. Chính xác hơn, đây là ngày mà con trưởng thành, tự lập, ngày mà một chân trời tri thức mới mở ra trước mắt mỗi người.

Câu 6 : 

Hạnh phúc nhất của bạn khi trở về nhà là gì? Với tôi, là được nhìn thấy bóng dáng mẹ trong căn bếp nhỏ xinh, cảm giác ấy thật bình yên và ấm áp. Bao năm qua, mẹ không quản ngại gian nan và vất vả, nuôi dưỡng tôi nên người. Dù công việc bận rộn đến đâu, mẹ cũng không quên quan tâm từng miếng ăn, giấc ngủ, việc học hành của tôi mỗi ngày. Mẹ còn luôn tâm sự cùng tôi những chuyện về bạn bè, cuộc sống, mẹ dạy tôi phải biết ứng xử và yêu thương mọi người. Với tôi, mẹ luôn là điểm tựa bình an, là bờ vai tin tưởng, là người bạn thân thiết nhất để tôi chia sẻ mọi tâm tư buồn vui. Mẹ đã cho tôi cuộc sống và tôi luôn trân trọng hạnh phúc thiêng liêng đó. Nếu có một điều ước, tôi mong mẹ mãi mạnh khỏe và có nhiều niềm vui, không phải lo lắng muộn phiền. Mỗi khi đi đâu xa, tôi luôn ước ao được trở về, gối đầu lên vai mẹ để được mẹ vuốt ve và chở che như những ngày thơ bé.  Có thể con không tài giỏi nhưng con hứa sẽ luôn luôn cố gắng học tập và tu dưỡn thật tốt để mẹ luôn tự hào về con. Từ đáy lòng, tôi luôn muốn được nói với mẹ: "Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm và tình yêu ấy mãi vẹn nguyên trong trái tim con."

 

Lmao Lmao
Xem chi tiết
Gaminh TNT
Xem chi tiết
Đan Khánh
25 tháng 10 2021 lúc 19:52

- Đều lấy về đề tài con người và cuộc sống XH đương thời, tác giả đi sâu vào miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập

- Đều chan chứa tinh thần nhân đạo, yêu thương , trân trọng tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người và tố cáo những gì tàn ác xấu xa

Nguyễn Khánh Trang
Xem chi tiết
Công Hậu Trần
Xem chi tiết
Dung Phạm
24 tháng 12 2016 lúc 22:26

Lão Hạc

*Nội dung

-Số phận đau thương và phẩm chất cao đẹp của ng nông dân trc cách mạng tháng 8

-Tố cáo, phê phán chế độ xã hội, đẩy ng lương thiện đến cái chết

-Tấm lòng yêu thg trân trọng đvs ng nông dân của nhà văn

Kiba Channel
Xem chi tiết
Phung Thi Thuy Hang
1 tháng 9 2021 lúc 8:51

ko hiểu gì hết 

???

Khách vãng lai đã xóa
Ong Woojin
Xem chi tiết
:3
7 tháng 4 2020 lúc 22:57

Chao ôi!( thán từ) Sống trong cảnh đáng bồn vậy nhưng lão vẫn có tấm lòng vị tha, nhân hậu. với cậu vàng lão yêu quý nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng vỗ về nó thậm chí chó nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát và hơn phần não. Lão coi nó như người bạn, ngày ngày tâm sự, trò chuyện. Còn đối với cậu con trai thì lão yêu quý gấp vạn lần. chỉ vì nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Chính( trợ từ) vì vậy mà lão dằn vặt chính bản thân, quyết chí giữ lại mảnh vườn để lúc con về mà còn có cái mà cưới vợ. Lão nói với cậu Vàng nhưng lại như nói với chính con mình. Mỗi lần lão ốm nhưng không dám động đến tiền dành dụm vì lão sợ ăn đụng vào tiền cảu con trai mình. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. hành động lão gửi ông giáo mảnh vườn thể hiện mọi suy nghĩ đều hướng đến con trai, thậm chí cái chết của lão cũng vì con. Tình yêu lão dành cho con thật đặc biệt. không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động lời nói mà chỉ lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng. tình yêu thương của lão con khiến chúng thật vô cùng cảm động( câu ghép). Lão Hạc còn mang tấm lòng tự trọng cao quý. Lòng tựu trọng với mọi người xung quang, với con trai lão, với chính cậu Vàng, và cả chính bán thân lão. Lão nhớ ánh mắt đầy uất hận của cậu Vàng khi bị bắt trói. Lão đã rơi lệ và khổ tâm, “mếu máo như một đứa trẻ”, dằn vặt vì dám lừa một con chó vốn rất tin tưởng lão. Còn với con trai lão còn khổ tâm hơn. Đến cả trận ốm kéo dài đằng đẵng, lão cũng không dám đụng đến số tiền dành dụm, không dám bán đi mảnh vườn mà vợ chồng lão cố công kiếm để dành cho cậu con trai. Và cuối cùng, chỉ vì đói kém, ốm đau, vì sự mạt hạng của cái xã hội thối nát đã đẩy lão đến con đường tìm đến cái chết. Thế nhưng đến chết lão cũng chết đầy đau khổ, phải tự ăn bả chó, chết như một con chó không ai hay không ai rõ. Thế nhưng cái chết đó lại là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng tự trọng cao quý của tâm hồn đó. Lão chấp nhận chọn cái chết để khỏi phải để cái đói ăn mòn lương tâm, chọn cái chết để bắt đầu một kiếp mới, chọn cái chết để bảo tròn cho tâm hồn trong sáng không vấy bẩn của lão. Thật đáng khâm phục.

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Thành Đạt
Xem chi tiết
Ngô Linh
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
25 tháng 11 2017 lúc 21:43

Đề 1:                                                            Bài làm:

An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương.An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương.

Nguyễn An Hà
7 tháng 12 2017 lúc 19:23

Noo làm hay,dài thật đó.Khâm phục