Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 3 2018 lúc 4:48

Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người:

+ Có thể coi cả cơ thể như một tổ chức, cộng đồng, các bộ phận chính là từng cá thể riêng lẻ trong tổ chức, cộng đồng.

- Mỗi cá nhân không thể tồn tại tách biệt khỏi mối quan hệ với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.

- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.

Nguyễn Hoàng Châu Giang
Xem chi tiết
pham thi quynh trang
6 tháng 11 2016 lúc 20:41

Một con ếch đã sống lâu ngày trong một cái giếng.​​​Nó cứ nghĩ mình là chúa tể , còn bầu trời chỉ là cái vung.Đến khi trời mưa to, nước dâng lên tràn bờ,đưa ếch ra khỏi giếng , đi nghênh ngang khắp nơi , không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu giẫm bẹp.

Phương Phương
30 tháng 10 2017 lúc 21:38

này ngu thế không biết nhấn vao lý thuyết à ?

hihahihaleuleu

trần thị linh
1 tháng 11 2017 lúc 20:13

1) Tóm tắt truyện : Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xunh quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.

2) Bố cục: 2 phần

Từ đầu:" như một vị chúa tể" Ếch khi ở trong giếng

Còn lại: Ếch khi ra khỏi giếng

3) a. Khi ếch ở trong giếng:
- Câu: “Cómột con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ”.
+ Không gian: nhỏ bé, không thay đổi.
+ Cùng các con vật như nhái, cua, ốc...
- Hàng ngày, ếch kêu ồm ộp.
- Các con vật rất hoảng sợ.
+ Ếch thấy mình to lớn như “vị chúa tể”.
+ Hoàn cảnh sống chật hẹp, đơn giản.

Ếch tưởng: bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai như một vị chúa tể.
+ Ếch là kẻ hiểu biết nông cạn, nhưng huênh hoang.
- Nghệ thuật: Nhân hóa, hình ảnh gần gũi, quen thuộc gợi nhiều liên tưởng.
- Nội dung: Dù hoàn cảnh, môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ảo tưởng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.

b. Khi ếch ra khỏi giếng:
- Tình huống: mưa to, nước dềnh lên, tràn bờ, ếch ra ngoài.
- Không gian: rộng lớn
- Cử chỉ: đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời, chả thèm để ý đến xung quanh
+ Ếch không tự ý thức về mình.
+ Kiêu ngạo, chủ quan
- Kết cục: Ếch bị trâu giẫm bẹp

Nghệ thuật: Cách kể chuyện bất ngờ, hài hước, kín đáo. Nghệ thuật nhân hóa, sử dụng từ láy đặc tả (nghênh ngang, nhâng nháo).
- Nội dung: Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường xung quanh vì chủ quan kiêu ngạo thường phải trả giá đắt.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
4 tháng 11 2017 lúc 9:16

Lời giải:

Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.

Đáp án cần chọn là: C

Mi Nguyễn
Xem chi tiết
Trúc Giang
3 tháng 11 2019 lúc 9:28

Câu 1:

Vì họ cảm thấy mình làm việc nặng nhọc quanh năm chỉ đế cho lão Miệng ngồi ăn không.

Cô Mắt phải luôn nhìn. Cậu Tay, cậu Chân phải luôn hoạt động. Bác Tai phải luôn lắng nghe. Theo họ lão Miệng không làm gì cả chỉ ngồi ăn không

Câu 2: Khuyên nhủ, răn dạy:

- Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể có tổ chức này mà thiếu đi tổ chức kia. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các tổ chức và cá nhân cần hợp tác, gắn bó với tập thể của mình để cùng nhau.

- Mỗi hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.

- Không nên ghen tị, đùn đẩy công việc của mình cho người khác.

- Sống trong cộng đồng cần có tinh thần, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.

Khách vãng lai đã xóa
Bình Hoàng
Xem chi tiết
Ngô Đức Kiên
1 tháng 2 2021 lúc 11:19

để nêu lên một cách thầm kín nỗi niềm của người dân, do bọn Pháp sẽ không cho đăng tải những bài viết chống thực dân hoàn toàn

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 2 2021 lúc 11:42

Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.

๒ạςђ ภђเêภ♕
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
17 tháng 9 2019 lúc 14:38

1. Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

2. Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

3. Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

4. Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

5.Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

6.Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

7. Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào
Vặt lông con vạc cho tao
Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!

8. Cái cò cái vạc cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

9. Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 10 2017 lúc 4:59

Những bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò:

- Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

- Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sông

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

→ Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Đây là con vật nhỏ bé, hiền lành, chịu khó kiếm ăn.

Song Ngư (๖ۣۜO๖ۣۜX๖ۣۜA)
Xem chi tiết
Chu Huong
Xem chi tiết
Dâu Tây Nhỏ 🍓
14 tháng 5 2020 lúc 22:28

Từ xưa, ông cha ta đã quan niệm mục đích của việc học trước hết là để làm người, rồi sau đó là tham gia việc làng, việc nước: “Học là học để làm người/ Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi”. Câu ca dao này có ngụ ý là muốn khuyên chúng ta phải học tập để trở thành người có ích và nên học những gì tốt chứ không nên học tập những cái xấu. Cho nên, dù khó khăn, gian khổ đến mấy, cha mẹ vẫn cố gắng cho con em mình đi học. Với lối so sánh, ví von mộc mạc, ông cha ta đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học tập: “Người mà không học, khác gì đi đêm/ Người không học như ngọc không mài”; “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài/ Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi” - ý nói nếu không học con người sẽ trở nên mù mờ, tăm tối, dẫu có là ngọc đi chăng nữa mà không được mài, được giũa thì ngọc ấy cũng chẳng có giá trị gì. Hay câu ca dao: “Học là học biết giữ giàng/ Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung” để khuyên mỗi người chúng ta cần phải học tập những đạo lý, lễ nghĩa làm người. Hoặc câu: “Người không học, không có sự hiểu biết/ Trẻ mà không học, lớn không làm được việc gì”; “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, đã cho thấy việc học không có bất cứ giới hạn nào, mà học tập vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi, nó luôn đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của mỗi con người. Câu tục ngữ: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”, ý muốn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí , nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.

Giá trị của việc học tập và sự hiểu biết luôn được coi trọng, đề cao. Những phẩm chất tốt đẹp của con người, những giá trị đích thực của đời người chỉ có thể được tạo nên bởi học tập: “Làm người mà được khôn ngoan, cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay”; hoặc: “Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn”. Thậm chí, sự hiểu biết (tri thức) còn được đem so sánh với những vật chất vẫn được xem là thứ quý hiếm như vàng, bạc: “Dẫu có bạc vài trăm vạn lạng, chẳng bằng kinh sử một vài pho” - sự so sánh tương phản có tính chất định lượng giữa số nhiều “trăm vạn lạng” với số ít “một vài pho” đủ để nói lên giá trị của việc học tập bồi đắp nên tri thức được coi trọng, đề cao đến nhường nào. Học ở đây còn là học những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người cần phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho tế nhị, văn minh: “Học ăn học nói, học gói, học mở”; “Học hay cày biết”; “Học một biết mười”; “Ăn vóc học hay”; “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”... Ngụ ý ông cha ta muốn khuyên bảo rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời thì phải sâu sát, lăn lộn với thực tế cuộc sống để học hỏi những tri thức của cuộc sống, để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Và, sự cố gắng, chăm chỉ học hành đó sẽ mang lại những kết quả đáng trân quý: “Học hành vất vả kết quả ngọt bùi”; “Làm người mà được khôn ngoan/ Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay; “Nghề gì đã có trong tay/ Mai sau rồi cũng có ngày ích to”; “Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời/ Tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ”; “Siêng làm thì có, siêng học thì hay”; “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”; “Hay học thì sang, hay làm thì có”; “Cần cù bù thông minh”... - ý nói việc học tập siêng năng đó sẽ giúp chúng ta có được kiến thức, và sử dụng kiến thức đó để mưu sinh trong cuộc sống.

Sự thành đạt trong đời của mỗi con người đều được bắt nguồn từ sự học tập không ngừng. Tuy nhiên, để học tập tốt ngoài sự kiên trì, nỗ lực không ngừng của bản thân mỗi người còn đòi hỏi cần phải có sự dạy bảo của thầy, cô giáo; và cũng không có người nào “làm nên” sự nghiệp mà không có sự dạy dỗ, bảo ban của thầy, cô giáo: “Mấy ai là kẻ không thầy/ Thế gian thường nói “đố mày làm nên”; “Ở đây gần bạn, gần thầy/ Có công mài sắt có ngày nên kim”; “Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu”; “Học thầy chẳng tầy học bạn”. Vai trò của người thầy quan trọng là vậy, vì thế phải tôn trọng, yêu kính thầy, đó là đạo lý ở đời: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Ngoài ra, những câu này còn có ý nghĩa là cần học những điều hay lẽ phải do thầy cô hướng dẫn là quan trọng, nhưng cũng cần học ở bạn bè vì bạn sẽ giúp ta biết được những điều bổ ích đôi khi không có trong bài học ở trường. Cho nên, sự học là suốt đời: “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”; “Bảy mươi còn học bảy mươi mốt”; “Học khôn đến chết, học nết đến già”; “Học trò học hiếu học trung/ Học cho đến mực anh hùng mới thôi”...

Cách giáo dục chân thực, hóm hỉnh bằng ca dao, tục ngữ của ông cha ta đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú. Với truyền thống "Tiên học lễ, hậu học văn", qua ca dao, tục ngữ ông cha ta đã khuyên bảo con cháu rằng, trước khi học chữ, học kiến thức thì người học phải học phép tắc, lễ nghĩa, nhân cách làm người, bởi nếu không, việc học sẽ trở nên vô dụng. Vì thế, ca dao, tục ngữ đã trở thành loại hình văn hóa truyền miệng, như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau.