Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tú Nguyên Phan
Xem chi tiết
Vũ Thị Minh Hồng
7 tháng 10 2017 lúc 20:50

Hiện nay, có rất nhiều yếu tố nguy hại từ môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cơ thể con người, đặc biệt là rác thải. Rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người, súc vật, rác thải y tế - Các vi khuẩn gây bệnh như: E.Coli, Coliform, giun, sán... - Ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi - Kim loại nặng: Chì, thủy ngân, crôm có trong rác không bị phân hủy sinh học, mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hóa sinh học - Dioxin từ quá trình đốt rác thải ở các điều kiện không thích hợp.

Bệnh về da, Bệnh phổi, phế quản Ung thư Sốt xuất huyết Sida, cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác Các bệnh trên có thể gây ra các tác động tức thời hoặc lâu dài Bệnh về da - Nếu không sử dụng thiết bị bảo hộ khi thu gom rác thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da và gây viêm da. - Ngoài ra chất hữu cơ dễ bay hơi cũng có thể gây viêm loét da. Bệnh phổi, phế quản Chất hữu cơ dẽ bay hơi gây nguy cơ bị hen suyễn nhất; chảy nước mắt,mũi; viêm họng. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức đầu, nôn mữa. Về lâu dài có thể gây tổn thương gan và các cơ quan khác Ngoài ra khi tiếp xúc trưc tiếp với rác thải còn gây ra bênh xung huyết niêm mạc miệng, viêm họng, lợi, rối loạn tiêu hóa

Bệnh ung thư Một số thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi trong rác có khả năng gây ung thư như: benzen, styrene butadience gây ung thư máu; tiếp xúc trực tiếp nhiều với THC có khả năng gây ung thư da, ung thư tinh hoàn. Bệnh sốt xuất huyết Rác thải là môi trường cho muỗi phát triển. Muỗi chích sẽ gây nên bệnh sốt xuất huyết và lan truyền mầm bệnh đi khắp nơi. Bệnh này gây nguy hiểm đen tính mạng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong Bệnh sida, cảm cúm, dịch bênh và các bệnh nguy hại khác Rác thải chứa nhiều ruồi, muỗi và vi trùng gây bệnh nên dễ bị dịch bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải Trầm trọng hơn trong những năm gần đây xuất hiện các “Làng ung thư” do ô nhiễm môi trường đặc biệt là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như ở Hà Tây, Thạch Sơn, Nghệ An, Quảng Trị… do tiếp súc và sử dụng nguồn nước và môi trường ô nhiễm trầm trọng trong thời gian dài. Qua số liệu điều tra các hộ gia đình tại một số quận huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh …, Các gia đình đều sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng đào nhưng phần lớn không có hệ thống xử lý nước, nước bơm lên là dùng ăn uống trực tiếp, đây chính là nguyên nhân dể mắc phải các chứng bệnh nêu trên.

Kim Suri
Xem chi tiết
Thu Thủy
14 tháng 11 2017 lúc 19:41

Kim Suri

* Ảnh hưởng của các hành vi sức khoẻ lành mạnh và hành vi sức khỏe không lành mạnh.

Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe, chúng ta có thể thấy ba loại hành vi sức khỏe .

Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực
hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động
mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các
bệnh tật, ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp
lý, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm
các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu
quá nhiều…
Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến
sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một
số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người. Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…

Hậu Phạm
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 9 2018 lúc 23:13

Những nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể:

-Bẻ tay, vặn cổ, lưng quá mức.

- Ngồi không đúng tư thế, ngồi lâu.

- Mang, vác đồ nặng.

- Đi khom người hay đứng xiêu vẹo.

-Đi giày cao gót.

-....

ConanMTM
16 tháng 9 2018 lúc 20:22

Link đây bn : https://hoc24.vn/hoi-dap/question/446305.html

Chúc bn hok tốt !!! ^_^

Minh Lệ
Xem chi tiết
datcoder
23 tháng 10 2023 lúc 22:20

Học sinh cùng bạn thiết kế trang báo “sức khỏe” và tuyên truyền đến mọi người.

Nguyễn Vân Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hùng
10 tháng 3 2017 lúc 21:06

bạn tham khảo:

Bệnh viện luôn đầy ắp người chen nhau chờ đến lượt khám các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, cảm cúm…

Dù cơ thể đang ngủ hay thức, tâm trạng đang khổ đau hay hạnh phúc, dù hoàn cảnh sang hay hèn, bất cứ ai cũng cần phải thở. Thở, hoạt động đầu tiên để bắt đầu sự sống và ngưng thở là sẽ kết thúc sự sống

Hít thở là hoạt động cơ bản nhất của hệ hô hấp. (Hệ này gồm các cơ quan mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản và hai buồng phổi). Khi ta hít thở, các mầm bệnh sống trong không khí cũng theo đấy mà xâm nhập vào cơ thể.

Một chu kỳ thở bao gồm: thì hít vào, trao đổi khí và thì thở ra. Mỗi khi hít vào, không khí có chứa ô-xy theo mũi (và miệng) đi vào trong buồng phổi theo các khí quản và làm phồng các túi khí bên trong phổi.

Thông thường, trước khi đến phổi, các màng nhầy ở mũi, họng đã làm cho không khí ấm hơn và ẩm hơn để hạn chế tình trạng nhiễm lạnh cho phổi. Tuy nhiên, khi thời tiết trở lạnh, hoạt động của hệ hô hấp bị ảnh hưởng lớn, khí hít vào không được lọc và sưởi ẩm như thường lệ nên các mầm bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và phát triển thành bệnh Viêm đường hô hấp đa phần là những bệnh có mức độ trung bình, nhưng có thể nặng thêm lên ở những đối tượng dễ mẫn cảm, gây nhiều biến thể nghiêm trọng .

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp

– Rượu, bia, thuốc lá là một trong nhưng yếu tố hàng đầu làm tổn hại chức năng gan, thận, hệ hô hấp. trong khói thuốc lá có chứa hơn 4000 loại hóa chất, trong đó có nicotine không chỉ gây hại cho phổi mà còn tác động xấu đến lào người.

– Nếu cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do làm việc quá nhiều thì có thể là hệ miễn dịch đang suy giảm. trong khi đó, chỉ cần ăn một chút kem, hoặc không giữ ấm cơ thể là bạn có thể bị ho và viêm họng ngay.

– Tinh thần suy nhược, stress có ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể như não, tim, phổi v.v… vì khi cơ thể bị stress sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng các hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao sẽ xuất hiện những hiện tượng khó thở, thở gấp, thở nông. điều này giải thích vì sao các nhà tâm lí học khuyên mọi người nên giữ bình tĩnh mỗi khi gặp căng thẳng bằng cách hít thở sâu và đều đặn. Người bị stress nếu đã mắc bệnh hen suyễn hay các bệnh khác về đường hô hấp thì bệnh tình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

– Ô Nhiễm môi trường sống bao gồm ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, trong đó tình trạng ô nhiễm khói bụi ở các đô thị lớn đáng lo ngại nhất. Khí thải từ ô tô, xe máy, các nhà máy và khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại là nguyên nhân gây ra một số bệnh mãn tính về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính cho đến ung thư phổi. trong đó trẻ em và người già là hai đối tượng dễ mắc phải những căn bệnh này.

– Thường xuyên tiếp xúc với những chất kích thích như sơn dầu, lông vũ, càri hoặc những chất hóa học độc hại như clo, brom, amoniac dễ làm suy giảm chức năng hô hấp. Các chất hóa học độc hại khi không được bảo quản cẩn thận, phát tán trong không khí, xâm nhập vào cơ thể qua da, khứu giác, thực phẩm v.v… gây tổn hại đến phế nang, phổi.

– Những người lười vận động, vô hình đã làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước sự thay đổi nóng lạnh đột ngột của thời tiết, nhất là trong giai đoạn giao mùa.

– Người lao động trí óc thường xuyên phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn so với những người lao động chân tay.

Biểu hiện và biến chứng :

Viêm đường hô hấp không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tổng hợp bệnh do bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản….với triệu chứng dể nhận biết như: Sốt cao, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, nhức mỏi .v.v…

Đặc điểm quan trọng của viêm đường hô hấp trên là thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt. Chính vì thế mà sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn. Thân nhiệt thường là 39oC trở lên. Đi kèm với sốt là hắt hơi, sổ mũi, người bệnh hắt hơi nhiều hơn mức bình thường, có khi đến 4-5 cái/một lần và xuất hiện nhiều lần trong ngày. Có khi hắt hơi đến rát cả mũi họng. Sau đó người bệnh sẽ bị chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.

Khi virus gây bệnh ở thanh quản thì bệnh nhân sẽ bị khàn tiếng đến tắt tiếng vì dây thanh âm bị phù nề, viêm nhiễm.

Viêm đường hô hấp trên đa phần là những bệnh tự khỏi, chỉ sau 5-6 ngày là bệnh đã bắt đầu lui dần tiến tới khỏi sau 2 tuần. Mặc dù các bệnh này có mức độ lâm sàng trung bình nhưng lại là những căn bệnh phổ biến nhất khiến chúng ta phải ngừng lao động, học sinh sinh viên thì không thể đến trường và có thể nặng lên ở những đối tượng mẫn cảm như trẻ em dưới 1 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và gây nhiều biến thể nghiêm trọng.

Cách phòng tránh bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

Bệnh viêm đường hô hấp tuy có nhiều phương án điều trị, nhưng chủ yếu là do virus gây bệnh nên tất cả phương án đó là những phương án điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên .

Các thuốc chủ yếu được sử dụng là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tại chỗ .

Trong chứng bệnh này, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu để ứng phó. Vì đây là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nên phải:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân .

- Giữ đôi bàn tay luôn sạch sẽ (rửa tay bằng xà phòng) khi ăn uống sẽ loại trừ virus khỏi bàn tay. Do đó virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp .

- Đeo khầu trang cách ly với mầm bệnh.

chúc bạn học tốt

Thị Bích Ngọc Lê
Xem chi tiết
lê thị nhàn
8 tháng 2 2017 lúc 20:46

1.Vai trò của không khí đối với hô hấp:

-Thực nghiệm cho thấy nếu 5 tuần không ăn con người sẽ chết, 5 ngày không uống nước con người sẽ chết, nhưng nếu chỉ 5 phút không có không khí thì sự sống không thể duy trì.

Động vật, cây xanh và các tác nhân từ con người tạo nên một hệ cân bằng sinh thái. Khi hệ ở trạng thái cân bằng, bầu khí quyển trong suốt, động vật hô hấp bình thường và khỏe mạnh, cây xanh quang hợp và tái tạo khí O2 từ CO2 thải ra từ các tác nhân bởi con người, đây là chu trình khép kín của một hệ sinh thái động thực vật. Do đó, nếu không khí bị ô nhiễm, hàm lượng O2 không bảo đảm mà hàm lượng CO2, SO2 và các khí độc tăng làm mất tính cân bằng của hệ sinh thái

lê thị nhàn
8 tháng 2 2017 lúc 20:53

2.Những tác hại của việc thiếu vệ sinh hô hấp:

- Gây ra các bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm phổi mãn tính, viêm phế quản, ho, .... ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

lê thị nhàn
8 tháng 2 2017 lúc 20:56

3. Các biện pháp bảo vệ cơ quan hô hấp :

- Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở
- Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại.

- Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

- Thường xuyên dọn vệ sinh.

- Không khạc nhổ bừa bãi.

- Nên đeo kháu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.


Nguyễn Huy Hoà
Xem chi tiết
Chi Nguyễn Khánh
11 tháng 9 2017 lúc 23:07

Những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể do hoạt động thể lực không đúng cách:

- Hoạt động thể lực quá sức gây kiệt sức.

- Hoạt động ko đúng cách sẽ ko mang lại lợi ích cho bản thân mà còn mang lại tác hại cho chính bản thân chúng ta.

P/s: Mk đoán là như thế !!! vui

Bùi Nhật Anh
Xem chi tiết
NT Mai Hương
16 tháng 9 2017 lúc 22:05

- các biện pháp bảo vệ sức khỏe:
+thường xuyên vệ sinh sức khỏe sạch sẽ

+ăn uống đầy đủ các chất cần thiết cho con người
+xổ giun 2lần/1năm
+vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ăn chín uống sôi
+thường xuyên tập thể dục
+tiên vắc-xin phòng ngừa bệnh
-những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể:
+bệnh tật
+môi trường bị ô nhiễm
+thức ăn kém vệ sinh
+tiếp xúc với phóng xạ nhiều(xem tivi, máy tính......)

nguyennhungoc
18 tháng 9 2017 lúc 20:35

Hành vi sức khỏe là những hành vi của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ, của những người xung quanh và của cộng đồng. Theo ảnh hưởng của hành vi đến sức khỏe, chúng ta có thể thấy ba loại hành vi sức khỏe.

Những hành vi có lợi cho sức khỏe: Đó là các hành vi lành mạnh được người dân thực hành để phòng chống bệnh tật, tai nạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe hay các hành động mà một người thực hiện để làm cho họ và những người khác khỏe mạnh và phòng các bệnh tật, ví dụ như khám thai định kỳ, tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh môi trường, giảm các hành vi làm tổn hại sức khỏe như: hút thuốc lá, nuôi con bằng sữa chai, uống rượu quá nhiều…

Những hành vi có hại cho sức khỏe: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động xấu đến sức khỏe do một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành. Một số hành vi có hại cho sức khỏe do cá nhân và cộng đồng thực hành đã lâu và có thể trở thành những thói quen, phong tục tập quán gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều người. Ví dụ như sử dụng phân tươi bón ruộng, không ăn chín uống chín, hút thuốc lá, lạm dụng và nghiện rượu, quan hệ tình dục bừa bãi thiếu bảo vệ,…

Trần Văn Hưng
Xem chi tiết
Vũ Thị Minh Hồng
7 tháng 10 2017 lúc 20:58

Khói bụi – thủ phạm đáng sợ với sức khỏe của con người. Hàng ngày môi trường không khí ở nước ta phải gánh chịu một lượng khói bụi khá lớn, trong đó khói bụi chì thải ra môi trường nhiều nhất, nguy hiểm nhất và đang từng ngày, từng giờ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người dân. Đa phần khói bụi chì thải ra môi trường có nguồn gốc từ các công trường xây dựng, các ngành sản xuất công nghiệp, luyện kim, khai thác mỏ, các hoạt động sản xuất tái chế như tái chế bình ác quy, sử dụng sơn pha chì… Ở nước ta hiện nay có khoảng 150 nghề và 400 quá trình công nghệ có sử dụng chì. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nguồn thải ra khói bụi chì lớn nhất vẫn chủ yếu là phương tiện giao thông cá nhân như: xe máy, ô tô. Đa số các phương tiện này đang sử dụng nhiên liệu có chứa chì nên trong quá trình hoạt động nó sẽ thải ra không khí một lượng khói bụi chì khá lớn. Trong khi đó, việc đi lại trên đường phố là nhu cầu cần thiết hằng ngày của con người, do vậy phơi nhiễm thường xuyên khói bụi chì khó ai tránh khỏi và những nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe cũng ít người lường hết được. Khi hít phải khói bụi chì, chì sẽ đi vào đường máu làm giảm hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, ngửi khói bụi chì còn gây ra ngộ độc, lâu ngày chì sẽ tích lũy trong gan dẫn đến ung thư. Nguy hiểm hơn, trẻ em dưới 5 tuổi thường xuyên hít phải khói bụi chì sẽ bị viêm đường hô hấp, viêm phổi và ảnh hưởng hệ thần kinh não khiến trẻ hôn mê, co giật và thậm chí là tử vong.Hơn nữa, chì là một kim loại cực độc, khi vào cơ thể nó sẽ tác động vào cả hệ miễn dịch, tim mạch, thận, bộ phận sinh sản…gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe con người. Người dân cần phải hạn chế đi ra ngoài đường trong giờ cao điểm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cần phải đeo khẩu trang để phòng tránh hít phải khói bụi nhiễm chì vào cơ thể. Chính vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc chì từ khói bụi chì cũng như để bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh hiểm nghèo thì mọi người nên tự tìm cho mình phương pháp phòng và đào thải thải độc chì ra khỏi cơ thể ngay từ hôm nay.