Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tu Pham Van
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
19 tháng 10 2016 lúc 19:46

hoang mạc : Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.

+vùng núi : ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

 

 

Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
4 tháng 10 2016 lúc 20:07

đặc điểm môi trường :

-hoang mạc : Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.

-vùng núi : ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
 

nguyễn thị ánh tuyết
21 tháng 9 2018 lúc 15:51

*Thế thì mình trả lời nốt cho:

Môi trường biển và đại dương chiếm diện tích rất lớn, gấp khoảng 3 lần diện tích các lụa địa. Trên thế giới có bốn đại dương với nhiều biển. Các đại dương đều có kích thước lớn và thông với nhau, nhưng mỗi đại dương lại có sự khác nhau về diện tích, độ sâu, nhiệt độ,...

Biển và đại dươnglà nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển, là kho tài nguyên lớn. Theo số liệu thống kê gần đây, ở biển và đại dương có trên 160 nghìn loài động vật và 10 nghìn loài thực vật. Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có nhiều loại khoáng sản, nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên. Ngoài ra, biển và đại dương còn cung cấp muối, tạo nguồn điện ( điện thủy triều),... phát triển giao thông vận tải và du lịchhaha

Đỗ Việt Trung
3 tháng 10 2016 lúc 21:53

mk cũng đang bí câu này

Thư Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Huỳnh
12 tháng 10 2016 lúc 10:09

- Càng lên cao khí hậu và thực vật thay đổi:

 + Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lên cao 1000m nhiệt độ giảm 6\(^0\)C

 + Càng lên cao thực vật sẽ phân tầng: 

-Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Sườn đón gió thường mưa nhiều, cây cối tươi tốt hơn sườn khuất gió

sườn núi / tầng thực vậtsườn bắcsườn nam

rừng lá rộng

trên 0mdưới 1000m

rừng cây lá kim

dưới 1000m2000m

đồng cỏ

trên 2000mgần 3000m

tuyết

trên 200m3000m

 

Thư Minh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 10 2016 lúc 14:47

1.

- Khí hậu:

+ Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C.

+ Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.

- Sinh vật:

+ Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh.

+ Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
+ Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

Nguyen Thi Mai
6 tháng 10 2016 lúc 15:03

3. Vai trò của biển và đại dương.
- Là môi trường sống sinh vật biển 
- Là nơi cung cấp nhiều loại thủy – hải sản làm thực phẩm quan trọng cho con người , là nơi phát triển nghề nuôi trồng thủy sản .
- Là nơi cung cấp muối.
- Là nơi nghỉ ngơi , an dưỡng và du lịch hấp dẫn.
- Các quần đảo và rạn san hô là khu vực bảo tồn thiên nhiên, thắng cảnh du lịch hoặc đặc khu kinh tế.
- Góp phần điều hòa khí hậu, góp phần điều hòa hàm lượng CO2 và O2 của khí quyển

- Thực vật thủy sinh trong biển và đại dương còn hút CO2 để quang hợp và nhả O2 vào khí quyển CO2+H2O ->C6H12O6+O2

- Vì vậy, biển và đại dương còn được gọi là “ lá phổi xanh thứ 2” của trái đất ( sau rừng)

- Các vùng cửa sông , các vùng bãi lầy, các vùng ngập mặn ven bờ …là nơi nuôi trồng thủy hải sản,hoặc có các kiểu rừng ngập mặn đặc trưng có giá trị kinh tế cao và còn là kho các đa dạng sinh học. 

- Biển và đại dương còn chứa một nguồn năng lượng lớn

Nguyen Thi Mai
6 tháng 10 2016 lúc 15:05

4.

+ Biển mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, dịch vụ, thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản,...), do đó, để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, cần phải bảo vệ môi trường biển.

+ Môi trường biển nếu bị ô nhiễm có thể gây ra những hệ quả cho khu vực khác.

+ Biển là một phần chủ quyền thiêng liêng, cần phải bảo vệ và phát triển nó.

+ Biển còn là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật, bao gồm cả con người, nên bảo vệ môi trường biển là vấn đề cấp bách và sống còn.

Trang Hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Thảo Vy
24 tháng 10 2016 lúc 19:01

 

Cho biết vì sao cần phải bảo vệ môi trường biển và đại dương

+Biển - đảo nói chung mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, dịch vụ, thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản,...), do đó, để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, cần phải bảo vệ môi trường biển-đảo.

+Môi trường biển-đảo là một thể thống nhất, ô nhiễm ở khu vực này có thể gây ra những hệ quả cho khu vực khác.

+Biển-đảo là một phần chủ quyền thiêng liêng, cần phải bảo vệ và phát triển nó.

+Biển đảo là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật, bao gồm cả con người, nên bảo vệ môi trường biển-đảo là vấn đề cấp bách và sống còn

VinZoi Couple
2 tháng 11 2016 lúc 14:33

Diện tích của biển và đại dương gấp 3 lần diện tích các lục đia.

Vai trò của biển và đại dương:

+ Cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển.

+ Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên,...)

+ Cung cấp muối, tạo nguồn điện (điện thủy triều),... phát triển giao thông vận tải, du lịch,...

VinZoi Couple
3 tháng 11 2016 lúc 14:29

Cần phải bảo vệ mt biển và đại dương vì biển và đại dương là nơi cung cấp lợi nhuận cho ngành kinh tế, vì nếu mt biển và đại dương bị ô nhiễm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho các vùng lân cận. Ngoài ra, biển và đại dương còn là nơi cư trú của sinh vật biển, còn là nơi cung cấp thực phẩm cho con người. Biển và đại dương là lá phổi xanh cho nên mọi người hãy bảo vệ mt biển và đại dương

Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Thành Lê
26 tháng 10 2016 lúc 20:13

Diện tích của đại dương lớn hơn diện tích của lục địa

- Biển mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, dịch vụ, thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản,...), do đó, để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, cần phải bảo vệ môi trường biển.

- Môi trường biển nếu bị ô nhiễm có thể gây ra những hệ quả cho khu vực khác.

- Biển là một phần chủ quyền thiêng liêng, cần phải bảo vệ và phát triển nó.

- Biển còn là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật, bao gồm cả con người, nên bảo vệ môi trường biển là vấn đề cấp bách và sống còn.

Thành Lê
27 tháng 10 2016 lúc 18:51

Ôn tập địa lý lớp 7Ôn tập địa lý lớp 7Ôn tập địa lý lớp 7

Hoàng Quốc Huy
26 tháng 10 2016 lúc 20:03

Diện tích đại dưong lớn hơn diện tích lục địa

Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
2 tháng 10 2016 lúc 20:22

Vì : 

- Biển mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, dịch vụ, thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản,...), do đó, để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, cần phải bảo vệ môi trường biển.

- Môi trường biển nếu bị ô nhiễm có thể gây ra những hệ quả cho khu vực khác.

- Biển là một phần chủ quyền thiêng liêng, cần phải bảo vệ và phát triển nó.

- Biển còn là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật, bao gồm cả con người, nên bảo vệ môi trường biển là vấn đề cấp bách và sống còn.

Khoi My Tran
Xem chi tiết
Đặng Quế Lâm
26 tháng 10 2016 lúc 14:36
tầng thực vậtbắcnam
rùng lá rộng0m đến 200m800m đến 1800m
rừng lá kim200m đến 1500m1800m đến 2200m
đồng cỏ1500m đến 2200m2200m đến 2400m
tuyết2200m đến 3500m2400m đến 3500m

vai trò của biển và đại dương là:

-nguồn cung cấp hơi nc vô tận cho khí quyển và đại dương

-là kho tài nguyên lớn:

Vy Truong
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
30 tháng 10 2016 lúc 22:02

Đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và cụ thể như:

- Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

- Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.

- Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…

- Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…

Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.

Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…, xem xét về việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương.

Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn.

Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.

Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!