Mô tả các bước trong quá trình nghiên cứu giai thoại Archimedes
(Bài tập 2_SHD KHTN8_Tr 9+10)
Mô tả các bước trong quá trình nhân lên của virus.
Các bước trong quá trình nhân lên của virus
(1) Hấp phụ: Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus (đối với virus không có vỏ ngoài) của virus tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ (như chìa khóa với ổ khóa).
(2) Xâm nhập: Đây là giai đoạn vật chất di truyền của virus được truyền vào trong tế bào chủ. Đối với thực thể khuẩn – loại virus kí sinh ở vi khuẩn, DNA của virus được tiêm vào trong tế bào chủ vi khuẩn bằng một bộ phận chuyên biệt, vỏ protein bị bỏ lại ở bên ngoài. Nhiều loại virus động vật có vỏ ngoài, đưa cả vỏ capsid cùng vật chất di truyền vào tế bào chủ, sau đó nucleic acid mới được giải phóng ra khỏi vỏ protein. Virus thực vật xâm nhập từ cây này sang cây khác qua các vết thương của tế bào do côn trùng là ổ chứa virus chích hút hoặc ăn các bộ phận của cây.
(3) Tổng hợp: Đây là giai đoạn tổng hợp các bộ phận của virus. DNA của virus khi vào trong tế bào, thu hút các enzyme của tế bào đến phiên mã, dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. Một số virus RNA khi vào tế bào, RNA có thể trực tiếp thu hút các enzyme của tế bào tới dịch mã tạo ra các protein cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. Số khác phải mang theo enzyme phiên mã ngược để sao chép RNA thành DNA rồi phiên mã thành các RNA làm vật chất di truyền của virus.
(4) Lắp ráp: Lắp lõi nucleic acid vào vỏ protein để tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh.
(5) Giải phóng: Virus thoát ra khỏi tế bào chủ. Khi đã vào được bên trong tế bào, các loại virus có thể nhân lên theo một trong hai cách được gọi là chu trình sinh tan hoặc chu kì tiềm tan hay sử dụng cả hai cách như thực khuẩn thể.
Em hãy nêu một vấn đề nghiên cứu khoa học cụ thể và mô tả quy trình nghiên cứu khoa học vấn đề đó
Cho các bước trong phương pháp nghiên cứu hóa học: Nêu giả thuyết khoa học; Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; Thực hiện nghiên cứu; Xác định vấn đề nghiên cứu. Hãy sắp xếp các bước trên vào sơ đồ dưới đây theo thứ tự để có quy trình nghiên cứu phù hợp.
- Các bước nghiên cứu hóa học
+ Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
+ Bước 2: Nêu giả thuyết khoa học
+ Bước 3: Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng)
+ Bước 4: Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề
Quan sát hình 1.2 và mô tả các giai đoạn của quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới.
Giai đoạn tổng hợp
- Năng lượng hóa học được tích lũy trong các chất hữu cơ được tổng hợp từ năng lượng ánh sáng nhờ quá trình chuyển hóa của sinh vật quang tự dưỡng.
Giai đoạn phân giải
- Năng lượng hóa học được biến đổi thành ATP nhằm dễ dàng duy trì hoạt động sống của sinh vật và 1 phần trở thành nhiệt năng.
Giai đoạn huy động năng lượng
- ATP sẽ bị phá vỡ các liên kết giữa các gốc phosphate và giải phóng năng lượng thực hiện các hoạt động sống của sinh vật. Khi các hoạt động sống được thực hiện cũng sẽ tạo ra nhiệt năng.
Quan sát hình 2.4, nêu trình tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học.
- Bước 1: Quan sát và thu thập dữ liệu
- Bước 2: Đặt câu hỏi
- Bước 3: Hình thành giả thuyết
- Bước 4: Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng
- Bước 5: Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu
- Bước 6: Rút ra kết luận: Bác bỏ giả thuyết hoặc chấp nhận
Quan sát Hình 13.3, sắp xếp trình tự và mô tả các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ.
Trong quá trình nghiên cứu để phát hiện ra các quy luật di truyền, menđen đã sử dụng đối tượng nào sau đây để nghiên cứu di truyền
A. Ruồi giấm
B. Đậu Hà Lan
C. Cây hoa phấn
D. Cỏ thi
Đáp án B
Menđen sử dụng đối tượng là đậu Hà lan
Trong quá trình nghiên cứu để phát hiện ra các quy luật di truyền, menđen đã sử dụng đối tượng nào sau đây để nghiên cứu di truyền?
A. Ruồi giấm.
B. Đậu Hà Lan.
C. Cây hoa phấn.
D. Cỏ thi.
Đáp án B
Menđen sử dụng đối tượng là đậu Hà lan.
Hình ảnh dưới đây mô tả các giai đoạn của quá trình diễn thế thứ sinh tại một hồ nước. Hãy sắp xếp theo các giai đoạn của quá trình diễn thế theo trật tự đúng.
A. (b)→(d)→(e)→(c)→(a)
B. (a)→(c)→(d)→(e)→(b)
C. (e)→(b)→(d)→(c)→(a)
D. (b)→(e)→(d)→(c)→(a)
Đáp án D
Các hình ảnh trên mô tả quá trình biến đổi của một đầm nước nông, trật tự đúng của quá trình diễn thế theo hướng cạn dần của hồ nước. Do đó trật tự đúng là (b)→(e)→(d)→(c)→(a)