Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Love you
Xem chi tiết
Simp shoto không lối tho...
2 tháng 5 2021 lúc 9:32

Tham khảo

Đóng góp của Nguyễn Huệ(Quang Trung):

-Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê.

-Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước

-Đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước

-Có nhiều chính sách hay giúp phục hồi và phát triển kinh tế trong và ngoài nước, quốc phòng và ngoại giao, văn hóa và giáo dục.

Trần Thị Thư Anh
Xem chi tiết
Mi Lê Thảo
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
30 tháng 3 2017 lúc 9:37

Quang Trung - Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hiện nay, chúng ta biết khá rõ về sự nghiệp của Quang Trung; nhưng hình dáng, tướng mạo, tính tình vua Quang Trung như thế nào lại rất ít khi được nhắc đến.

Theo Hoa Bằng trong Quang Trung – Anh hùng dân tộc thì “Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần”.

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì “Nguyễn Huệ tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, cặp mắt sáng như chớp”.

Theo một cung nhân cũ nói với bà Thái Hậu, mẹ vua Lê Chiêu Thống lúc quân Thanh đang chiếm đóng Thăng Long thì “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn siêu, sợ hơn sợ sấm sét…”.

Theo các tài liệu lịch sử cũ thì Nguyễn Huệ còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và can đảm nữa.

Căn cứ như trên, chúng ta có thể thấy rằng Nguyễn Huệ có một thanh âm, một vẻ mặt, đôi mắt làm cho mọi người phải kính trọng. Sở dĩ người cung nhân của nhà Lê cho rằng Nguyễn Huệ có vẻ mặt hung dữ làm cho mọi người phải khiếp sợ vì người cung nhân ấy tuy không phải là kẻ thù, nhưng đã phục vụ những kẻ thù bại trận, vốn đã khiếp đảm về các việc làm của Nguyễn Huệ.

Lẽ đương nhiên là vẻ mặt Nguyễn Huệ có cái gì khiến cho người ta phải sợ thật, nhưng đó chỉ là đối với kẻ thù của ông mà thôi. Còn đối với bạn bè, đối với nhân dân, vẻ mặt của ông chỉ gây ra cái gì làm cho người ta phải tin phục. Chứng cớ là Giáo Hiến chỉ thấy “Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm, mắt như chớp sáng, tiếng như chuông vang” và biết ngay Nguyễn Huệ “là một thanh niên lỗi lạc có tương lai phi thường”.

Sử sách cũ nói Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Điều này, chúng ta có thể tin là đúng sự thật. Với phương tiện giao thông vận tải hồi thế kỉ XVIII, Nguyễn Huệ đã mang quân tiến vào Nam đánh quân chúa Nguyễn năm lần, mang quân ra Bắc ba lần. Không nhanh nhẹn cả về cách đi lại lẫn phép hành quân và không khỏe mạnh thì không thể đi Nam về Bắc luôn luôn và nhanh chóng như vậy. Sự đi lại của Nguyễn Huệ nhanh chóng nổi tiếng trong lịch sử. Người cung nhân của vua Lê đã phải than: “Xem hắn (Nguyễn Huệ) ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết”.

Nguyễn Huệ là một người rất can đảm. Để động viên tướng sĩ, mỗi khi ra trận, Nguyễn Huệ thường đi đầu. Sáng ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789), trong trận Ngọc Hồi, ông đã thân chinh đốc chiến. Sự can đảm của ông làm nức lòng tướng sĩ, khiến cho tướng sĩ hăng hái, ồ ạt tiến vào diệt quân Thanh ở Ngọc Hồi.

Trong cuộc sống và đấu tranh, Quang Trung - Nguyễn Huệ biểu thị nhiều phong cách, cá tính độc đáo.

Nguyễn Huệ rất ham học, học thầy, học trong cuộc sống và thực tiễn đấu tranh. Trong một bức thư gửi Nguyễn Thiếp, ông nói: “Quả đức học ở một sự nghe trông”. Ngô Thì Nhậm là người cộng tác gần gũi của Nguyễn Huệ đã nhận xét: “Quang Trung là người vốn tính ham học, dẫu trong can qua bận rộn cũng không quên giảng đạo lí. Ngày thường thì nghị luận, ý tứ rành mạch, khai mở được nhiều điều mà sách vở ngày xưa chưa từng biết”. Nhờ tinh thần ham học đó, Nguyễn Huệ đã trau dồi một nhận thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và đạt đến một trình độ văn hóa khá cao.

Trong đấu tranh, Nguyễn Huệ là người cương nghị và quyết đoán nhưng trong cuộc sống và quan hệ bình thường lại rất vui tính, thích hài hước. Ông mê hát tuồng, hát trống quân và thích lối nói vần vè của dân gian.

Có một lần, vua Càn Long nhà Thanh gửi thư sang xin Quang Trung một đôi voi chiến. Tương truyền Quang Trung đã phê vào thư: "Thằng Kiền Long nó xin một đôi voi, chọn con nào cụt vòi cho nó một con".

Đối với kẻ thù của dân tộc, Quang Trung đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng, nhưng mỗi khi kẻ thù đã đầu hàng hoặc bị bắt làm tù binh thì lại được Quang Trung đối xử khoan dung, độ lượng.

Quang Trung Nguyễn Huệ là một anh hùng bách chiến bách thắng, một người táo bạo, quyết đoán nhưng cũng rất nhân ái, độ lượng, biểu thị ý chí và mơ ước lớn nhất của dân tộc ta là được sống trong độc lập, thanh bình, trong quan hệ hòa hiếu với lân bang.

Con người và sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ kết tinh và biểu thị tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ là một bản anh hùng ca của thế kỉ áo vải cờ đào, một thời đầy biến động và bão táp của đất nước. Sự nghiệp ấy cùng với con người ấy sống mãi trong lịch sử quang vinh của dân tộc và trong tình cảm, kí ức bất diệt của nhân dân.

Chúc bn hx tốt!

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 8 2023 lúc 15:32

Tham khảo!

- Đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.

+ Đồng thời, phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

- Ý nghĩa của việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung:

+ Ghi nhận và tri ân những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.

+ Tuyên truyền và giáo dục thế hệ sau hãy tiếp nối lòng yêu nước và ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc.

Tạ Minh Nhật
Xem chi tiết
sky12
6 tháng 2 2022 lúc 16:50

Tham khảo:

 Trong cuộc kháng chiến, giáo sư Trần Đại Nghĩa đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay.

 Những đóng góp của giáo sư Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc là: Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ưỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước, có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.

đặng vũ hải lâm
Xem chi tiết
tuananh vu
Xem chi tiết
tuananh vu
8 tháng 4 2022 lúc 0:20

Theo em đóng góp nào của Quang Trung với đất nước là quan trọng nhất? Vì sao?

TV Cuber
8 tháng 4 2022 lúc 4:58

Đóng góp của Nguyễn Huệ(Quang Trung):

-Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê.

bởi vì:

-Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước

 

-Có nhiều chính sách hay giúp phục hồi và phát triển kinh tế trong và ngoài nước, quốc phòng và ngoại giao, văn hóa và giáo dục.

-Đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước

kodo sinichi
8 tháng 4 2022 lúc 17:36

refer

 

Đóng góp của Nguyễn Huệ(Quang Trung):

-Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê.

bởi vì:

-Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước

-Có nhiều chính sách hay giúp phục hồi và phát triển kinh tế trong và ngoài nước, quốc phòng và ngoại giao, văn hóa và giáo dục.

-Đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
7 tháng 10 2023 lúc 4:11

Theo em, nhờ lòng yêu nước và tinh thần ham học hỏi muốn canh tân đất nước mà Nguyễn Trường Tộ có những đóng góp quý báu đối với đất nước như vậy. 

Cẩm Ly Trần
Xem chi tiết
Tạ Bảo Trân
10 tháng 5 2022 lúc 19:09

*Quang Trung đại phá quân Thanh:

-Năm 1788,Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế,hiệu là Quang Trung

-Quang Trung đến Nghệ An,tuyển thêm quan,mở hội duyệt binh lớn

-Đến Thanh Hóa,Quang Trung tổ chức lễ tuyên thệ,quân ăn Tết sớm

-Đêm 30 Tết,Quang Trung vượt sông Gián Khẩu,diệt giặc ở đồn Tiền Tiêu

-Từ mùng 3 đến mùng 5 Tết,ta tiêu diệt các đồn Hà Hồi,Ngọc Hồi,Đống Đa

*Những đóng góp của vua Quang Trung cho lịch sử dân tộc là:

-Đánh đổ các chính quyền phong kiến thối nát Lê-Trịnh-Nguyễn,thống nhất đất nước

-Đánh tan quân xâm lược Xiêm-Thanh

-Đưa ra các chính sách về kinh tế,xã hội,văn hóa,ngoại giao phù hợp với phát triển đất nước

\(#Trân\)

datcoder
Xem chi tiết
glinhcts1tg
29 tháng 9 2023 lúc 1:48

Phạm Ngũ Lão đã lập được nhiều chiến công, hai lần đánh tan giặc Nguyên, uy danh của ông khiến kẻ thù khiếp sợ và khâm phục.