lập bảng hệ thống kiến thức về các từ loại, cụm từ loại đã hok:
stt | khái niệm-ví dụ | đặc điểm |
Câu 1 : hãy nêu khái niệm, đặc điểm , phân loại và cho ví dụ về danh từ, động từ , tính từ , chỉ từ , số từ và lượng từ
Câu 2 : hãy nêu khái niệm, mô hình cấu tạo( ý nghĩa phụ trước , phụ sau ) về cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ
đưa ra số thứ tự về từ loại và cụm từ trong lớp 6 đã học và nêu rõ khái niệm, ví dụ
khái niệm đặc điểm, ví dụ về từ đơn, từ phức
khái niệm đặc điểm, ví dụ về ẩn dụ
khái niệm đặc điểm, ví dụ về thành ngữ
khái niệm đặc điểm, ví dụ về từ đa nghĩa
khái niệm đặc điểm, ví dụ về từ đồng âm
khái niệm đặc điểm, ví dụ về từ mượn
khái niệm đặc điểm, ví dụ về mở rộng vị nghữ bằng cụm từ
Bạn tham khảo nha:
1. Từ đơn, từ phức
- Khái niệm, đặc điểm: Từ đơn là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ mượn của nước ngoài như ra-đi-ô, ti-vi,… mặcdù có nhiều hơn 1 tiếng nhưng vẫn là từ đơn.
Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng tạo thành trở lên.
Ví dụ về từ đơn: mẹ, cha, mèo, cây, hoa, mây, mưa,…
Một số ví dụ về từ phức: cha mẹ, chó mèo, cây cối, mưa gió, lạnh lẽo, sạch sành sanh,…
2. Ẩn dụ
Khái niệm: Ẩn dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng khi các sự vật, hiện tượng được nhắc đến thông qua việc gọi tên một sự vật hiện tượng khác khi cả 2 có những nét tương đồng với nhau. Nhờ đó, việc diễn đạt của người dùng sẽ được tăng thêm phần gợi cảm, gợi hình.
Ví dụ:
Ví dụ 1:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ "
3. Thành ngữ:
- Khái niệm đặc điểm: Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
- Ví dụ: Ăn trắng mặc trơn
4. Từ đa nghĩa:
- Ví dụ: Khái niệm đặc điểm: Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
- Ví dụ: Tiếng Việt Nam ta có rất nhiều từ đa nghĩa, điển hình có thể kể đến là từ “ăn”
Ăn cơm: đưa thức ăn vào cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể
Ăn ảnh: nói lên vẻ đẹp toát lên trong các tấm ảnh
Ăn cắp: hành vi lấy đồ của người khác mà ko được sự cho phép của người đó
5. Từ đồng âm
- Khái niệm đặc điểm: Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau (gọi ngắn gọn là đồng âm khác nghĩa hay đồng âm dị nghĩa).
- Ví dụ: Má tôi đi chợ mua rau má. -> Ở đây, từ "má" đầu tiên là từ chỉ người, nghĩa là mẹ, còn từ "má" thứ hai là từ chỉ một loại rau. Hai từ "má" có sự giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.
6. Từ mượn:
- Khái niệm đặc điểm:Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.
- Ví dụ: Khán giả: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó: Khán có nghĩa là nhìn, giả có nghĩa là nghe.
7. Câu mở rộng vị ngữ bằng cụm từ:
- Khái niệm đặc điểm: Mở rộng vị ngữ (mở rộng thành phần) là câu được bổ sung thêm thành phần phụ cho câu nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.
- Ví dụ:
- Cả ngày chủ nhật, tôi chỉ ăn uống, học bài
Phân tích:
+ Cả ngày chủ nhật: trạng ngữ
+ Tôi: chủ ngữ
+ Chỉ ăn uống: vị ngữ 1
+ Học bài: vị ngữ 2
Hãy nêu khái niệm, đặc điểm, phân loại (nếu có) và lấy ví dụ về: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
Trên mạng có rất nhiều những định nghĩa về từ tượng thanh và từ tượng hình nhưng để chính xác nhất các em nên dựa theo sách giáo khoa đề cập.
Theo đó từ tượng thanh gồm các từ ngữ dùng để mô phỏng theo âm thanh phát ra trong tự nhiên hoặc âm thanh của con người.
Từ tượng hình: các từ gợi tả, mô phỏng theo hình dáng, trạng thái của sự vật.
Điểm chung: Cả từ tượng thanh và từ tượng hình hầu hết đều là từ láy. Đây là điểm cơ bản.
câu 1 nêu khái niệm , đặc điểm , phân loại , và cho ví dụ về danh từ,đt,tt,chỉ từ,số từ và lượng từ
Nêu khái niệm , phân loại và ví dụ :
a. tù ghép,từ láy
b.từ hán việt
c.đại từ,quan hệ từ
1. Khái niệm từ ghép.
2. Thế nào là từ ghép chính phụ?
3. Thế nào là từ ghép đẳng lập?
4. Cho ví dụ về 2 loại từ ghép trên.
1.Từ ghép: là những từ phức có quan hệ với nhau về nghĩa.
2.Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
3.Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không phân biệt ra tiếng chính tiếng phụ.
4.Ví dụ:
-Từ ghép chính phụ: vàng khè, chua lè,...
-Từ ghép đẳng lập: giày dép, bàn ghế, gối mền,..
1.Từ ghép là những từ đc tạo bởi 2 hay nhiều tiếng ghép lại vs nhau để tạo thnhf nghĩa khi tách các tiếng này ra chúng có thể mang nghĩa hoặc không mang nghĩa
2. Từ ghép chính phụ là từ có 2 tiếng trở lên trong đó tiếng phụ bổ xung nghĩa cho tiaangs chính.VD: Bà ngoại
3.Từ ghép đẳng lập: là từ có 2 tiếng trở lên mà 2 từ đó có nghĩa ngang bằng nhau, có thể tách thành từ riêng biệt VD:Cây cỏ
a)Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
- Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
- trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.
b)Từ ghép chính phụ: là từ ghép gồm có một tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
c)Từ ghép đẳng lập: là từ ghép mà các tiếng tạo ra nó có nghĩa đẳng lập với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
d)Ví dụ: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, sách vở, tàu xe, tàu thuyền, bạn hữu, điện thoại, bụng dạ, xinh đẹp, nhà cửa, trai gái,...(Đẳng lập)
Ví dụ: xanh ngắt, nụ cười, bà nội, ông ngoại, bà cố, bạn thân, bút mực, cây thước, xe đạp, tàu ngầm, tàu thủy, tàu lửa, tàu chiến,...(Chính phụ)
a) Trình bày khái niệm danh từ , động từ , tính từ , cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ
b) Nêu đặc điểm của các từ , cụm từ trên.
c) Nêu phân loại của chúng
d) Nêu mô hình cấu tạo và đặc điểm mô hình cấu tạo của cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ
Động từ
Bài chi tiết: động từĐộng từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật
Ví dụ: ăn, đi, ngủ, bơi,...
Động từ tình thái
Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.
Ví dụ: đành, bị, được, dám, toan, định,có,...
Động từ chỉ hoạt động, trạng thái
Là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.
Ví dụ: ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát
Danh từ
Bài chi tiết: danh từLà những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
Ví dụ: con trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...
Danh từ chỉ sự vật
Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
Ví dụ: giáo viên, cây bút, cuộc biểu tình,...
Danh từ chung
Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.
Ví dụ: thành phố, học sinh, cá,tôm,mực,thôn,xóm, làng,xe,thầy cô,...
Danh từ riêng
Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...
Ví dụ: Hà Nội, Phong, Lan,Đà Nẵng,...
Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam,... Danh từ chỉ đơn vị chính xác:dùng các chỉ số do các nhà khoa học phát minh để thể hiện sự vật Ví dụ: mét, lít, gam, giây,...
Danh từ chỉ đơn vị ước chừng:
là thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối
Ví dụ: nắm, mớ, bầy, đàn,thúng...
Tính từ
Bài chi tiết: tính từTính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Ví dụ: xinh, vàng, thơm, to, giỏi,...
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.
Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh nhạt,...
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối
Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.
Ví dụ: tốt, xấu, ác,...
Nhận định không đúng về khái niệm và đặc điểm của thành ngữ:
A.
Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
B.
Là loại cụm từ có cấu tạo cố định thể hiện kinh nghiệm của ông cha ta từ xưa.
C.
Nghĩa của thành ngữ có thể hiểu từ nghĩa đen của các từ cấu tạo nên nó.
D.
Nghĩa của thành ngữ cũng có thể hiểu thông qua một số phép chuyển nghĩa.