Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
4 tháng 5 2016 lúc 14:06
Câu 1: Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

-Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3

- Châu Nam Cực chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…

- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt .

Câu 2: Sự phân bố và đặc điểm các kiểu khí hậu của Châu Âu:

_ Vùng ven biển tây âu và phía tây của bắc âu khí hậu ôn đớihải dương 
_ Vùng ven biển địa trung hải từ bồi đào nha sang tận hi lạp khí hậu địa trung hải 
_ Toàn bộ vùng trungvà đông âu phia đông dãy xcan-đi-na-vi : khí hậu địa trung hải 
_ Vùng phía bắc của châu âu có một bộ phận nhỏ nằm trong vòng cực khí hậu hàn đới 

Câu 3: 

- Các nước Bắc Âu nổi tiếng về phát triển kinh tế bền vững, vì biết khai thác hợp lí để bảo vệ nguồn lợi mà vẫn bảo vệ tốt nôi trường thiên nhiên

Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Đỗ Gia Ngọc
18 tháng 12 2016 lúc 10:51

- Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Lãnh thổ châu Phi có dạng hình khối, diện tích hơn 30 triệu km2. Đại bộ phận nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.

- Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C, lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển.

- Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, tạo điều kiện cho nước biển bốc hơi, gây mưa cho các vùng ven biển. Dòng biển lạnh làm giảm nhiệt độ, hơi nước không bốc lên được mà hình thành sương mù ngoài biển. Vì vậy, khối khí đi qua dòng biển lạnh vào bờ thường có tính chất khô, tạo nên hoang mạc ở các vùng ven biển.

- Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua đường xích đạo, gồm:

+ Môi trường xích đạo ẩm

+ Hai môi trường nhiệt đới

+ Hai môi trường hoang mạc

+ Hai môi trường địa trung hải

chúc bạn học tốt

Hiyoko
19 tháng 12 2016 lúc 18:31

Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

Khí hậu :

Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình nằm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan sát ra biển. Sa mạc Xa-ha-ra là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:

- Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Hai môi trường nhiệt đới, càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa & xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ...) , động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm...)
- Hai môi trường hoang mạc, gồm sa mạc Sahara ở phía bắc và hoang mạc Kalahari, hoang mạc Namib ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực vật, động vật nghèo nàn.
-Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.

 

Nguyễn Bằng Hữu
4 tháng 1 2018 lúc 19:43

Trình bày đặc điểm vị trí địa hình của châu phi

Vị trí địa lí - Phần lớn châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng ở hai bên xích đạo - Tiếp giáp: + Phía Bắc: Đại Trung Hải . + Phía Tây: Đại Tây Dương + Phía Đông Bắc: biển Đỏ + Phía Đông Nam: Ấn Độ Dương .

Trình bày và giải thích khí hậu của châu phi

Khí hậu châu phi nóng và khô nhất thế giới
Vì:
-Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến và nằm hoàn toàn trong đới nóng.Nằm ở Xích Đạo là nơi được ánh sáng Mặt Trời chiếu nhiều nhất
-Diện tích Châu Phi rất rộng,hầu hết là hoang mạc
-Đường bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền
-Vị trí nằm chắn phía Bắc và Đông Nam gây ra hiện tượng khô
-Có dòng biển lạnh chảy qua, nước không bốc hơi được nên dù gần biển nhưng nó vẫn là hoang mạc nóng bức.

Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu phi

– Châu Phi có các môi trường : rừng xích đạo, xa van, hoang mạc chí tuyến và cận nhiệt đới khô.

Môi trường rừng xích đạo : gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê. Hai môi trường xa van nằm ở phía Bắc và phía Nam Xích đạo. Hai môi trường hoang mạc chí tuyến gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi và hoang mạc Ca-la-ha-ri ở Nam Phi. Hai môi trường cận nhiệt đới khô gồm dãy Át-lát và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi. => Hai môi trường chiếm diện tích lớn là môi trường xa van và môi trường hoang mạc.
- Các hoang mạc ở Châu Phi lại lan ra sát bờ biển là bởi vì: Nằm sát hai bên chí tuyến trong vùng khí áp cao và ít mưa của Trái đất Ngoài ra có các dòng biển lạnh chạy ven bờ, lượng bốc hơi nước rất ít. Lục địa Á – Âu rộng lớn nên gió mùa mùa đông rất khô khi đi vào lục địa Phi.
Ohma Phúc
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
13 tháng 5 2021 lúc 10:12

Châu Âu có mấy dạng địa hình chính ?Nêu sự phân bố đặc điểm của dạng địa hình ?

* Châu Âu có ba dang địa hình chính : đồng bằng, núi già, núi trẻ.

- Đồng bằng: bao gồm miền đồng bằng của khu vực Tây và Trung Âu, đồng bằng

Đông Âu 

- Núi già: bao gồm miền núi già của khu vực của khu vực Tây và Trung Âu, Bắc Âu.

- Núi trẻ: bao gồm miền núi trẻ của khu vực Tây và Trung Âu, Nam Âu

 

ĐỨC TRỌNG
Xem chi tiết
Lê Như Ý
15 tháng 12 2023 lúc 19:03

1.

- Châu Âu tiếp giáp với 2 đại dương (Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương) và hai châu lục (châu Á và châu Phi).

- Giải thích: Phía Tây châu Âu do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới nên nhiệt độ ấm hơn, lượng mưa lớn. Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm và ảnh hưởng của các khối khí từ lục địa thổi ra nên mùa đông lạnh, mùa hè rất nóng, nhiệt độ tăng lên (tính chất lục địa càng thể hiện rõ) -> Ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng do tác động tổng hợp của dòng biển nóng, gió Tây ôn đới, địa hình và các khối khí lục địa.

 

2.a)

Châu Âu được chia thành hai khu vực định hình chính :

- Địa hình đồng bằng: chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông và trung tâm, tạo thành một dải. Đông Âu là đồng bằng lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích châu Âu.

- Địa hình miền núi:

+ Địa hình núi già: nằm ở phía bắc và trung tâm chạy theo hướng bắc - nam như: dãy núi Xcan-đi-na-vi (Scandinavia), U-ran,...

+ Địa hình núi trẻ: chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía nam như: dãy núi Pi-rê-nê (Pyrenees), An-pơ (Alps), Các-pát (Carpat), Ban-căng (Balkan),... Đỉnh En-brút (Elbrus) là đỉnh núi cao nhất châu Âu (5 642 m).

Khí hậu châu Âu phân hoá đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu:

- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố ở phía bắc châu lục và các đảo vùng cực. Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.

- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm hai kiểu khí hậu:

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: phân bố ở các đảo và vùng ven biển phía tây. Khí hậu điều hoà, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0°C; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn.

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: phân bố ở vùng trung tâm và phía đông châu lục. So với

kiểu khí hậu ôn đới hải dương, kiểu khí hậu này có mùa hạ nóng hơn, mùa đông lạnh hơn,có tuyết rơi nhiều; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông

– Đới khí hậu cận nhiệt: phân bố ở phía nam châu lục với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải: mùa hạ nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào; lượng mưa ở mức trung bình.

- Ngoài ra, ở các khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết bao phủ

Các sông dài và quan trọng nhất châu Âu là

-Sông Von-ga (3 690 km)

-Sông Đa-nuýp (2 850 km)

-Sông Rai-nơ (1 320 km).

Trần Thanh Hà
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 8 2018 lúc 16:40

Châu Âu có ba dang địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ.

- Đồng bằng: bao gồm miền đồng bằng của khu vực Tây và Trung Âu, đồng bằng Đông Âu.

- Núi già: bao gồm miền núi già của khu vực của khu vực Tây và Trung Âu, Bắc Âu.

- Núi trẻ: bao gồm miền núi trẻ của khu vực Tây và Trung Âu, Nam Âu.

*** Lynk My ***
Xem chi tiết
chang아름다운
6 tháng 10 2021 lúc 22:35

1- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

- Diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2.

- Tiếp giáp: 

+ Châu Á giáp với châu Âu ở phía Tây ranh giới tự nhiên là dãy Uran, giáp châu Phi ở phía Tây Nam.

+ 3 đại dương: Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Thái Bình Dương phía Đông và phía Đông Nam, Ấn Độ Dương phía Nam.

2

Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm3 ,

2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

a) Các kiểu khí hậu gió mùa

 

- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu :

+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.

+ Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

- Kiểu khí hậu gió mùa: trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông gió từ nội đị thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng, ẩm mưa nhiều.

+ Hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa nhiều nhất thế giới.

b) Các kiểu khí hậu lục địa

 

- Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô.

- Phân bố: các vùng nội địa, khu vực Tây Nam Á.

- Đặc điểm: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng khô, lượng mưa trung bình 200-500 mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

4.- Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á. 
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

5

Tập trung đông ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á bởi những nơi này có khí hậu thuận lợi, giao thông thuận tiện, sông ngòi phát triển, cảnh quan tự nhiên thích hợp để sinh sống, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào,...

*** Lynk My ***
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
11 tháng 10 2018 lúc 11:31

Cô nghĩ em nên đăng từng câu một thì các bạn sẽ dễ dàng giúp đỡ hơn đấy.

Chúc em học tốt!

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
20 tháng 9 2023 lúc 0:55

- Đặc điểm kích thước và hình dạng của châu Âu: Diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2. Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ khoảng 360B đến 710B.

- Đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu: là châu lục ở phía tây của lục địa Á-Âu, nằm hoàn toàn trên bán cầu bắc. Có ba mặt giáp biển và đại dương.

nguyen thien an
Xem chi tiết
Minh Phương
29 tháng 10 2023 lúc 21:37

*Tham khảo:

- Châu Âu có đặc điểm phân hóa khí hậu rõ rệt, được chia thành nhiều vùng khí hậu khác nhau.

- Phân bố khí hậu ôn đới hải dương tập trung ở phía Tây và Bắc, có mùa đông lạnh và ẩm, mùa hè mát mẻ và mưa phổ biến.

- Phân bố khí hậu ôn đới lục địa tập trung ở phía Đông và Trung, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng và mưa ít. Các đặc điểm này có thể thay đổi do biến đổi khí hậu và yếu tố địa lý đặc thù.

Trương Hà Anh
3 tháng 11 lúc 11:54

Sai