Nêu các sự kiện chính và nhân vật lịch sử tiêu biểu cuối thế kỉ 19
Nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc ta từ thế kỉ X đến từ XI. Qua đó nêu công lao của các nhân vật đó.
cho biết sự khác nhau về điều kiện lịch sử ở Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 ? Sự khác nhau đó đã tác động đến khuynh hướng chính trị của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20
Gíup mik vs
Câu 8: Nêu tình hình kinh tế, chính trị các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – thế kỉ XX?
Câu 11: những sự kiện chính của chiến tranh thế giới thứ I ?
Câu 14: Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 8:
1. Anh:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).
- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
b) Về chính trị:
Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
c) Về đối ngoại:
Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
2. Pháp:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
c) Về chính trị, đối ngoại:
Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.
=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2
3. Đức:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.
- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.
=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
4. Mĩ:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).
- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời
=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.
- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.
Câu 11:
Thời gian | Chiến sự | Kết quả |
1914 | Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ. | Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri. Cứu nguy cho Pa-ri. |
1915 | Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. | Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km. |
1916 | Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. | Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng. |
2/1917 | Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. | Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. |
2/4/1917 | Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. | Có lợi hơn cho phe Hiệp ước. |
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. | Hai bên ở vào thế cầm cự. | |
11/1917 | Cách mạng tháng 10 Nga thành công | Chính phủ Xô viết thành lập |
3/3/1918 | Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp | Nga rút khỏi chiến tranh |
Đầu 1918 | Đức tiếp tục tấn công Pháp | Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp |
7/1918 | Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công. | Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11 |
9/11/1918 | Cách mạng Đức bùng nổ | Nền quân chủ bị lật đổ |
11/11/1918 | Chính phủ Đức đầu hàng | Chiến tranh kết thúc |
Câu 14:
a) Đối với nước Nga
- Lật đổ được phong kiến, tư sản.
- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.
- Chính quyền: không còn người bóc lột người.
- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.
b) Đối với thế giới
- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản
- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
Hãy nêu một số nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858 – 1945?
Một số nhân vật lịch sử:
- Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định
- Tôn Thất Thuyết, Vua Hàm Nghi
- Pham Bội Châu, Phan Châu Trinh
- Nguyễn Ái Quốc
Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu
- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta
- Năm 1885, phong trào Cần Vương bùng nổ
- Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Ngày 2 – 9 – 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Đại nguyên soái Trương Định | Phất cao cờ Bình Tây chỉ huy hàng nghìn nghĩa quân hoạt động chống Pháp (từ năm 1862). | |
Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết | Phong trào Cần Vương (từ năm 1885). | |
Phan Bội Châu | Phong trào Đông Du (từ năm 1904). | |
Nguyễn Ái Quốc | Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930). | |
Đảng Cộng Sản Việt Nam | Phong trào cách mạng 1930 - 1931. Phong trào Xô - Viết Nghệ - Tĩnh. | |
Đảng Cộng Sản Việt Nam |
|
So sánh phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX về: điều kiện lịch sử, kẻ thù, mục tiêu, khuynh hướng chính trị, lực lượng lãnh đạo, lực lượng tham gia, qui mô, hình thức-phương pháp đấu tranh, phong trào tiêu biểu, kết quả.
cho mình xin với
em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử cận đại và giải thích vì sao?
hãy nêu nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại
vẽ bản đồ , sưu tập tài liệu, tranh ảnh về một số sự kiện đã học trong bài
lập niên biểu các sự kiện chính của phong trào công nhân cuối thế kỉ xviii đầu thế kỉ xx
Tìm đọc thêm một truyện lịch sử và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định bối cảnh xảy ra các sự kiện được tái hiện trong tác phẩm.
b. Nêu chủ đề của truyện.
c. Chọn một nhân vật em yêu thích và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật đó (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ,....)
Đọc truyện: An Tư – Nguyễn Huy Tưởng
a. Bối cảnh: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
b. Chủ đề: Nói về những hi sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, tiêu biểu là nàng công chúa An Tư bị lãng quên, có số phận bất hạnh xót xa.
c. Nhân vật: An Tư
An Tư là một công chúa đời Trần, em ruột của Thượng hoàng Trần Thánh Tông và là cô của vua Trần Nhân Tông. Tương truyền, công chúa An Tư là người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Gặp buổi giặc Nguyên Mông sang xâm lược, trước sức mạnh hung hãn của kẻ thù, triều đình đã quyết định cống An Tư cho tướng giặc Thoát Hoan để làm kế hoãn binh...