Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
19 tháng 12 2016 lúc 20:19

- Nội dung bài "Qua Đèo Ngang" là: Thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn của tác giả trước cảnh Đèo Ngang vào buổi chiều.
- Nội dung bài "Bạn đến chơi nhà" là: Ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, không màng vật chất.

Thuận Quốc
19 tháng 12 2016 lúc 20:20

A.Nội dung bài :"Qua đèo ngang"

1.Bức tranh cảnh vật:

- Đó là cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Cảnh được nhìn vào lúc chiều tà lại với một tâm trạng cô đơn nên buồn và vắng lặng

2. Tâm trạng con người:

- Đó là tâm trạng hoài cổ, nhớ thương nhà, buồn, cô đơn. Tiếng chim cuốc "nhớ nước", tiếng chim đa đa "nhớ nhà" cũng chính là tiếng lòng thiết tha, da diết của tác giả; nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Trời non nước bát ngát, rộng mở bao nhiêu thì mảnh tình riêng còn nặng nề khóe kín bấy nhiêu. Cụm từ "ta với ta" là cụm từ bộc lộ độ cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả.

B. Nội dung:"Bạn đến chơi nhà"

1.Giới thiệu sự việc:

- Câu thơ đầu là sự thông báo và tiếng reo vui khi lâu rồi bạn mới đến thăm.

- Thái độ niềm nở kính trọng của tác giả

2: Hoàn cảnh của tác giả khi bạn tới thăm:

- Mong muốn mua mọi thứ về để đãi bạn nhưng không có người sai bảo

- Mong muốn tiếp đãi bạn bằng những món ăn có sẵn ở nhà nhưng không có

- Mong muốn tiếp đãi bạn bằng món ăn thông thường nhưng đặc trưng vẫn không có

3. Tình bạn thắm thiết giữa hai người:

- Với giọng thơ hóm hỉnh, nhà thơ đã nói đến những cái không về vật chất để khẳng địnhcái có về tình bạn. Vật chất không quan trọng bằng tình bạn hay tình người

 

nguyen thi thuy le
Xem chi tiết
Nhók Bướq Bỉnh
20 tháng 10 2016 lúc 13:09

Qua Đèo Ngang:

Với phong cách trang nhã , bài thơ  Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà , nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả .

Bạn đến chơi nhà 

Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi , để rồi hạ một câu kết :" Bác đến chơi đây , ta với ta !" , nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà thắm thiết 

Bánh trôi nước 

Với ngôn ngữ bình dị bài thơ Bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa trân trọng vẻ đẹp , phẩm chất trong trắng , son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa , vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ

Phạm Mỹ Dung
16 tháng 11 2017 lúc 15:24

*qua đèo ngang:

-cảnh đèo ngang đẹp nhưng mà còn hoang sơ

-nỗi buồn, nhớ, cô đơn của tác giả trong cảnh đèo ngang

*bn đến chơi nhà:

-ngợi ca tình bn đẹp, gắn bó, ko kiểu cách mà chân thật, bình dị

*bánh trôi nc:

-ca ngợi hình ảnh ng phụ nữ trong xã hội xưa

-cảm thông cho số phận vất vả ko dc phù thuộc vào họ

mk nghĩ chắc là z níu đúng tick cho mk nha sai thì bn thông cảm cho mk nha ngaingung

Giuly Marinette Thư
5 tháng 11 2020 lúc 21:32

Bánh trôi nước:

Thông qua việc vịnh cái bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương gửi gắm nỗi niềm tâm sự về thân phận và phẩm cách của người phụ nữ với sự cảm thông và tự hào sâu sắc.

Qua Đèo Ngang:

Bài thơ gợi lên khung cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà, thoáng đãng mà heo hút, hoang vu dù có thấp thoáng bóng dáng của sự sống con người. Cảnh vật ấy càng làm nổi bật nỗi buồn thầm lặng, cô đơn, tâm trạng nhớ nước, thương nhà của tác giả.

Bạn đến chơi nhà:

Bài thơ nói về một tình huống đặc biệt khi bạn đến chơi nhà: không thể có bất cứ một thứ gì dù là tối thiểu nhất về vật chất để tiếp đón bạn. Nhưng đó chỉ là một tình huống khó xử được nhà thơ cố ý tạo ra nhằm nói về một điều khác có ý nghĩa hơn. Đó chính là tình bạn cao quý, đẹp đẽ vượt lên tất cả mọi thứ vật chất, lễ nghi.

Khách vãng lai đã xóa
Kuruishagi zero
Xem chi tiết

Hay ko còn lời để diễn tả 

Trần Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
16 tháng 11 2021 lúc 13:59

Tham khảo!

Câu 1:

* Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

 

* Khác nhau:

- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:

+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)

+ Ta: Khách (bạn)

=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

- Trong bài qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan:

+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)

=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng

- Cụm từ ta với ta:

+ Bà Huyện Thanh Quan: Biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ

+ Nguyễn Khuyến: Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy.

Câu 2:

Phía sau nhà em có một khu vườn nhỏ xinh. Ở bên phải góc vườn, bố em trồng rất nhiều các loại rau như rau ngót, rau mồng tơi. Ở trong cùng, bố còn trồng một cây bưởi rất lớn, năm nào cũng cho nhiều trái ngon. Góc bên phải thì mẹ em trồng vài khóm hồng nhung. Mỗi khi hoa nở, bông hoa nở to, đẹp vô cùng. Lúc ấy, mẹ sẽ cắt vài bông đem vào cắm ở bình hoa trong nhà. Riêng em, cũng được bố mẹ ưu ái dành riêng cho một góc nhỏ. Ở đó, em trồng những cây hoa mười giờ nhiều màu sắc. Sau một thời gian chăm sóc, các thân cây đã mọc ra nhiều nhánh con, bám chắc vào nhau như một tấm thảm xanh mướt, điểm xuyết các đóa hoa. Khu vườn là nơi để gia đình em chăm sóc và thư giãn mỗi dịp cuối tuần. Hằng ngày, mọi người thường xuyên dành thời gian tưới nước cho những cây mà mình trồng. Nhờ vậy, em cảm thấy vui vẻ và thêm yêu khu vườn hơn.

 

Nguyễn Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Cục Cứt Mong Manh
Xem chi tiết
Hoàng Tử
Xem chi tiết
Bảo Trâm
16 tháng 12 2020 lúc 21:40

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Cảnh Khuya

- Thời gian: 1947

- Địa điểm: chiến khu Việt Bắc

- Hoàn cảnh: trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Bài thơ Cảnh khuya đã được Hồ Chí Minh viết trong những đêm sống tại núi rừng Việt Bắc để lãnh đạo chiến dịch.

2. Thể thơ

- Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt của bài thơ Cảnh khuya là miêu tả và biểu cảm.

4. Bố cục bài thơ Cảnh khuya

STT Giới hạn Nội dung Phần 1 Hai câu thơ đầu Khung cảnh thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng. Phần 2 Hai câu thơ cuối Hình ảnh người thi nhân trong đêm trăng sáng với những suy tư.

5. Giá trị nội dung bài thơ Cảnh khuya

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

6. Giá trị nghệ thuật bài thơ Cảnh Khuya

- Sử dụng lời thơ, hình ảnh thơ tự nhiên, bình dị, gần gũi.

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, không hoa mĩ, cầu kì.

BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

1. Hoàn cảnh ra đời

Sau khi cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Khuyến đã chọn cuộc sống điền viên dân dã, giản dị. Một hôm, có người bạn tri kỉ đã lâu không gặp ghé thăm, nhưng ông lại không có gì để thiết đãi bạn. Trước tình cảnh oái oăm này, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Bạn đến chơi nhà để tự trào đồng thời giãi bày nỗi lòng mình.

2. Ngôn ngữ

- Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết bằng chữ Nôm

3. Thể thơ

- Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật.

4. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

5. Bố cục bài thơ Bạn đến chơi nhà

- Gồm 3 phần:

STT Giới hạn Nội dung Phần 1 Câu thơ 1 Giới thiệu sự việc bạn đến chơi nhà Phần 2 Câu thơ 2 đến câu thơ 7 Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhà Phần 3 Câu thơ cuối Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn

6. Giá trị nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà

Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả

7. Giá trị nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà

- Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

- Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học- Sử dụng

 1. Hoàn cảnh ra đời

Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.

2. Ngôn ngữ

Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết bằng chữ Nôm

3. Thể thơ

- Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

- Đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú đường luật:

Gồm có 8 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ Thường triển khai nội dung theo bố cục đề - thực - luận - kết

4. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

5. Bố cục bài thơ Qua Đèo Ngang

- Gồm 4 phần:

STT Giới hạn Nội dung Phần đề Câu thơ 1 và 2 Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang Phần thực Câu thơ 3 và 4 Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang Phần luận Câu thơ 5 và 6 Tâm trạng của tác giả Phần kết Câu thơ 7 và 8 Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả

3. Giá trị nội dung

bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời, thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

- Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ ụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ… đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

 

 

Bảo Trâm
16 tháng 12 2020 lúc 21:37

 

Bánh trôi nước1. Thể thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

2. Đề tài

- Vịnh vật: bánh trồi nước

3. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ miêu tả và biểu cảm

4. Giá trị nội dung bài thơ Bánh trôi nước

- Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi

- Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.

5. Giá trị nghệ thuật bài thơ Bánh trôi nước

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian

- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

 

Rằm thắng giêng

1. Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

2. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc

- Phần 2 (hai câu còn lại): Hình ảnh con người

3. Giá trị nội dung

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Sử dụng điệp từ

-Tiếng GÀ TRƯA

 1. Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (khổ 1): Tiếng gà trưa trên đường hành quân

- Phần 2 (5 khổ thơ tiếp theo): Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu

- Phần 3 (2 khổ còn lại): Tiếng gà trưa gợi những suy tư

3. Giá trị nội dung

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên

- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực

- Sử dụng điệp từ Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên 

 

an lạc
Xem chi tiết
Quỳnh Anh Lưu
10 tháng 12 2017 lúc 19:14

-Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt,đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương

Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng.

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

(Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương)

Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng.

Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ. ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đến trò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm
thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:

Nghi thị địa thượng sương

Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu.

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

 Cúi đầu nhớ cố hương)

Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.

Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương.

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.

Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.

-So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài thơ Bạn đến chơi nhà và Qua đèo Ngang
Bác đến chơi đây ta với ta (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)

Một mảnh tình riêng ta với ta (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

--Nội dung: +Tiếng gà trưa – biểu tượng của làng quê đã̃ gắn bó thân thiết, khơi gợi biết bao cảm xúc chân thành tươi vui trong tâm trí nhà thơ
+Tình làng quê thắm thiết, sâu nặng.

Cuộc đời nở hoa
10 tháng 12 2017 lúc 19:15

+)

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.

+)Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà  thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với 

ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

giong nhau : đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình 
khác nhau : 
-trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến : 
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến ) 
+ ta : khách (bạn) 
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. 

-trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan: 

+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan) 
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng

Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự

gặp gỡ giao lu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

Phan cuoi tu nghi di

Cuoc doi no hoa hay bat hanh de do con nguoi dinh doat.(D.V.N)

an lạc
10 tháng 12 2017 lúc 19:20

có chép trên mạng ko?

Will thiểu nagw
Xem chi tiết
Bà ngoại nghèo khó
6 tháng 11 2021 lúc 21:04

1. Sai

2. Đúng

3. Đúng

4. Sai

7A11_38_ LÊ MÌNH TẤN
14 tháng 11 2021 lúc 21:20

1. Sai

2. Đúng

3. Đúng

4. Sai

꧁༺࿐ Trà Mi ࿐༻꧂
12 tháng 2 2022 lúc 15:38

1. chọn sai 

2. chọn đúng 

3. chọn đúng 

4. chọn sai