Thuyết minh về thể thơ lục bát.
Giúp mình nha. 12/12 mình thi rồi.
Cảm ơn trước nghen...
viết BÀI VĂN thuyết minh về thể thơ THẤT NGÔN BÁT CÚ
( Mong ai đó giúp ! Mình cảm ơn trước nha ! )
Tham khảo:
Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T T B B T T B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
T B B T T B B
Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".
Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...
Về đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.
Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.
Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.
Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong ( thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.
Thể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khái quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:
"Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bằng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phối thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận" (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng 2, 4, 6 qui định rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.
Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ không đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:
"Lom khom dưới, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."
Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.
Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.
Qua bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh,hãy giới thiệu về thể thơ của bài thơ này.
Bài văn thuyết minh nha!
Mình cảm ơn
viết đoạn văn khoảng 12-15 câu thuyết minh giới thiệu về bài thơ khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu. mọi người cố gắng giúp mình trước ngày 26 nhé , mình thành thật cảm ơn tất cả mọi người rất nhiều vì đã bỏ chút thời gian giúp mình nhé.;)
Tham khảo:
Tố Hữu là nhà thơ có nhiều cống hiến cho cách mạng và thơ ca Việt Nam. Ở ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ ca. Ông được xem là lá cờ đầu, cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng với những vần thơ làm rung động trái tim của nhiều thế hệ người đọc khi ông viết về lí tưởng, Tổ quốc, Bác Hồ, người lính, người mẹ. Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của tập thơ “Từ ấy”.Đó là tiếng lòng của chàng thanh niên 19 tuổi say mê lí tưởng, tha thiết yêu đời, hăng hái hoạt động, bị giam cầm, tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Khổ thơ đầu của bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp một bức tranh mùa hè trong tâm tưởngngười chiến sĩ cách mạng khi bị trói buộc trong nhà tù đế quốc; bốn dòng cuối là tâm trạng bất bình trong cảnh ngục tù.
ai giúp mình làm một bài thơ lục bát về chủ đề môi trường với
Mình đang cần gấp . Cảm ơn trước nha
MÔI TRƯỜNG
Môi trường không phải đâu xa
Cái xanh, cái đẹp quanh ta đấy mà
Môi trường ngay trong mọi nhà
Ở ngay thôn xóm và qua phố phường.
Môi trường trên mỗi tuyến đường
Và trên tất cả bốn phương quanh mình.
Con người sạch, đẹp càng xinh
Môi trường xanh, sạch ắt mình sống lâu.
Xa xưa dân đã có câu
Sạch làng đẹp ruộng bảo nhau mà làm
Đất nước ngày một huy hoàng
Kinh tế phát triển dân sang, dân giàu.
Môi trường cũng phải đi đầu
Việc này thế giới làm lâu lắm rồi
Bắt tay vào làm đi thôi
Đừng nhìn đừng đứng, đừng ngồi mà trông!
Già trẻ, trai gái một lòng
Vì môi trường sạch, cộng đồng làm ngay
Chúng ta hãy nắm chặt tay
Môi trường xanh, sạch tháng ngày chăm lo
Ai ơi xin nhớ kỹ cho
Môi trường xanh, sạch còn chờ đợi ai.
KHÔNG ĐỀ
Tôi đi xuyên việt truyền thông
Môi trường xanh, sạch mà lòng rất vui
Vợ tôi thấy vậy mỉm cười
Liệu ông theo kịp được người ta không?
Xe đạp tôi đã sửa xong
Chờ ngày xuất phát mà lòng xốn xang
Quần áo, giày dép gọn gàng
Thuốc men, tiền bạc tôi mang đủ dùng.
Con cháu thì động viên ông
Đạp xe cho khỏe, thành công ông về.
Đường đi đèo dốc suối khe
Mưa mưa, nắng nóng luôn đe dọa mình
Nếu ngồi mà nghĩ cũng kinh
Đi rồi mới biết sức mình là đâu.
Ngày đầu người mỏi mệt đau
Thân thể ê ẩm cái đầu nghĩ suy
Đường đi ơi hỡi đường đi
Gian nan phía trước liệu thì vượt qua?
Hà Nội đến Huế đâu xa
Sáu trăm cây số sức ta đạp bằng
Càng đi khí thế càng hăng
Ăn ngon, ngủ khỏe sức tăng hơn nhiều.
Đi Đà Nẵng qua hai đèo
Phú già, Phướng tượng ngoằn nghèo quanh co.
Qua đèo lại tới Lăng Cô
Hải Vân dài dốc đèo chờ đợi ta
Thành phố Đà Nặng không xa
Hội An – Quảng Ngãi vượt qua Tam Kỳ.
Môi trường những chỗ tôi đi
Cái xanh, cái đẹp nhiều khi phải bàn
Rác rưởi nhiều chỗ hiên ngang
Chất lên thành đống quanh làng quanh thôn.
Sao không xử lý không chôn
Vứt rác sao cứ lối mòn năm xưa?
Sa Huỳnh tôi tới buổi trưa
Dọc đường nắng nóng không mưa tý nào.
Ngũ Hoành Sơn – Biển Sa Huỳnh thật đẹp sao
Tháp Chàm, Cổ Trà bản biết bao nhiêu tình.
Nghĩ về phố Hội đẹp xinh
Di sản phố cổ nguyên hình ngàn xưa
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Tuy Hòa phố trẻ mộng mơ vươn mình
Nha Trang biển hẹn lung linh
In bóng biển bạc chữ tình nên duyên
Cam Ranh, Phan Rí đến liền
Đồng Nai, Long Khánh nhỡn tiền tới nơi
Thành phố Hồ Chí Minh đây thật rồi
Lung linh hòn ngọc sáng trời viễn đông
Tới thăm thăm phủ đầu Rồng
Đây Dinh Thống Nhất chiến công huy hoàng
Chính đây sử mới tiếp trang
Chính đây dân chúng hát vang hòa bình
Nơi đây kết thúc hành trình
Nhưng tôi vẫn khỏe, vẫn xinh, vẫn dòn
Vẫn xanh màu áo cỏ non
Vẫn chiếc xe đạp bon bon đường dài
Hành trình có một không hai
Ngồi vui ngẫu hứng viết vài câu thơ
Tới đích mà vẫn như mơ
Thành công thắng lợi dành cho toàn đoàn
Hôm nay ca khúc khải hoàn
Mọi người vui vẻ, hân hoan xum vầy
Chúng ta tay nắm chặt tay
Môi trường xanh sạch tháng ngày chăm lo
Ai ơi hãy nhớ kỹ cho
Môi trường xanh sạch còn chờ đợi ai
tập làm một bài thơ lục bát về cảm xúc khi hè đến phải xa mái trường . các bạn giúp mình với , mình cảm ơn trước nha
Bây giờ ai đã quên chưa ?
Màu hoa phượng nở khi hè vừa sang
Bâng khuâng dưới ánh trăng vàng
Tặng nhau cánh phượng ai mang đi rồi
Ngày xưa chỉ có vậy thôi
Có ai biết đc để rồi cách xa
Mùa hè từng mùa qua
Tiếc hoài cái tuổi ngọc ngà chẳng quên
Nỗi buồn ko thể đặt tên
Nhẹ nhàng nhưng lại mênh mông trong lòng
Ai còn nhớ kỉ niệm ko ?
Ngày xưa , một cánh phượng hồng đã chao .
k cho mik nha!
các bạn có thể yuwj nghĩ ra giúp mình đc ko
1. Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về người mẹ
2. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Bánh trôi nước"
Giúp mình nha, mai mình thi rồi. Mấy bạn có thể tả bằng lời các bạn mình sợ vào thi chép vào cô cho điểm thấp. Cảm ơn
Refer:
1,
Mẹ - hai tiếng bình dị và thiêng liêng vang lên từ sâu thẳm trái tim mỗi người. Có từ ngữ nào lại có thể diễn tả đầy đủ và chính xác hơn về tình mẫu tử thiêng liêng ấy hơn hai tiếng " mẹ hiền " . Mẹ là người sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt thòi về bản thân để đổi lấy cho con phần đời hạnh phúc. Và đối với riêng tôi, mẹ tôi là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
2,
Trong một xã hội phong kiến mà con người phải chịu cảnh gông cùm của những hủ tục hà khắc cùng sự chi phối của kim tiền, nỗi thống khổ dường như đã là định mệnh cho người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng, họ là nạn nhân đáng thương nhất trong xã hội. Thế nhưng không vì thế mà những người phụ nữ ấy trở nên cũng khắc nghiệt như những gì mà số phận bắt họ phải gánh chịu. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện được cả nỗi đau lẫn vẻ đẹp không bao giờ phai của người phụ nữ thời xưa.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh, thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.
Em hãy thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. (Minh họa bài thơ Đập đá ở Côn Lôn)
Giúp mình với, mai thi rồi ")
Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ
Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ
Viết BÀI VĂN thuyết minh về CÁCH LÀM BÁNH TRƯNG
( Mong ai đó giúp ! Mình cảm ơn trước nha ! )
tham khao:
Bánh chưng là món ăn cổ truyền quen thuộc đối với mọi gia đình Việt vào dịp Tết Nguyên Đán. Với nhiều người dân, hình ảnh bánh chưng là biểu tượng của sự no ấm, đủ đầy trong năm mới. Cho đến ngày nay, cứ vào mỗi dịp giao thừa rất nhiều gia đình lại cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng.
Bánh chưng được biết đến qua câu chuyện “ Bánh chưng, bánh Giầy” ra đời vào đời vua Hùng thứ 6. Từ đây bánh chưng được lưu truyền và gìn giữ như một món ăn ẩm thực không thể thiếu của người Việt Nam.
Dù có qua bao nhiêu thế hệ đi chăng nữa thì hình thức về cách làm nên một chiếc bánh chưng bao đời vẫn không có gì thay đổi.
Nguyên liệu gồm có gạo nếp thơm ngon, nhiều gia đình sử dụng nếp nương hoặc là nếp cái hoa vàng, lá dong tươi, thịt lợn, nhiều gia đình sẽ mua thịt nạc hoặc thịt ba chỉ sau đó băm nhỏ cho thêm vào tiêu, bột ngọt, đường. đậu xanh sạch vỏ màu vàng.
Cuối cùng, nguyên liệu không thể thiếu trong quy trình gói bánh chưng đó là lá dong gói bên ngoài. Khi mua phải lựa chọn những chiếc lá dong tươi, mới, màu xanh đậm. Sau khi mua về phải cắt bỏ cuống và rửa sạch. Về công đoạn gói bánh đòi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ và khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Bên trong chiếc bánh chưng được bao bọc bởi phần nhân thịt và đậu xanh thơm ngon.Bên ngoài nhân là gạo nếp. Để cố định bánh, người làm phải chuẩn bị lạc giang để gói bánh chưng cho thật chắc chắn và không bị tuột.
Sau công đoạn gói bánh, người làm chuyển sang bước nấu bánh. Để nấu được chiếc bánh chưng thơm ngon, dẻo mềm thì bánh chưng phải được nấu với ngọn lửa từ củi khô. Chuẩn bị một nồi lớn với 100 lít nước, sau đó cho bánh chưng vào, chờ đợi trong thời gian là 8-10 tiếng.
Bánh chưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình Việt. Nếu thiếu bánh chưng trong ngày quan trọng này, dường như không còn ý nghĩa gì, vì vậy bất cứ ai đến chơi nhà người Việt vào ngày Tết cũng đều sẽ bắt gặp hình ảnh bánh chưng Không những vậy, bánh chưng còn là hình ảnh để ca ngợi nên giá trị của những hạt gạo- hạt ngọc trời và nền văn minh lúa nước.
Lịch thi học kì I:
Thứ 2 (12/12) : Văn, Lý
Thứ 3 (13/12) : Toán, Sử
Thứ 4 (14/12) : Anh, Hóa
Thứ 5 (15/12) : Sinh, Địa
Thứ 6 (16/12) : Tin, Kĩ thuật, GDCD
Ai thi trước mình, Làm ơn chụp cho mình cái đề kiểm tra nha. Cảm ơn nhìu nha.