Hướng dẫn soạn bài " Vi hành" - Nguyễn Ái Quốc - Văn lớp 11
Hướng dẫn soạn bài "Thuế máu" - Nguyễn Ái Quốc - Văn lớp 8
I. VỀ TÁC PHẨM
Văn bản này được trích từ chương I cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp - một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Đây là tác phẩm từng gây tiếng vang lớn trên khắp thế giới bởi nó đã vạch trần bản chất tàn bạo, xảo trá phía sau lớp vỏ lừa bịp "Bình đẳng, bác ái" của chủ nghĩa thực dân.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.
- Cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản phản ánh rất chính xác thực tế cuộc sống, gợi được sự căm phẫn trong lòng người đọc cũng như chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc.
- Thuế máu là cái tên chương rất sắc sảo khi nó phản ánh rất đúng thực tế ở thuộc địa khi dân chúng phải chịu đủ những thứ thuế bất công vô lí. Nhưng xót xa hơn, tàn nhẫn hơn là họ bị rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột xương máu, thậm chí mất cả mạng sống của mình.
- Trong chương, trình tự và tên gọi các phần gợi lên rất rõ quá trình lừa bịp, bóc lột tàn tệ của bọn thực dân. Đó là một quá trình bóc lột rất tinh vi từ Chiến tranh và những người bản xứ đếnChế độ lính tình nguyện để rồi, cuối cùng tác giả chỉ ra Kết quả của sự hi sinh rất vô nghĩa của những người dân bản địa.
2. a) Thái độ của các quan cai trị thực dân đố với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra.
- Trước chiến tranh, họ bị xem là “những tên da đen bẩn thỉu… giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”.
- Khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc lên, khoác cho những danh hiệu cao quý và rồi đẩy họ đi khắp các chiến trường.
Cách đối xử của bọn thực dân lộ rõ bản chất bỉ ổi và thủ đoạn lừa bịp của chúng. Những người An Nam, vô hình trung đã trở thành vật hi sinh, trở thành những tấm lá chắn cho Pháp trên khắp các chiến trường.
b) Số phận bi thảm của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân:
- Họ phải đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền.
- Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọ cầm quyền (phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng,…).
- Những người không trực tiếp ra trận thì cũng bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm hoặc bị nhiễm bời muôn vàn các chất độc hại khác mà chết.
Cuối đoạn, tác giả còn nêu ra con số chính xác về sự hi sinh của những người bản địa cho những mục đích xấu xa của thực dân (Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa).
3. a) Các thủ đoạn và mánh khoé bắt lính của bọn thực dân:
- Lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính.
- Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt, đe nẹt những nhà giàu để kiếm tiền.
- Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như súc vật hoặc đàn áp ngay nếu có ai chống đối.
b) Chiêu bài “tình nguyện” hay chính là những trò bịp bợm của bọn cầm quyền.
- Song song với những biện pháp rất mạnh tay trên, bọn thực dân vẫn tích cực rêu rao về sự đầu quân tình nguyện của những người dân thuộc địa.
- Thế nhưng thực ra, không hề có sự hiến dâng tình nguyện xương máu nào hết. Thực tế, để không bị bắt lính, người dân thuộc địa hoặc phải bỏ trốn, hoặc phải đút lót. Cũng có khi, họ thậm chí phải tìm cách tự làm cho mình bị nhiễm các loại bệnh nặng nhất để không phải đem thân ra lính.
4. Kết quả sự hi sinh của những người dân thuộc địa được trả bằng những cáI giá thật là tàn tệ:
- Chiến tranh kết thúc cũng là lúc những lời hứa trước đây của các ngài cũng tự dưng biến mất. Những người từng hi sinh sương máu cho mẫu quốc, những người trước đây đã từng được tâng bốc thì giờ đây hỡi ôi lại trở về với “cái giống người hèn hạ” như xưa.
- Bộ mặt lừa bịp của bọn thực dân được bộc lộ trắng trợn khi bọn chúng cướp hết những của cải mà người lính mua sắm được, đánh đập họ vô cớ hay đối xử với họ như súc vật vậy.
- Bỉ ổi hơn, nhằm vơ vét cho đầy túi, bọn thực dân còn cấp cả môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp hay vợ con của tử sĩ người Pháp. Cách “báo ơn” ấy không chỉ càng làm cho những người Pháp nhục nhã hơn mà còn làm cho cả một dân tộc kệt quệ, suy vong.
5. a) Ba phần của Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian (trước, trong và sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất). Với trình tự sắp xếp này, tác giả đã lột trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, sự tàn bạo, xấu xa của bọn thực dân. Đồng thời, thân phận thảm thương của người dân nô lệ cũng được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
b) Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau:
- Các hình ảnh được xây dựng trong đoạn trích rất sinh động, giàu tính biểu cảm và giàu sức mạnh tố cáo.
- Ngôn ngữ trong tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm (chú ý các từ ngữ: con yêu, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do, lấy máu mình tưới cho những vòng nguyệt quế,…).
- Giọng điệu trào phúng sắc sảo (giọng giễu cợt, mỉa mai; giọng đả kích,…).
6. Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích.
- Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu cảm cao, làm toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa và sự bỉ ổi của bọn thực dân.
- Giọng điệu của tác phẩm cũng là giọng của sự căm phẫn và niềm xót thương.
- Trong đoạn trích này, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hoà.
III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Tóm tắt
Phần 1 chỉ rõ sự giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp bắt dân thuộc địa làm bia đỡ đạn và chết thay cho bọn tướng tá thực dân. Phần 2 tố cáo cái gọi là tình nguyện của những người dân thuộc địa. Phần 3 nói về kết quả của sự hi sinh, vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả nghĩa của bọn thống trị. Cả ba phần làm nổi bật tính chất dã man của Thuế máu đánh vào dân thuộc địa.
2. Cách đọc
Để làm nổi bật những sự thật khủng khiếp, ghê tởm phía sau những chiêu bài lừa bịp, đồng thời để tạo nên sức tác động tối đa đối với bạn đọc (trong đó có nhân dân Pháp), tác giả Nguyễn ái Quốc đã vận dụng những cách viết vô cùng sáng tạo, linh hoạt, tạo nên những giọng điệu phong phú: khi thì tường thuật lạnh lùng, khi thì châm biếm sâu cay... Phía sau đó luôn luôn là thái độ sục sôi căm phẫn, làm tấm lòng thương xót đớn đau trước những số phận, những cảnh ngộ oan nghiệt mà chế độ thực dân đã gây ra.
Soạn bài Thuế Máu Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Về cách đặt tên chương, tên các phần của tác giả. - Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lộ xương máu, mạng sống. ‘Thuế Máu’ là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên ‘thuế máu’ gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân. Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị. Từ ‘Chiến tranh và người bản xứ’ đến ‘Chế độ lính tình nguyện’ rồi chỉ ra ‘Kết qua của sự hi sinh’, các phần nối tiếp như thế… chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc. Câu 2. a. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở thời gian trước với khi cuộc chiến xảy ra. - Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử và đánh đập như súc vật. - Khi cuộc chiến tranh bùng bổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý. Điều ấy nói lên thủ đoạn lừa bịp bị ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biên họ thành vật hi sinh (các từ ngữ, các hình ảnh trong lời lẽ của bọn thực dân cầm quyền được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý, giọng điệu trào phúng). b. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. - Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền. - Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền. Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các bãi chiến trường ác liệt, xa xôi. Giọng điệu đoạn này vừa giễu cợt vừa thật xót xa. - Tuy không trực tiếp ra mặt trận nhưng rất nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh ở hậu phương cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn. - Tác giả đã nêu ra một con số đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mình trên đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 3. Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân ? Người dân thuộc địa có thực ‘tình nguyện’ hiến dâng xương máy như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không ? - Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính. - Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu. - Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối. - Trong khi làm những điều trên, chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dương chỉ càng bộc lộ sự lừa bịp trơ trẽn. - Không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Tác phẩm đã kể ra sự thực : người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính. Câu 4. Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh ? Cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi bóc lột hết ‘thuế máu’ ? - Khi chiến tranh chấm hứ thì các lời tuyên bố ‘tình tứ’ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt. Những người từng hi sinh bao xương máu, từng được tâng bốc trước đây mặc nhiên trở lại ‘giống người hèn hạ’. - Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ không hề biết đến chính nghĩa và công lí. - Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân lại được bộc lộ trắng trợn khi tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bi như đối với súc vật. Người dân thuộc địa lại trở về với vị trí hèn hạ ban đầu sau khi bị bốc lột trắng trợn hết thuế máu. Câu 5. Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương, về nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả. a. Ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian : trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa được miêu tả một cách cụ thể, sinh động. b. Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau : - Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo. + Trước hết, những hình ảnh được xây dưng đều có tính xác thực phản ánh chính xác tình trạng thực tế. Bản chất hình ảnh ấy đã mang tính lí lẽ không thể chối cãi. + Vừa xác thực, các hình ảnh trong tác phẩm vừa manh tính chất châm biếm, trào phúc sắc sảo và xót xa. Nhiều hình ảnh, nhất là ở phần Chiến tranh và người bản xứ mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người lính thuộc địa. + Gắn với hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm : ‘con yêu’, ‘bạn hiền’, ‘chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do’, ‘lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế’, ‘đem xương mình chạm nên những chiếc gậy’, ‘vật liệu biết nói’. - Giọng điệu trào phúng đặc sắc : + Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai (chú ý đùng một cái’, ‘ấy thế mà’). + Nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản thân lừa bịp trơ trẽn. + Sử dụng rất thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác (chú ý đoạn cuối phần II). Dùng liên tiếp các câu hỏi để nêu lên các sự thực đập lại lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Câu 6. Gợi ý nhận xét về yếu tố tự sự và yếu tốt biểu cảm trong đoạn trích. - Tác giả sử dụng có hiệu quả biện pháp nghệ thuậ kể để nêu ra những câu chuyện, những bằng chứng rõ ràng. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế sinh động nên khôi chối cãi. Để tăng tính xác thực, khi cần còn dẫn ra ý kiến của người khác hay lời lẽ của chính đối tượng đã kích. - Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu tượng cao. Từ đó toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa, bộ mặt giả nhân giả nghĩa bỉ ổi của chính quền thực dân. Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu của tác phẩm, người nhận ra một lòng căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa thương cảm cho thân phận người nô lệ bị lợi dụng, bị bóc lột ‘thuế máu’. - Trong đoạn trích, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hòa. Thự ra, trong bản thân yếu tố này đã bao hào, đã chứa đựng yếu tố kia và chúng được thể hiện qua nhau.
Soạn bài Thuế Máu Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
-Về cách đặt tên chương, tên các phần của tác giả :
- Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lộ xương máu, mạng sống. ‘Thuế Máu’ là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên ‘thuế máu’ gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân. Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị.
Từ ‘Chiến tranh và người bản xứ’ đến ‘Chế độ lính tình nguyện’ rồi chỉ ra ‘Kết qua của sự hi sinh’, các phần nối tiếp như thế… chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 2.
a. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở thời gian trước với khi cuộc chiến xảy ra.
- Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử và đánh đập như súc vật.
- Khi cuộc chiến tranh bùng bổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quý. Điều ấy nói lên thủ đoạn lừa bịp bị ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biên họ thành vật hi sinh (các từ ngữ, các hình ảnh trong lời lẽ của bọn thực dân cầm quyền được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý, giọng điệu trào phúng).
b. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền.
- Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền. Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các bãi chiến trường ác liệt, xa xôi. Giọng điệu đoạn này vừa giễu cợt vừa thật xót xa.
- Tuy không trực tiếp ra mặt trận nhưng rất nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh ở hậu phương cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn.
- Tác giả đã nêu ra một con số đáng chú ý về số người bản xứ đã bỏ mình trên đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 3. Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân ? Người dân thuộc địa có thực ‘tình nguyện’ hiến dâng xương máy như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không ? - - Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính.
- Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu.
- Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối.
- Trong khi làm những điều trên, chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dương chỉ càng bộc lộ sự lừa bịp trơ trẽn.
- Không hề có sự tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Tác phẩm đã kể ra sự thực : người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.
Câu 4. Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh ? Cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi bóc lột hết ‘thuế máu’ ?
- Khi chiến tranh chấm hứ thì các lời tuyên bố ‘tình tứ’ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt. Những người từng hi sinh bao xương máu, từng được tâng bốc trước đây mặc nhiên trở lại ‘giống người hèn hạ’.
- Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ không hề biết đến chính nghĩa và công lí.
- Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của chính quyền thực dân lại được bộc lộ trắng trợn khi tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bi như đối với súc vật. Người dân thuộc địa lại trở về với vị trí hèn hạ ban đầu sau khi bị bốc lột trắng trợn hết thuế máu.
Câu 5. Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương, về nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả.
a. Ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian : trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
b. Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau :
- Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo.
+ Trước hết, những hình ảnh được xây dưng đều có tính xác thực phản ánh chính xác tình trạng thực tế. Bản chất hình ảnh ấy đã mang tính lí lẽ không thể chối cãi.
+ Vừa xác thực, các hình ảnh trong tác phẩm vừa manh tính chất châm biếm, trào phúc sắc sảo và xót xa. Nhiều hình ảnh, nhất là ở phần Chiến tranh và người bản xứ mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người lính thuộc địa.
+ Gắn với hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm : ‘con yêu’, ‘bạn hiền’, ‘chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do’, ‘lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế’, ‘đem xương mình chạm nên những chiếc gậy’, ‘vật liệu biết nói’.
- Giọng điệu trào phúng đặc sắc :
+ Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai (chú ý đùng một cái’, ‘ấy thế mà’).
+ Nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản thân lừa bịp trơ trẽn.
+ Sử dụng rất thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác (chú ý đoạn cuối phần II). Dùng liên tiếp các câu hỏi để nêu lên các sự thực đập lại lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền.
Câu 6. Gợi ý nhận xét về yếu tố tự sự và yếu tốt biểu cảm trong đoạn trích.
- Tác giả sử dụng có hiệu quả biện pháp nghệ thuậ kể để nêu ra những câu chuyện, những bằng chứng rõ ràng.
Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế sinh động nên khôi chối cãi. Để tăng tính xác thực, khi cần còn dẫn ra ý kiến của người khác hay lời lẽ của chính đối tượng đã kích.
- Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu tượng cao. Từ đó toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa, bộ mặt giả nhân giả nghĩa bỉ ổi của chính quền thực dân. Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu của tác phẩm, người nhận ra một lòng căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa thương cảm cho thân phận người nô lệ bị lợi dụng, bị bóc lột ‘thuế máu’.
- Trong đoạn trích, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ, hài hòa. Thự ra, trong bản thân yếu tố này đã bao hào, đã chứa đựng yếu tố kia và chúng được thể hiện qua nhau.
Hướng dẫn soạn bài " Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu" - Nguyễn Ái Quốc - Văn lớp 7
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Nguyễn ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1945. Bút danh Nguyễn ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí (sau này in thành Truyện kí Nguyễn ái Quốc) và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925.
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc bị giải về giam ở Hoả Lò - Hà Nội và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tác phẩm được viết với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.
2. a) Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
b) Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y đã hứa một cách "nửa chính thức", tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Tiếp theo Người lại viết: "giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa...". Viết như thế, Người đã ngầm cho độc giả (nhân dân Việt Nam) nhận rõ bộ mặt thật của những tên quan thực dân. Trong quá trình cai trị, để có thể vơ vét được nhiều của cải, để bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông Dương một cách tàn tệ, thậm chí đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã hứa rất nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa, nhất là khi những lời hứa ấy lại không mang đến lợi ích cho chúng.
3. a) Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.
b) Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-ren nói, còn Phan Bội Châu thì im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng (thực chất là đầu hàng). Thậm chí y còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong Đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được một cuộc sống sung sướng.
c) Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.
4. Ý nghĩa của bài văn sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả. Từ đầu cuộc đối thoại, tác giả như đang ngồi ngay bên cạnh, chứng kiến Va-ren giở đủ mọi ngón nghề và cũng chứng kiến sự thất bại thảm hại của y trước người tù cách mạng. Sau đó tác giả đưa ra lời bình: "Nhưng cứ xét binh tình, thì đó chỉ là vì (Phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu". Thật hóm hỉnh và sâu sắc. Hai chữ "không hiểu" được tác giả giải thích một phần (không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), còn lại để cho bạn đọc tự suy ngẫm. Như vậy, hai con người không hiểu được nhau chỉ có thể vì họ không thể và không bao giờ cùng tư tưởng, chí hướng, không bao giờ đi chung một con đường. Dù Va-ren có nói gì chăng nữa thì với Phan Bội Châu, y cũng chỉ là một kẻ xa lạ, một kẻ không đáng để Phan Bội Châu phải bận tâm.
Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời của một nhân vật tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo cho câu chuyện cảm giác khách quan. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy "đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi". Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.
5.* Dường như thế vẫn chưa diễn tả hết được thái độ khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời của tác giả, "chẳng dám nêu tên", quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và Người lại còn chua thêm: "cái đó thì có thể".
Sự trần thuật xen lẫn các yếu tố bình luận rất phong phú, đa dạng của tác giả khiến cho câu chuyện hết sức hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố bịch vừa hài hước của Va-ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Đoạn trích khắc hoạ hai nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập nhau: Va-ren thì gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam.
2. Cách đọc
Với văn bản này, cần chú ý giọng điệu của hai nhân vật:
- Giọng người kể chuyện: mỉa mai, châm biếm một cách sắc sảo.
- Giọng Toàn quyền Va-ren: thâm độc, mềm mỏng một cách xảo trá.
Trong cả cuộc đối thoại, Phan Bội Châu không nói một lời, do đó không cần chú ý đến giọng điệu của nhân vật này. Tuy nhiên, nổi bật lên trong đó là lời bình luận của người kể chuyện cũng như thái độ của nhân vật đó (và cũng có thể coi là thái độ của nhân vật khi nói đến Phan Bội Châu. Đó là thái độ kính phục đối với người chiến sĩ cách mạng, đồng thời sự mỉa mai, châm biếm càng tăng lên khi nói đến sự "lố" của viên quan Toàn quyền.
3. Trong truyện tuy không nói, thế nhưng chúng ta có thể nhận rõ thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren. Thái độ lạnh nhạt, thờ ơ với nụ cười khinh bỉ chính là những minh chứng chứng minh cho điều đó.
4. Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm chính là có ý vạch trần những hành động lố lăng và bản chất xấu xa của Va-ren. Nó bóc trần những hành động giả tạo, kệch kỡm của tên toàn quyền.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Ái Quốc là tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( từ năm 1919 đến năm 1945). Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ bào " Người cùng khổ", nhiều truyện kí và tác phẩm " Bản án chế độ thực dân Pháp" được viết bằng tiếng Pháp khi Người còn ở trên đất Pháp ( 1922-1925)
- Năm 1925, nhà cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc trên đất Trung Quốc. Chúng giải ông về giam ở Hỏa Lò - Hà Nội và chuẩn bị đem ra xét xử trong khi Va-ren chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Viết truyện " Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu", Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn tàn ác của thực dân Pháp và nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần yêu nước, cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.
2. Tác phẩm
Truyện được viết trước khi Va-ren sang Đông Dương, có hình thức kí sự nhưng thực ra là một truyện hư cấu. Qua cuộc gặp gỡ, đối đầu (tưởng tượng) giữa Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất dối trá, lố bịch của Va -ren, đồng thời khẳng định vị thế ca cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu
II. Trả lời câu hỏi
1. " Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" là truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.
2. Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hữa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm chấn an công luận, trấn an nhân dân Việt nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Y đã hứa một cách "nửa chính thức" , tức là hứa ỡm ờ, hứa mà không nhất thiết phải thực hiện. Qua ngòi bút của tác giả, ta thấy bộ mặt thật của tên quan thực dân. Trong quá trình cai trị, để vơ vét được nhiều của cải, để bóc lột được công sức lao động của nhân dân Đông Dương một cách tàn tệ, thậm chí đi làm bia đỡ đạn cho chúng, chúng đã hứa rất nhiều nhưng không bao giời giữ lời, nhất là khi những lời hứa đó không mang lại lợi ích cho chúng.
3. Trong đoạn văn có hai nhân vật : Va - ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau : Va-ren là một viên Toàn quyền còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, một bên là người cách mạng vị đại nhưng thất thế. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn từ trần thuật để khắc họa tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả, vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động và lí thú.
Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-rn nói, còn Phan Bội Châu im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bơm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng. Thậm chí u còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được cuộc sống sung sướng.
4. Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối, Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lính kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.
Ý nghĩa của tác phẩm sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh, vừa sắc sảo của tác giả.
5. Kết thúc cuộc đối thoại (mà thực chất là độc thoại), tác giả còn dẫn lời một nhân vật tưởng tượng khác (anh lính dõng) để tạo cho câu chuyện cảm giác khách quan. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy "đôi ngon râu mép ngườii tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi". Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.
6. Dường như thế vẫn chưa diễn tả được hết thái độ kinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời tác giả, "chẳng dám nêu tên", quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. và Người còn chua thêm : "cái đó thì có thể"
Sự trần thuật xen lẫn các yếu tố bình luận rất phong phú, đa dạng của tác giả khiến cho câu chuyện hết sức hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố, vừa hài hước của Van -ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu
Câu 1.
- Đây là một truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là một truyện hư cấu, do tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Varen có tuyên bố sẽ quan tâm Phan Bội Châu.
- Chi tiết cho thấy điều đó : Tác giả viết : “ Nhưng chúng ta hãy theo dõi…đang rên xiết”.
- Căn cứ tư liệu lịch sử : Truyện được viết trước khi Va ren sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương và thực tế sau khi sang VN cũng không gặp cụ Phan Bội Châu.
Câu 2.
a. Va ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
b. Thực chất của lời hứa đó : là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu.
c. Cụm từ “ nửa chính thức hứa” và câu hỏi mang tính nghi ngờ của tác giả đã bộc lộ sự châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Varen. Va ren hứa và hắn vẫn là tên cai trị Đông Dương, còn cụ Phan vẫn bị cầm tù.
Câu 3.
a. Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách nhân vật :
- Tác giả dành số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa Va ren.
- Đối với PBC : tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập.
=> Cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động, lí thú.
b. Qua lời lẽ có tính độc thoại, có thể thấy Varen là một người giả dối, xảo trá, đầy thực dụng và đê hèn. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục PBC từ bỏ lí tưởng cách mạng, thậm chí y còn đem cả thân thế để thuyết phục PBC theo gương y để có một cuộc sống sung sướng.
c. Qua sự im lặng của PBC, có thể thấy : PBC thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là toàn quyền Đông Dương.
Câu 4.
Truyện có thể dừng lại ở đó. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở đó thì ý nghĩa tác phẩm sẽ giảm đi khá nhiều.
Chi tiết về lời nói của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả có ý nghĩa :
- Tác giả dẫn lời anh lính dõng : làm cho câu chuyện trở nên khách quan hơn, đồng thời, anh ta có thấy “ nụ cười” kín đáo của PBC => chi tiết cho thấy, với PBC, Varen cũng chỉ là một đứa trẻ mà thôi.
- Lời đoán thêm cũng là một chi tiết làm tăng tính khách quan của tác phẩm ( vì qua lời người chứng kiến “ không dám nêu tên” thì tác giả mới đoán thêm), đồng thời tô đậm thêm khí phách của PBC, sự khinh bỉ của ông dành cho kẻ thù.
Câu 5. Ý nghĩa lời tái bút :
- Làm tăng tính khách quan cho câu chuyện.
- Lời kết và lời tái bút có sự kết hợp với nhau : nếu ở lời kết, PBC vẫn im lặng phản ứng Va ren thì ở lời TB, PBC đã hành động quyết liệt hơn, “Nhổ thẳng vào mặt Va ren”. Đối phó với kẻ thù đôi khi im lặng thì chưa đủ, còn phải có hành động. => Sự kết hợp làm tăng tính bất ngờ, thú vị, làm câu chuyện hấp dẫn hơn. Một mặt góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố bịch vừa hài hước của Va ren, mặt khác làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của PBC.
Câu 6.
- Tính cách của Va ren : dối trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.
- Phan Bội Châu : kiên cường, bất khuất, thể hiện bản lĩnh của nhà cách mạng trước kẻ thù, xứng đáng là con người được “ hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”.
Hướng dẫn soạn bài " Chạy giặc" - Nguyễn Đình Chiểu - Văn lớp 11
I. Tác phẩm Bài thơ Chạy giặc được viết vào khoảng năm 1959 khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, gây bao cảnh đau thương, mất mát cho nhân dân ta. Bài thơ chia làm 4 đoạn:
- Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc
- Thực: Nỗi khổ của người dân
- Luận: Tội ác của giặc xâm lược
- Kết: Thái độ của tác giả Chạy giặc phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tội ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Tình cảnh nhân dân chạy giặc
Từ tan chợ thể hiện cuộc sống của nhân dân đang lúc bình yên nhưng kế đó là sự bất ngờ. Từ vừa nghe diễn tả sự đột ngột, chưa thấy bóng dáng quân giặc. Súng Tây gợi sự chết chóc kinh hoàng. Hình ảnh trong câu thơ đầu tiên chính xác, gợi tả. Hình ảnh cờ thế chỉ vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nghèo. Phút sat ay như chỉ sự thất bại hoàn toàn không thể cứu vãn trong giây lát. Câu thơ thể hiện thái độ bàng hoàng, bất ngờ khi mất nước. Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh chạy giặc. Tiếng súng thực dân Pháp đột ngột nói lên, phá tan cảnh sống yên bình của nhân dân ta và đẩy họ vào cảnh chết chóc đau thương.
Câu 2. Nỗi khổ của người dân
Hai hình ảnh có sức gợi cảm mạnh mẽ là lũ trẻ không nhà và bầy chim mất tổ. Những sinh linh bé bỏng yếu ớt ấy lẽ ra phải được che chở, vậy mà bỗng chốc đã bị đẩy ra khỏi tổ tấm vì bọn người tàn bạo; phải lơ xơ chạy, dáo dác bay, không biết tan tác về đâu. Biện pháp đảo ngữ góp phần đặc tả tính chất hoảng loạn của đối tượng miêu tả, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm. Hai câu thực miêu tả cảnh chạy giặc của nhân dân, đồng thời toát lên thái độ thương cảm và tấm lòng thương yêu nhân dân của nhà thơ.
Câu 3. Tội ác của giặc xâm lược
Giặc vừa hạ thành Gia Định liền phóng hỏa đốt cả thóc gạo, san phẳng thành trì. Trên sông, ghe chìm trôi theo dòng nước. Khắp làng quê, nhà cửa bị giặc đốt cháy mịt trời. Những địa danh Bến Nghé, Đồng Nai – nơi quê hương thân thuộc đã tan bọt nước, nhuốm màu mây gợi lên hình ảnh quê nhà tan hoang, vụn nát dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Biện pháp tương phản và đạo ngữ góp phần nhấn mạnh tội ác của giặc. Hai câu luận là lời tố cáo đanh thép vừa cụ thể, vừa khái quát về tội ác của giặc.
Câu 4. Thái độ của tác giả
Rày đâu vắng nhằm chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh. Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân. Bài thơ Chạy giặc tái hiện cảnh chạy loạn, đau thương, tan tác của nhân dân trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược. Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ. Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.
Hướng dẫn soạn bài : "Câu cá mùa thu" - Nguyễn Khuyến - Văn lớp 11
Câu 1: Điểm nhìn của tác giả
Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.
Câu 2: Nét riêng của cảnh sắc mùa thu
- Sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật:
Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.
Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng ...
- Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc …
Đó là cảnh mùa thu của làng quê bắc bộ. Bài thơ không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn là cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa, dân dã nhưng vẫn đầy sức sống. "Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo"… đúng là thanh sơ.
Câu 3: Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn
- Miêu tả trực tiếp:
+ Nước "trong veo", sóng "gợn tí", mây "lơ lửng", lá "khẽ đưa vèo" các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động hoặc chuyển động rất khẽ, rất nhẹ càng làm nổi bật sự tĩnh lặng.
+ Đặc biệt câu kết "cá đâu đớp động dưới chân bèo".
Vào lúc người ta có cảm giác tất cả đều bất động thì câu thơ tạo được một tiếng động nhất. Nhưng tiếng cá đớp mồi không phá vỡ cái tĩnh ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Đây chính là thủ pháp lấy động nói tĩnh rất quen thuộc của thơ ca.
Không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh. Cảnh làng quê trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn. Cảnh đẹp nhưng tĩnh và vắng bởi cảm nhận của một người vẫn đầy suy tư trăn trở, chứng tỏ trong lòng nhà thơ còn rất nhiều trắc ẩn. Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả có thể hiểu, tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Câu 4:
Trong bài thơ rất đặc biệt. Vần "eo" là một vần khó luyến láy, vốn rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần "eo" góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy oan khúc của thi nhân.
Câu 5:
Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế. Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của tác giả. Suốt từ đầu tới cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu (Tựa gối buông cần lâu chẳng được) mà thực tế không phải. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông trầm lặng, da diết và đậm chất suy tư.
Hướng dẫn soạn bài " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Nguyễn Đình Chiểu - Văn lớp 11
1. Bố cục bài văn gồm bốn phần:
Lung khởi (Từ đầu đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc.
Thích thực(Từ Nhớ linh xưa... đến tàu đồng súng nổ) là hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.
Ai vãn (Từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ là lờithương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.
Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.
2. Câu Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ có hình thức đối ngẫu hai vế. Vế 1 là tình huống của vế 2. Khi quân giặc đến xâm lăng nhân dân là những người đầu tiên đứng lên chống giặc cứu nước. Câu văn đã khái quát chủ đề của toàn bộ tác phẩm là ca ngợi tấm gương hi sinh tự nguyện của những nghĩa sĩ có tấm lòng yêu nước. Nhân dân là hình tượng nghệ thuật của bài thơ bởi họ moíư là người đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Họ đã sẵn sàng đứng lên đánh giặc. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, những người dân hiền lành đã không cần ai thúc giục, họ đã dũng cảm đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Khi đất nước lâm nguy, người đứng lên là dân chứ không phải vua quan. Câu thơ này đã thể hiện tấm lòng trọng dân của nhà thơ.
3. Để khắc họa hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, tác giả đã chú ý đến việc khắc họa hình thức bên ngoài, phẩm chất hiền lành chất phác mà anh dũng kiên cường, tinh thần tự giác đánh giặc, xả thân vì đất nước với nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh (Ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ), đặc tả (Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không...; Xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có), đối ngẫu (đối ý, đối thanh: chưa quen cung ngựa - chỉ biết ruộng trâu; nào đợi - chẳng thèm, đối hình ảnh: bữa thấy bòng bong - ngày xem ống khói). Người nghĩa sĩ trở thành hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm.
Vẻ đẹp bên ngoài bình dị, đời thường: Ngoài cật một manh áo vải... Trong tay một ngọn tầm vông...
Vẻ đẹp bên trong là lòng dũng cảm, là tinh thần xả thân vì nghĩa. Họ vốn là những người dân hiền lành chất phác:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Nhưng khi đất nước đứng trước nạn xâm lăng, họ đã vùng đứng lên bằng một tinh thần quật khởi đáng tự hào với một lòng căm thù giặc sâu sắc: ... ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ; ... muốn tới ăn gan, ... muốn ra cắn cổ... Họ đánh giặc bằng những thứ vũ khí đơn giản nhưng với một sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ. Họ đã không thể chờ đợi những người có trách nhiệm. Nhà văn đã miêu tả tinh thần anh dũng của những người nghĩa sĩ bằng những hình ảnh:
Hỏa mai đánh bằng ....
Kẻ đâm ngang, người chém ngược...
Để xây dựng hình tượng nghệ thuật về những người nghĩa sĩ, tác giả đã dùng hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, những từ ngữ giàu sức gợi. Hệ thống ngôn từ và hình ảnh đó đã góp phần làm cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp bình dị, gần gũi mà thiêng liêng cao quý.
4. Thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ được tập trung thể hiện ở đoạn Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng... đến hết. Đặc biệt là các chi tiết, hình ảnh và giọng điệu lời văn giàu cảm xúc.
Những người nông dân vốn hiền lành chất phác, yêu cuộc sống bìh yên nơi thôn dã nhưng đã sẵn sàng đứng lên cầm giáo cầm mác để đánh đuổi xâm lăng. Họ đã chịu bao gian khổ anh dũng hi sinh, dù thất bại nhưng họ đã khẳng định tinh thần bất khuất kiên cường không cam tâm làm nô lệ của con người Việt Nam. Các chi tiết nổi bật: xác phàm vội bỏ, nào đợi gươm hùm treo mộ, tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta, sống làm chi theo quân tà đạo..., thà thác mà dặng câu địch khái...
Các hình ảnh ước lệ tượng trưng có ý nghĩa khái quát, thể hiện một cách trang trọng nỗi đau và sự mất mát của cả dân tộc trước sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ: sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng, chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Hình ảnh những người thân của người nghĩa sĩ đã tạo nên giá trị biểu cảm sâu sắc cho bài văn Đau đớn bấy !... cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Một loạt các từ ngữ biểu cảm, hình thức đối ngẫu được sử dụng thể hiện nỗi xót thương của tác giả đồng thời làm nổi bật phẩm chất của người nghĩa sĩ: đoái - nhìn, chẳng phải - vốn không, thà thác - cũng vinh.
5. Chủ đề của bài văn tế là ca ngợi lòng yêu nước tinh thần quả cảm của những người nghĩa sĩ - nông dân Cần Giuộc, từ đó khẳng định lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng xả thân vì nghĩa của con người Việt Nam, đồng thời thể hiện tấm lòng tác giả đối với những con người ấy. Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng ngời sáng như tấm gương những người nghĩa sĩ.
Với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp cho văn học Việt Nam một bài văn tế hay, xúc động nhất về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.
bài này ko khó lắm!với mình thì dễ èo
Hướng dẫn soạn bài " Chữ người tử tù" - Nguyễn Tuân - Văn lớp 11
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1 :
Trong truyện ngắn " Chữ người tử tù", Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn cao và quản ngục, trên bình diện xã hội họ hoàn toàn đối lập nhau. Một người là "tên đại nghịch", cầm đàu nổi loại nay bị bắt, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thường. Nhưng họ đều có tâm hồn nghệ sĩ. Trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Tạo dựng tình thế như vậy, đồng thời cho họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm, nhơ bẩn, tác giả đã tạo nên một cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ
Tình huống truyện độc đáo thể hiện ở mối quan hệ éo le; đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri kỉ. Hai nhân vật được đặt trong tình thế đối nghịch : tử tù và quản ngục. Chính tình huống này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng " biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục. Từ đó mà chủ đề tác phẩm cũng được thể hiện sâu sắc.
Câu 2 :
Trong "Chữ người tử tù", ngòi bút Nguyễn Tuân đã tập trung khắc họa vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Vẻ đẹp của Huấn Cao được thể hiện ở ba phẩm chất
- Huấn Cao là một con người tài hoa siêu việt, đầy uy lực. Ông có tài viết chữ, chữ ông " đẹp và vuông lắm". Nó nức tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Nó khiến cho viên quản ngục say mê đến mê muội, ngày đêm mong có được chữ của ông để treo trong nhà
- Khí phách hiên ngang, bất khuất, Huấn Cao là một trang anh hùng, dũng liệt. Ông là một kẻ " đại nghịch" đã đành, ngay cả khi bắt đầu đặt chân vào nhà lao này, ở ông vẫn giữ được cái thế hiên ngang. Sự ngang tàng của Huấn Cao còn thể hiện ở thái độ không quỵ lụy trước cường quyền và tù ngục.
- Huấn Cao còn là một người có "thiên lương" trong sáng và cao đẹp. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp ( viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẽ những lời gan ruột, chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án. Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả
Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm của mình về cái đẹp. Trong truyện, Huấn Cao được xây dựng không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có thiên lương. Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc mà còn có tấm lòng yêu quý cái thiện, mềm lòng trước tấm lòng " biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục và thậm chí còn biết sợ cái việc " chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Có thể nói đó là hai mặt thống nhất của một nhân cách lớn. Như thế, trong quan điểm của Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả.
Câu 3 :
Dù có thể được coi là nhân vật phụ, song qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, viên quản ngục cũng được coi là một nhân vật độc đáo
- Là một người làm nghề coi ngục, là công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời, nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao, tao nhã - thú chơi chữ. Ngay từ khi còn trẻ, khi mới " biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền", ông đã có cái sở nguyện " một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một câu đối da ông Huấn Cao viết"
- Viên quản ngục là người biết trân trọng giá trị con người. Điều đó thể hiện rõ qua hành động " biệt đãi" của ông đối với Huấn Cao - một kẻ tử tù đại nghịch
- Cái sở nguyện thanh cao muốn có được chữ của Huấn Cao để treo bất chấp nguy hiểm, cùng thái độ thành kình đón nhận chữ từ tay Huấn Cao cho thấy, viên quản ngục là một người có tấm lòng " biệt nhỡn liên tài", là người biết trân trọng những giá trị văn hóa.
- Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy đây cũng là một nhân cách đẹp, một " tấm lòng trong thiên hạ", tri âm, tri kỉ với Huấn Cao. Đó là " một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản dàn mà nhạc luật đều hỗn độn"
- Có thể nói, viên quản ngục là một người biết giữ " thiên lương", biết trân trọng giá trị văn hóa và tài năng, là người có tâm hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu tài, không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết yêu và trân trọng thật lòng cái đẹp
Câu 4 :
Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao được thể hiện nổi bật và tập trung nhất trong đêm ông cho chữ viên quản ngục. Bằng khả năng sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sắc sảo, Nguyễn Tuân đã rất dụng công để khắc tạo lên một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có", trong đó, nổi bật là vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ hào quang bất tử của hình tượng nhân vật Huấn Cao
Có thể nói cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" vì :
- Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một hoạt động sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ươt, hôi hám của nhà tù. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác ngự trị
- Người nghệ sĩ tài hoa đang say mê tô từng nét chữ không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng, và chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh để chịu án tử hình. Trong cảnh này, người tù thì nổi bật lên uy nghi, lồng lộng, còn quản ngục, thơ lại thì lại khúm núm, run run bên cạnh người tù đang bị gông xiềng kia
- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược : tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan; còn ngục quan thì khúm núm, vái lại tù nhân
Thì ra, giữa trốn ngục tù tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà người tử tù làm chủ. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với với cái ác,.. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng
Câu 5 :
Các nhân vật của Nguyễn Tuân tuy chỉ được miêu tả trong những khoảnh khắc nhưng đó là những khoảnh khắc đặc biệt, bởi thế mà họ đều rất ấn tượng.
Nhân vật rất giàu tính cách, rất ngang tàng, rất tài năng nhưng cái tâm cũng luôn trong sáng. Đó là những biểu tượng về cái đẹp, là những con người hoàn mĩ
Trong truyện, đáng chú ý nhất là đoạn miên tả cảnh vật và không khí thiêng liêng, cổ kính của cảnh cho chứ. Đoạn văn này thể hiện tài năng sắc sảo của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện mà còn ở khả năng sử dụng bút pháp đối lập tạo dựng cảnh. Chính nhờ thủ pháp này mà cảnh tượng hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ của nó.
Hướng dẫn soạn bài " Tinh thần thể dục" - Nguyễn Công Hoan - Văn lớp 11
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hưng Yên), trong một gia đình quan lại phong kiến xuất thân khoa bảng bắt đầu sa sút. Ông đặc biệt thành công với loại truyện ngắn trào phúng. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan tập trung phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội cũ. Đối tượng phê phán của ông chủ yếu là bọn nhà giàu, quan lại, tư sản. Nguyễn Công Hoan là người có nhiều đóng góp vào sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ.
Tác phẩm chính: Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết 1935), Cô giáo Minh (tiểu thuyết, 1935), Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)... Kép Tư Bền (truyện ngắn, 1935), Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn, 1937), Đào kép mới (truyện ngắn, 1937)... Đời viết văn của tôi (hồi kí, 1971) và một số tập truyện ngắn...
Tinh thần thể dục là một truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Người trốn chạy, người lo lót, người van xin để không phải đi xem bóng đá. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục những cuối cùng vẫn không đủ số người đi xem theo lệnh quan trên. Cuộc dẫn người đi xem bóng đá diễn ra giống nhưu một cuộc bắt phu phen vậy. Câu chuyện được chia thành 6 đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một nội dung. Sáu nội dung ấy tạo thành một cốt truyện chặt chẽ, được phát triển theo trình tự logic trước sau của việc bắt người đi xem đá bóng.
Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan giai đoạn 1936 - 1939 về cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Truyện ngắn được chia làm sáu đoạn, mỗi đoạn kể một nội dung.
2. Đoạn 1 có thể gọi tên là lệnh quan trên. Đây là một cái lệnh khá đặc biệt, độc đáo, không giống những cái lệnh thông thường khác. Thường quan trên sức giấy bắt phu phen, thu thuế, bắt tội phạm... Còn ở đây quan trên sức giấy bắt người đi xem đá bóng. Tác giả không dùng ngôn ngữ kể chuyện mà dùng cách để nguyên văn bản lệnh quan trên. Lệnh quan rất đầy đủ, đúng nghi thức một văn bản hành chính quan trọng. Lệnh quy định rõ số lượng người phải có mặt, những việc người đi xem phải làm... Điều đó cho thấy quan trên rất coi trọng việc thể dục này.
Đoạn 2 : van xin. Anh Mịch van xin ông Lí cho miễn cho việc đi xem bóng đá vì anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Nhưng lời van xin thống thiết của anh không làm ông Lí động lòng.
Đoạn 3: nài nỉ. Bác Phô gái xin ông Lí cho chồng mình không phải đi xem bóng đá với lí do ốm đau. Bác Phô còn mang theo cả cành cau biếu ông Lí. Lời van xin cũng không kém phần thống thiết những ông Lí cũng rất kiên quyết “Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?”.
Đoạn 4: đút lót. Bà cụ Phó Bính thức thời hơn, cũng bởi bà có tiền hơn. Bà có ba hào để đút lót ông Lí. Bà có tiền để thuê người đi thay. Vì vậy phản ứng của ông Lí nhã nhặn hơn. Ông không doạ nạt mà chỉ trách nhẹ “Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất”, sau khi đã bỏ ba hào vào túi.
Đoạn 5: Lùng sục. Người van xin, người nài nỉ, người chạy chọt, người trốn tránh khiến các ông lí dịch trong làng vô cùng vất vả với việc bắt người đi xem thể thao. Các nhà chức trách phải tróc nã, bắt bớ vất vả hơn cả bắt lính. Không khí trong làng như có trận càn. Đánh đập, quát tháo, chửi rủa. Cảnh tượng thương tâm nhất là ở nhà thằng Cò. Ôm con trốn ra đống rơm mà cũng không thoát. Kết thúc đoạn kể về chuyện lùng sục người ấy là hình ảnh “Thằng bé con nhắm nghiềm mắt, ôm chặt lấy bố. Nó sợ quá, không khóc được nữa. Thằng Cò chưa kịp trả lời, đã bị lôi xềnh xệch đi”.
Đoạn 6: Lên đường. Không khí của buổi lên đường cũng không vui vẻ gì. Những người không may mắn, không thể trốn thoát được phải tập trung xếp hàng năm để lên đường đi xem bóng đá. Họ bị giải đi như đoàn tù binh.
3. Các đoạn nối tiếp nhau thể hiện sự tăng tiến tính chất gay gắt của việc bắt người đi xem bóng đá. Tác giả đã tạo nên một mâu thuẫn trào phúng rất đặc sắc. Đi xem bóng đá là một hoạt để thao nhưng trong câu chuyện này, xem bóng đá lại trở thành một tai hoạ với người dân.
Mỗi đoạn là một mâu thuẫn hỗ trợ làm nổi bật mâu thuẫn chúng của toàn bộ tác phẩm.
Đoạn 1: Yêu cầu người dân đi xem bóng đá, một hoạt động thể thao bằng một cái lệnh.
Đoạn 2: Vận động người đi xem bóng đá bằng vũ lực, nhu ưđi bắt phu, Anh Mịch van xin để không phải đi xem.
Đoạn 3: Bác Phô gái đến tận nhà lí trưởng để xin cho chồng không phải đi xem đá bóng. ..
4. Để làm nổi bật tính chất trào phúng của tác phẩm nhà văn đã dùng các thủ pháp nói giễu, cường điệu, giọng điệu kể chuyện tự nhiên hài hước. Nhà văn đã cường điệu hóa khi kể về phản ứng của người dân xã Ngũ Vọng trước việc phải đi xem đá bóng. Chắc chắn họ không cần phải trốn tránh đến mức đó chỉ vì một buổi đi xem đá bóng.
Giọng kể tự nhiên, pha tính chất hài hước để làm nên giá trị châm biếm của tác phẩm.
5. Tinh thần thể dục phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Trong khi cuộc sống của dân chúng vô cùng khốn khổ thì chính quyền tay sai thực dân lại bày đặt những trò thể thao xa xỉ.
Hướng dẫn soạn bài " Xin lập khoa luật" - Trích " Tế cấp bát điều" - Nguyễn Trường Tộ - Văn lớp 11
1. Đoạn 1, tác giả nêu ra các nội dung của luật để khẳng định khả năng bao quát của luật đối với xã hội. Sau đó, khẳng định vai trò của luật đối với việc trị dân của vua.
a, Luật bào gồm: “kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”. Có nghĩa là luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm. Cũng ở đây, tác giả chỉ ra tác dụng của luật: quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn”. Ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của luật đối với việc trị dân của vua. Tác giả đã đề cập đến vấn đề dân chủ trong việc thi hành luật pháp.
b, Tác giả đã vào đề theo cách trực tiếp. Cách vào đề đó giúp cho người đọc chủ động tiếp nhận những nội dung được trình bảy ở phần sau.
c, Trong chế độ phong kiến, vua là trên hết nhưng tác giả đã dùng những lí lẽ thuyết phục nhà vua tuân theo pháp luật, đó là “Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chũ kí của các quan trong bộ ấy. Làm thế là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng. Vả lại vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái…”
d, Nguyễn Trường Tộ viết “ Phàm những ai đã nhập ngạch bộ Hình xử đoán…được một bậc” là đúng. Bởi vì, điều đó sẽ khiến cho các vị quan thực hành luật pháp có thể xử án một cách vô tư, đảm bảo sịư công minh, công bằm của luật, “để giúp cho các vị này được thong dong trong việc chấp hành luật pháp không bị một bó buộc nào cả”.
2. Đoạn 2, tác giả khẳng định vai trò của luật.
a, Ông đã chỉ ra rằng, lí thuyết của sách Nho “chỉ là nói suông trên giấy”, đó là những lẽ phải nhưng tự nó không có đủ khả năng làm cho mọi người thay đổi tâm tính, tự giác sửa mình. Đưa ra những nhược điểm của việc trị dân bằng lí thuyết nhà Nho, tác giả không chỉ hướng đến mục đích phê phán sách Nho mà để khẳng định luật cần thiết đối với sự ổn định của xã hội. Nho gia giáo dục con người bằng đạo đức, bằng những tấm gương đạo đức của quá khứ nên nặng tính lí thuyết suông.
b, Cuối mỗi điều phê phán Nho giáo, Nguyễn Trường Tộ kết lại bằng lời của Khổng Tử khiến cho lí lẽ của ông càng thuyết phục người nghe, nhất là nhà Nho vốn rất bảo thủ. Luật có vai trò biến lí thuyết của sách Nho thành hiện thực.
3. Đoạn 3, Nguyễn Trường Tộ đã lí giải thấu đáo vai trò của luật, đồng thời giải quyết triệt để những nghi ngờ về khả năng của luật. Ông dùng lập luận để bác bỏ quan điểm “luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”. Ông khẳng định “trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”. Để khẳng định tác giả đã dùng các câu nghi vấn tu từ. Bằng lập luận rõ ràng, lí lẽ thấu đáo, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ ra một cách thuyết phục sự cần thiết của việc dùng luật để trị dân. Từ đó khẳng định: lập khoa luật để dạy dân hiểu luật là việc làm cấp thiết.
4. Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Tư tưởng ấy của ông dù được nói đến cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Hướng dẫn soạn bài " Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" - Trích kịch Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng - Văn lớp 11
I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm
1. Tác giả
– Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho khá giả với tinh thần yêu nước cao ở xã Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội).
– Ông sớm tham gia cách mạng, hoạt động tích cực trong những tổ chức văn hóa nghệ thuật của Đảng.
– Ông là một nhà văn, một nhà viết kịch tài năng. Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong ông vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc.
– Năm 1996, ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
Vũ Như Tô là một vở kịch lịch sử. Tác phẩm này là cách nhà văn thể hiện quan điểm của mình về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cường quyền, giữa nghệ sĩ và nhân dân…Đây là một kiệt tác làm nên thành cồn của Nguyễn Huy Tưởng.
3. Tóm tắt vở kịch.
Vở kịch gồm 5 hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Nhân vật chính trong vở kịch là Vũ Như Tô – một nhà kiến trúc tài ba, một người nghệ sĩ có trí lớn và là người trọng nghĩa khinh tài. Ông làm việc dưới triều vua Lê Tương Dực – một vị hôn quân bạo chúa, việc ông vua làm là sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để thỏa mãn trí ăn chơi của mình. Một nghệ sĩ như Vũ Như Tô đã không màng đến tiền bạc đã từ chối dù bị đe dọa kết án tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ đã khuyên Vũ Như Tô nên nhận lời xây Cửu Trùng Đài, Đam Thiềm khuyên rằng đây là một cơ hội để ông có thể đem tài năng ra phục vụ cho nhân dân, đất nước “ Ông cứ xây lấy một tòa đài cao cả. Vua Hồng Thuận là lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. dân ta nghìn thu được hãnh diện…”. Vũ Như Tô nhận lời xây Cửu Trùng Đài nhưng trái ngược lại chính khi Cửu Trùng Đài được xây việc đó đã làm dân chúng thêm khổ cực, rồi họ vùng vậy, cái kết thật đau thương Vũ Như Tô bị giết còn Cửu Trùng Đài kia bị thiêu trụi.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong hồi V?
Mâu thuẫn trực trực tiếp đó là việc dân chúng đứng lên đấu tranh trống lại triều đình. Mâu thuẫn cơ bản là bắt nguồn từ việc vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ. Mặc cho nhân dân phải chịu những cực khổ như thế nào vua vẫn trà đạp lên những công sức lao động của họ mà hưởng lạc.
Mâu thuẫn thứ hai chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và về lợi ích thiết thực của việc xây Cửu Trùng Đài giữa mục đích của vua Lê Tương Dực và của Vũ Như Tô.Mâu thuẫn này đã đưa đến cái chết của Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.
Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ biết vì nghệ thuật, việc xây Cửu Trùng Đài ông coi đó là một sự cống hiến nghệ thuật cho dân chúng và ông không nghĩ rằng đằng sau là cả một tai họa dân chúng chịu cảnh lầm than. Mục đích nghệ thuật của ông mâu thuẫn gay gắt với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông không nhận ra được.Ông quên đi mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống bởi vậy mà ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói. Còn đối với dân chúng sự vùng lên là tất lẽ bởi họ đấu tranh cho quyền lợi của họ, họ chỉ biết Cửu Trùng Đài là nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến việc cuộc sống của họ phải lầm than. Giữa Vũ Như Tô – một người nghệ sĩ có mục đích cao đẹp không có tiếng nói chung với nhân dân lao động.
Câu 2: Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.
Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ có tài với mục đích chân chính, là một người nghệ sĩ có tài và tâm đối với nghệ thuật. Do ông quá đam mê nhiệt huyết với con đường nghệ thuật của mình hy vọng những cái tốt đẹp nhất được cống hiến tài năng cửa mình cho đất nước.Khi nghe lời khuyên của Đan Thiềm, nhận xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Ông luôn ở tron tâm trạng mơ màng, ảo vọng.Ông không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường. Việc làm của ông đã dẫn đến một tai họa không lường trước được.
Đan Thiềm là một người có tâm, là người yêu quý và tôn trọng nghệ thuật, tôn trọng người tài. Đan Thiềm rất kính trọng tài năng của Vũ Như Tô, bà đã khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài với mục đích cống hiến tài năng nghệ thuật cho đất nước. Nhưng chính lời khuyên ấy bà đã nhận ra đó là sai lầm rồi đến cuối cùng trước khi bà chết đã nhận ra rằng sự thất bại của giấc mộng lớn mà bà mong một Vũ Như Tô thực hiện. Một con người yêu mên nghệ thuật và kính trọng những tài năng như bà khi nhìn thấy cảnh Cửu Trùng Đài bị cháy và Vũ Như Tô chết như vậy bà đau đớn tột cùng và đã thốt lên “ Đài lớn tan tành. Ông Cả ơi ! Xin cùng ông vĩnh biệt!”.
Vũ Như Tô và Đan Thiềm là hai con người cùng có tấm lòng cao cả tri kỉ, cùng mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cái kết thất bại thật thương tâm. Cửu Trùng Đài là biểu tượng tâm huyết của cả hai con người này đã bị hủy hoại, hai người thật đáng thương, đáng kính trọng hơn là đáng trách.
Nhà văn qua đây đã bộc lộ được sự cảm thông và trân trọng của chính tác giả đối với hai con người tri âm tri kỉ nhưng phải chịu một số phận nghiệt ngã, bất hạnh này.
Câu 3: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch?Theo anh (chị), nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?
Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và lợi ích thiết thực của nhân dân là mâu thuẫn không giải quyết được.Bởi vậy, tác giả chưa giải quyết được triệt để mâu thuẫn này là tất lẽ. Cái kết cuối cùng của số phận tài hoa mà bạc mệnh một cái chết mà không hiểu lí do vì sao mình chết. Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài đều bị hủy diệt đã để lại những khúc mắc, mâu thuẫn, mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được phần nào mối quan hệ này trong đoạn trích của mình. Cái gọi là nghệ thuật đích thực thì phải thống nhất với quyền lợi của con người thì mới có thể thăng hoa và tồn tài được. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vị con người.
Câu 4: Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?
Đoạn trích thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.