chứng minh với a b không âm ta luôn có \(\sqrt{a}+\sqrt{b}\ge\sqrt{a+b}\)
Cho a, b là các số không âm, chứng minh rằng:
\(\sqrt{a}+\sqrt{b}\ge\sqrt{a+b}\)
Các số a và b như thế nào thì ta có đẳng thức:
\(\sqrt{a}+\sqrt{b}=\sqrt{a+b}\)
Ta có:
\(\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}\right)^2=\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}\right)\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}\right)\)
\(=\left(\sqrt{a}\right)^2+\sqrt{a}.\sqrt{b}+\sqrt{b}.\sqrt{a}+\left(\sqrt{b}\right)^2\)
\(=a+b+2\sqrt{a}.\sqrt{b}\)
\(=\left(\sqrt{a+b}\right)^2+2\sqrt{a}.\sqrt{b}\)
Vì \(\sqrt{a}\ge0,\sqrt{b}\ge0\) nên \(2\sqrt{a}.\sqrt{b}\ge0\) cho nên
\(\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}\right)^2-\left(\sqrt{a+b}\right)^2=2\sqrt{a}.\sqrt{b}\ge0\).
Tức là \(\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}\right)^2\ge\left(\sqrt{a+b}\right)^2,\) suy ra \(\sqrt{a}+\sqrt{b}\ge\sqrt{a+b}\)
Đẳng thức \(\sqrt{a}+\sqrt{b}=\sqrt{a+b}\) xảy ra chỉ khi \(\sqrt{a}.\sqrt{b}=0\)
tức là khi \(\sqrt{a}=0\) hoặc \(\sqrt{b}=0\), hay là \(a=0\) hoặc \(b=0\).
chung minh rang: Với a; b; c không âm ta có \(a^2+b^2+c^2\ge\sqrt{abc}\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\right)\)
13. Với a,b,c không âm. Chứng minh: \(a+b+c\ge\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ca}\)
14. Tình GTNN của biểu thức \(A=\sqrt{7+4x-4x^2}\)
14:
\(A=\sqrt{-4x^2+4x+7}\)
\(=\sqrt{-\left(4x^2-4x-7\right)}\)
\(=\sqrt{-\left(4x^2-4x+1-8\right)}\)
\(=\sqrt{-\left(2x-1\right)^2+8}< =\sqrt{8}=2\sqrt{2}\)
Dấu = xảy ra khi 2x-1=0
=>\(x=\dfrac{1}{2}\)
13:
\(a+b+c>=\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ac}\)
=>\(2a+2b+2c-2\sqrt{ab}-2\sqrt{bc}-2\sqrt{ac}>=0\)
=>\(\left(a-2\sqrt{ab}+b\right)+\left(b-2\sqrt{bc}+c\right)+\left(a-2\sqrt{ac}+c\right)>=0\)
=>\(\left(\sqrt{a}-\sqrt{b}\right)^2+\left(\sqrt{b}-\sqrt{c}\right)^2+\left(\sqrt{a}-\sqrt{c}\right)^2>=0\)(luôn đúng)
Cho a, b, c không âm. Chứng minh \(\sqrt{\dfrac{a+2b}{3}}+\sqrt{\dfrac{b+2c}{3}}+\sqrt{\dfrac{c+2a}{3}}\ge\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\)
Áp dụng BĐT: \(x^2+y^2+z^2\ge\dfrac{1}{3}\left(x+y+z\right)^2\) ta có:
\(a+b+b\ge\dfrac{1}{3}\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{b}\right)^2\Rightarrow\sqrt{\dfrac{a+2b}{3}}\ge\dfrac{\sqrt{a}+2\sqrt{b}}{3}\)
Tương tự: \(\sqrt{\dfrac{b+2c}{3}}\ge\dfrac{\sqrt{b}+2\sqrt{c}}{3}\) ; \(\sqrt{\dfrac{c+2a}{3}}\ge\dfrac{\sqrt{c}+2\sqrt{a}}{3}\)
Cộng vế với vế và rút gọn:
\(\sqrt{\dfrac{a+2b}{3}}+\sqrt{\dfrac{b+2c}{3}}+\sqrt{\dfrac{c+2a}{3}}\ge\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\) (đpcm)
Cho các số không âm a, b, c. Chứng minh rằng: \(\sqrt{a+b}+\sqrt{b+c}+\sqrt{c+a}\ge\sqrt{2a}+\sqrt{2b}+\sqrt{2c}\)
1.Cho a, b, c là các số không âm.
Chứng minh rằng:
\(a+b+c=\sqrt{ab}+\sqrt{ac}+\sqrt{bc}\)
\(< =>a=b=c\)
2. cho a,b,c không âm
Cmr: \(a+b+c\ge\sqrt{ab}+\sqrt{ac}+\sqrt{bc}\)
3. Cmr: với mọi số thực a, ta đều có:
\(\frac{a^2+2}{\sqrt{a^2+1}}\ge2\)
Dấu = xảy ra khi nào
Cho a, b, c không âm thỏa mãn a + b + c = 3
a. Chứng minh rằng \(\sqrt{a^2+1}+\sqrt{b^2+1}+\sqrt{c^2+1}\ge\sqrt{a^2+b^2+c^2+15}\)
b. Chứng minh rằng \(\sum\dfrac{a+1}{a^2+2a+3}\le1\)
a.
Bình phương 2 vế, BĐT cần chứng minh trở thành:
\(\sqrt{\left(a^2+1\right)\left(b^2+1\right)}+\sqrt{\left(b^2+1\right)\left(c^2+1\right)}+\sqrt{\left(c^2+1\right)\left(a^2+1\right)}\ge6\)
Ta có:
\(\sqrt{\left(a^2+1\right)\left(1+b^2\right)}\ge\sqrt{\left(a+b\right)^2}=a+b\)
Tương tự cộng lại:
\(\sqrt{\left(a^2+1\right)\left(b^2+1\right)}+\sqrt{\left(b^2+1\right)\left(c^2+1\right)}+\sqrt{\left(c^2+1\right)\left(a^2+1\right)}\ge2\left(a+b+c\right)=6\) (đpcm)
Dấu "=" xảy ra khi \(a=b=c=1\)
b.
\(\sum\dfrac{a+1}{a^2+2a+3}=\sum\dfrac{a+1}{a^2+1+2a+2}\le\sum\dfrac{a+1}{4a+2}\)
Nên ta chỉ cần chứng minh:
\(\sum\dfrac{a+1}{4a+2}\le1\Leftrightarrow\sum\dfrac{4a+4}{4a+2}\le4\)
\(\Leftrightarrow\sum\dfrac{1}{2a+1}\ge1\)
Đúng đo: \(\dfrac{1}{2a+1}+\dfrac{1}{2b+1}+\dfrac{1}{2c+1}\ge\dfrac{9}{2\left(a+b+c\right)+3}=1\)
Với 3 số a, b, c không âm, chứng minh bất đẳng thức \(a+b+c\ge\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ca}\)
Hãy mở rộng kết quả cho trường hợp bốn số, năm số không âm
Áp dụng bất đẳng thức Cô-si cho hai số không âm, ta có :
\(\dfrac{a+b}{2}\ge\sqrt{ab}\) (1)
\(\dfrac{b+c}{2}\ge\sqrt{bc}\) (2)
\(\dfrac{c+a}{2}\ge\sqrt{ca}\) (3)
Cộng từng vế bất đẳng thức (1), (2), (3) ta được :
\(a+b+c\ge\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ca}\)
Vậy bất đẳng thức đã được chứng minh
Mở rộng cho bốn số a, b, c, d không âm, ta có bất đẳng thức :
\(a+b+c+d\ge\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{cd}+\sqrt{da}\)
Mở rộng cho năm số a, b, c, d, e không âm, ta có bất đẳng thức : \(a+b+c+d+e\ge\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{cd}+\sqrt{de}+\sqrt{ea}\)
áp dụng BĐT AM-GM với 2 số không âm
\(a+b\ge2\sqrt{ab}\)
\(b+c\ge2\sqrt{bc}\)
\(a+c\ge2\sqrt{ac}\)
cộng các vế của BĐT ta có
\(2\left(a+b+c\right)\ge2\left(\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ac}\right)\)
chia cả hai vế của BĐT cho 2 ta có đpcm
chứng minh rằng mọi a,b không âm ta luôn có:
\(\sqrt{a-b}>=\sqrt{a}-\sqrt{b}\)
help me m.n ơi!!
với a, b không âm thì
\(ab>0\Rightarrow\sqrt{ab}>0\Rightarrow2\sqrt{ab}>0\Rightarrow a+2\sqrt{ab}+b>a+b\Rightarrow\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}\right)^2>\left(\sqrt{a+b}\right)^2\Rightarrow\sqrt{a}+\sqrt{b}>\sqrt{a+b}\left(đpcm\right)\)
mk đang cần phải cm là \(\sqrt{a-b}>=\sqrt{a}-\sqrt{b}\)
chứ đâu phải là \(\sqrt{a}+\sqrt{b}>\sqrt{a+b}\)
đẳng thúc này bạn có thể áp dụng với phương án \(\le hay\ge\)đều được nhé
( dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi hoặc a=0 hoặc b=0)