Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hoàng An
Xem chi tiết
Bùi Anh Tuấn
23 tháng 9 2019 lúc 12:31

Mỗi chúng ta, ai sinh ra cũng mang trong mình niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Người Việt Nam ngay từ những ngày còn thơ bé đã vô cùng tự hào về giống nòi tổ tiên mình qua lời kể của bà, của mẹ từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. “Con Rồng cháu Tiên” không chỉ là một truyền thuyết tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà còn là câu chuyện giải thích nguồn cội cha ông đầy vẻ vang của đất nước ta, là truyền thuyết mà mãi đến muôn đời sau vẫn còn lưu truyền.

Truyền thuyết kể lại rằng: Thuở xưa, ở vùng đất Lạc Việt Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta, có một vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần mình Rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thần sinh sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng lên cạn, giúp nhân dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và dạy nhân dân cách trồng trọt, chăn nuôi.

Cũng khi ấy, ở vùng núi cao phương Bắc, có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc dòng dõi Thần Nông, tên gọi là Âu Cơ. Nàng thích ngao du đây đó, thích đến những nơi có phong cảnh đẹp. Nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền tìm đến thăm. Tại đây, Âu Cơ và Lạc Long Quân tình cờ gặp nhau. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng lại sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con trai trắng trẻo, hồng hào, khôi ngô tuấn tú. Cả một trăm người con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một thời gian sau, Lạc Long Quân vì không quen sống trên cạn và nhớ biển cả nên chàng trở về thuỷ cung, để lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Ngày qua ngày, Âu Cơ chờ mãi chờ mãi, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:

- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi dạy các con?

Lạc Long Quân nghe vậy, đành phải nói với Âu Cơ rằng:

- Ta vốn nòi Rồng, quen sống ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên, quen sống ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng nào mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chúng ta chia nhau cai quản các phương. Kẻ trên miền núi, người dưới miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng, đưa năm mươi người con lên núi, đến vùng đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết thì con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Nhân dân ta từ đó luôn hết lòng đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau bảo vệ đất nước, đứng lên đánh đuổi nhiều lần giặc ngoại xâm.

Cho đến hôm nay, khi nhiều thập kỉ đã qua đi, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên vẫn được lưu giữ trong nhân dân ta, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thuyết không chỉ giải thích nguồn gốc cao quý của tổ tiên mà còn khẳng định nhân dâm Việt Nam đều là anh em một nhà, phải đoàn kết yêu thương lẫn nhau, sống xứng đáng với cội nguồn con cháu Rồng Tiên của mình.

Nguyễn Thị Ngọc
Xem chi tiết
bbbbbb
Xem chi tiết
Hoàng Long
11 tháng 7 2019 lúc 11:09

#) Tham khảo

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu Cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:

- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

                                  ~ Hok tốt ~

๖ۣۜNɦσƙ ๖ۣۜTì
11 tháng 7 2019 lúc 11:29

   Các bạn có biết vì sao ta luôn tự hào là "Con Rồng cháu Tiên" không? Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên tôi kể sau đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về điều đó.

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên gọi Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần có sức khoẻ vô địch, thường lên cạn để dạy dân cách ăn ở, giúp dân diệt trừ yêu quái.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ là con của thần Nông – vị thần giúp dân trồng trọt lúa ngô,… Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng Âu Cơ xin phép vua cha cho tới thăm. Ở đó, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau và nên duyên chồng vợ, cùng sống ở cung điện Long Trang.

Thời gian sau, Âu Cơ có mang. Đủ ngày đủ tháng, nàng sinh ra một cái bọc có trăm trứng. Lạ thay, trăm trứng lại nở ra trăm người con trai đẹp đẽ, hồng hào. Chúng không cần bú mớm gì mà vẫn lớn nhanh khoẻ mạnh như thần.

Sống với nhau một thời gian, cảm thấy mình không thể tiếp tục cuộc sống trên cạn, Lạc Long Quân đành từ biệt vợ con trở về Long cung.

Lại nói về Âu Cơ. Ngày đêm nàng buồn tủi chờ mong Lạc Long Quân trở về. Không chịu được, nàng gọi chồng lên, bảo:

- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con?

Lạc Long Quân nắm tay vợ, bùi ngùi nói:

- Ta ở miền nước thẳm, nàng ở chốn non cao, ta là Rồng còn nàng là Tiên. Rồng và Tiên không thể sống mãi cùng nhau. Nay, ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, cùng nhau cai quản bốn phương, bảo vệ đất nước, có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng lên đường. Người con lớn của Âu Cơ theo mẹ lên núi, được tôn làm vua. Chàng đóng đô ở đất Phong Châu, lấy hiệu là Hùng Vương. Mười tám đời vua Hùng đã nối tiếp nhau. Từ đó, dân tộc ta dù ở khắp mọi nơi nhưng vẫn gọi nhau là đồng bào. Mỗi khi gặp giặc ngoại xâm vẫn cùng nhau đứng lên giữ nước. Mỗi khi nơi nào gặp khó khăn, các nơi khác lại cùng nhau giúp đỡ.

Câu chuyện tôi kể chắc đã giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi dân tộc Việt và cũng gửi gắm ước mơ thống nhất cộng đồng người Việt của dân ta đấy các bạn ạ.

Nhóc
Xem chi tiết
Ngọc Anh Dũng
16 tháng 10 2017 lúc 13:00

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Nhóc
16 tháng 10 2017 lúc 13:08

Thanks bn Ngọc Anh Dũng nha

Tú
18 tháng 10 2017 lúc 20:39

       ♥Mk cũng làm giúp bn nha♥...!!!

    Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần mình rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Với sức khoẻ vô địch của giống rồng cùng những phép thần thông biến hoá mà cha mẹ dạy cho, chàng hay lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi…
Cùng lúc ấy, ở vùng núi cao phương Bắc có một tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, tên là Âu Cơ, thuộc dòng họ Thần Nông. Nghe nói vùng đất Lạc Việt đất đai màu mỡ, vạn vật phong phú tốt tươi, nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân và hai người nên duyên chồng vợ. Họ sống với nhau rất hạnh phúc ở cung điện Long Trang.
Không lâu sau, Âu Cơ có mang. Mọi người mừng rỡ chờ ngày nàng nở nhụy khai hoa. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào bụ bẫm. Đàn con chẳng cần bú mớm, lớn nhanh như thổi, đứa nào đứa nấy mặt mũi khôi ngô, sức khoẻ vô địch.
Một ngày nọ, Lạc Long Quân bỗng nhớ biển cồn cào, chàng bèn về thuỷ cung, để lại Âu Cơ và đàn con đêm ngày nhớ mong buồn tủi. Mãi rồi một hôm, Âu Cơ đành phải gọi Lạc Long Quân lên, nàng than thở:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy con cái?
Lạc Long Quân rầu rĩ:
- Cả đời ta gắn với biển sâu, nàng lại là tiên nữ chốn non cao. Người dưới nước, kẻ trên cạn thì một cuộc biệt li chắc không tránh khỏi. Vả lại, ta còn cha già mẹ yếu nơi biển sâu không ai chăm sóc, công việc ở đó không ai gánh vác thay ta. Thôi, ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, mỗi khi khó khăn hoạn nạn thì phải giúp đỡ lẫn nhau.
Không còn cách nào khác, Âu Cơ đem năm mươi người con lên núi. Người con trưởng của Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Vãn Lang, đóng đô ở đất Phong Châu. Trong triều có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Tục truyền rằng, mười mấy đời vua đều không thay đổi hiệu - Hùng Vương.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, nhân dân ta rất tự hào vì mình là con Rồng cháu Tiên.

Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
28 tháng 8 2018 lúc 15:59

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng.

Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.

Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên

Mio HiHiHiHi
28 tháng 8 2018 lúc 16:01

Nội dung:-Giải thích suy tôn nguồn gốc dân tộc

-Ý nguyện đoàn kết thống nhất đất nước của nhân dân ta

Nguyễn Mai Hương
28 tháng 8 2018 lúc 16:04

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

ngắn lw r đó

# chikute #

henry
Xem chi tiết
nguyễn phương thảo
11 tháng 1 2018 lúc 10:38

Hỡi các con, nay các con đã lớn, các con phải biết rõ gốc tích của mình. Vậy cha sẽ kể cho các con nghe.
Cha ta xưa, tức ông nội các con, vốn là một vị thần thuộc nòi Rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Ông các con thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, có nhiều phép lạ, sức khỏe vô địch. Thuở ấy miền đất Lạc Việt ta có nhiều loài yêu quái làm hại dân lành. Cha ta giúp dân diệt ưừ được Mộc Tinh, Hồ Tinh, Ngư Tinh, lại dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Người thường về thủy cung ở với mẹ. Khi cần thiết, người mới hiện lên.
Một lần, tình cờ cha gcặp lại mẹ ta tức bà của các con. Mẹ ta vốn người ở vùng núi cao phương Bắc, tên là Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng ta có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đôn thăm. Mẹ cha ta gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vự chồng, sống với nhau trên cạn ở cung điện Long Trang.
ít lâu sau, mẹ ta có thai rồi sinh nở. Chuyện lạ lùng là mẹ ta không sinh ra một đứa con mà một cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con. Trăm anh em ta hồng hào, đẹp đẽ, lớn lên như thổi, ai cũng khôi ngô, khỏe mạnh. Ta nở ra từ quả trứng đầu tiên nên được coi là anh cả.
Một hôm, cha ta vốn quen sống dưới nước, thấy mình không thể sống mãi ưên cạn, bòn từ biệt mẹ ta để trở về thủy cung. Mẹ ta nuôi con, mong chờ mãi mà không thấy cha ta trở lại. Cuối cùng mẹ ta phải gọi cha ta về. Mẹ ta than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
- Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là giống Tiên ở chốn non cao. Ta với nàng, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương... Tuy kẻ miền núi, người miền biển những khi có việc thì phải giúp đỡ lẫn nhau, chớ quên lời hẹn.
Thế là cha mẹ và anh em ta chia tay nhau, lên đường. Ta được lên làm vua. Ta lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình ta có quan văn, tướng võ. Còn các con, con trai gọi là quan lang, con gái gọi là mộ làng. Bao giờ hết đời ta thì con trưởng sẽ thay ta làm vua, cũng lấy hiệu là Hùng Vương, cho đôn đời con, đời cháu chắt các con cũng cứ như thế, không được thay đổi.
Các con, đốn đời con cháu các con sau này, hàng trăm hàng nghìn năm sau, cũng phải nhắc nhau biết mình là con Rồng, cháu Tiên, thương yêu giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, làm cho nước nhà ngày càng phồn vinh, hùng mạnh.

Kia-K3
Xem chi tiết
ncjocsnoev
1 tháng 7 2016 lúc 19:47

Con rồng cháu tiên :
- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên ===> Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc 
- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng bào" (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) ===> Truyền thống đoàn kết của dân tộc 
Bánh trưng bánh giày :
 Hai loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động 
Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu
Thánh gióng :

Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.

Nobi Nobita
1 tháng 7 2016 lúc 19:48

Con rồng cháu tiên :
- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc :

         +Con Rồng cháu Tiên => Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc 
- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng bào" (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ)

          +=> Truyền thống đoàn kết của dân tộc 
-Bánh trưng bánh giày :
 +Hai loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động 
+Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang Liêu
-Thánh gióng :

+Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
 

Vũ Khánh Ly
1 tháng 7 2016 lúc 20:22

sao bài lm 2 bn này giống nhau v

Lê Nguyễn Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Akiko Mai
14 tháng 10 2016 lúc 19:23

Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom.

Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang sống dưới thủy cung.

Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗngh ta gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước nguyện cùng chung sống trọn đời.

ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ.

Sống ở trần thế đã lâu, ta cũng thấy nóng lòng. ở thuỷ cung, cha mẹ đã già, công việc không biết ai gánh vác. Trăn trở nhiều lần, ta nghĩ: “Âu Cơ vốn thuộc dòng tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nauy mai khó là tránh khỏi. Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói:

- Ta và vàng tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn cũng không thay đổi. Ta nghĩ, ta là giống rồng, nàng là giống tiên, vậy khó mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, ta sẽ đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau ra mà cai quản các phương hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ.

Âu Cơ nghe thấy hợp tình cũng đành nghe theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, da diết.

Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nước hiệu là Văn Lang, truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Sau đó rất lâu, ta và Âu Cơ không gặp lại nhau nhưng tình nghĩa vẫn không phai. Hơn thế, nghĩa “đồng bào” trong trăm con ta cũng không thay đổi. Bởi thế cho nên đến tận ngày nay, trên đất nước ta dẫu có tới trên 50 dân tộc, nhưng đều là anh em ruột thịt một nhà.

 

Thảo Phương
14 tháng 10 2016 lúc 19:52

Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ. Thần thường sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn diệt trừ yêu quái giúp dân và dạy dân chăn nuôi trồng trọt…

Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Biết vùng Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nàng đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Họ yêu nhau, kết duyên đôi lứa, sống tại cung điện Long Trang trên cạn.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kì lạ làm sao, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng đó nở thành trăm người con trai đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần. Âu Cơ và Lạc Long Quân mừng vui khôn xiết.

Nhưng Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước. Một hôm, chàng đành từ biệt vợ con trở về thuỷ cung. Âu Cơ một mình vò võ nuôi con trong chờ mong buồn tủi. Một hôm, nàng gọi chồng lên than thở:

– Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con ?

Lạc Long Quân ngậm ngùi:

– Ta thuộc nòi rồng, quen sống dưới vùng nước thẳm, nàng là tiên nữ, quen sống chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con lên núi, chia nhau cai quản đất đai, khi có việc cần thì giúp đỡ nhau. 

 Âu Cơ mang năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Triều đình có đủ tướng văn tướng võ. Con trai được gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương. Khi cha chết, ngôi báu được truyền cho con trưởng. Cứ thế, mười mấy đời vua Hùng đã thay nhau trị vì đất nước, không hể thay đổi hiệu Hùng Vương.

Kể từ đó, dân Việt Nam, con cháu các vua Hùng, đều tự coi mình là con Rồng, cháu Tiên.

Đấy là truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc ta. Truyền thuyết cũng cho ta hiểu rõ hơn hai tiếng thiêng liêng "đồng bào" (cùng trong một bọc). Chúng ta tự hào hơn về nòi giống Tiên Rồng của mình. Tự hào hơn về tình đoàn kết của các dân tộc anh em trên đất Việt.

 

Nguyen Thi Mai
14 tháng 10 2016 lúc 19:52

Em tham khảo nhé



Xem nhiều hơn tại - http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=109917#.WADUzZ6g_Dc#ixzz4N402unmn

Katori
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh Hoài
26 tháng 10 2017 lúc 20:49

Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, em rất thích truyện Con Rồng, cháu Tiên. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên hay Sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ… vốn là một thần thoại có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo như các nhân vật thần linh có nhiều phép lạ và hình tượng cái bọc trăm trứng… đã biến nó thành một truyền thuyết hay và đẹp vào bậc nhất, nhằm giải thích và suy tôn nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc Việt.

Lạc Long Quân và Âu Cơ là sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú của người xưa. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được dệt nên từ những chi tiết lạ thường.

Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (biển Đông); còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Mỗi thần có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của Lạc Long Quân được nhấn mạnh là vẻ đẹp của tài năng. Thân có thân hình Rồng, sống được cả dưới nước lẫn trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái (Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh) làm hại dân lành. Thần lại có lòng thương người, thường dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.

  Âu Cơ là Tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần. Nàng thích đi đây đi đó. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm và tình cờ gặp Lạc Long Quân ở đó.

Câu chuyện hấp dẫn người nghe bởi những chi tiết ngẫu nhiên lạ lùng: Rồng ở dưới nước gặp Tiên trên non cao rồi yêu nhau, kết duyên thành vợ chồng. Đây là biểu tượng của sự kết hợp giữa hai thành phần chính trong cộng đồng mới hình thành của dân tộc Việt.

Đời Hùng vương, cư dân Văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên quan hệ với nhau về kinh tế, văn hóa. Cuộc hôn nhân thần thoại giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ và sự thống nhất giữa cư dân của hai bộ tộc này.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên phản ánh sự hình thành của đất nước Lạc Việt trong buổi bình minh của lịch sử qua các chi tiết: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đật tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ… Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Đây là thời kì mở đầu kỉ nguyên độc lập của người Việt, hay còn gọi là thời kì Hùng Vương dựng nước.

Tú
26 tháng 10 2017 lúc 20:51

Thuở xa xưa ở miền Lạc Việt có một vị thần, nòi rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai của nữ thần Lạc Long Nữ nơi thuỷ cung tráng lệ.
Lạc Long Quân có sức khoẻ phi thường, lắm phép lạ, đã vì dân mà ra tay diệt Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh và nhiều yêu quái khác. Thần còn dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, chài lưới, cách làm nhà để ở,...
Cũng thuở ấy, ở vùng núi phương Bắc có nàng Âu Cơ, thuộc dòng dõi Thần Nông, tuyệt trần xinh đẹp. Nghe tin vùng đất Lạc Việt phương Nam là một xứ sở nhiều hoa thơm cỏ lạ, Âu Cơ bèn du ngoạn tới thăm.
Âu Cơ gặp Lạc Long Quân, người mến sắc, kẻ tham tài, rồi yêu nhau, nên vợ nên chồng. Sau mối kỳ duyên hạnh ngộ, Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai khôi ngô, tuấn tú tuyệt trần. Cuộc sống đang diễn ra vô cùng hạnh phúc, thì một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: Ta vốn nòi rồng ở nước, nàng là dòng tiên ở non cao. Khó ở với nhau một nơi lâu dài được. Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển; nàng sẽ đưa năm mươi, con lên núi, chia nhau trấn giữ các phương. Khi có đại sự nhớ giúp nhau, chớ sai lời hẹn....
Âu Cơ đưa đàn con lên rừng núi sinh cơ lập nghiệp. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, truyền ngôi mười mấy đời uy danh rạng rỡ bốn phương. Con cháu ngày một thêm đông đúc.
Từ sự tích Trăm trứng này mà người Việt Nam ta vẫn tự hào nhắc đến nguồn gốc dòng dõi của mình là con Rồng cháu Tiên.
Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể .hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng.

minhduc
26 tháng 10 2017 lúc 20:55

 1/- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên ===> Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc 
2/- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng bào" (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) ===> Truyền thống đoàn kết của dân tộc 
3/- Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên ... 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng...