Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Diệp Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
10 tháng 4 2020 lúc 9:09

Câu 1.

VB: Buổi học cuối cùng

TG: An-phông-xơ Đô-đê

Hoàn cảnh sáng tác :

- Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

Câu 2. 

Phó từ trong đoạn văn : vẫn , cũng

- Ý nghĩa :  phó từ là làm thành tố phụ trong cụm động từ, chỉ sự so sánh, tiếp diễn của hành động

Câu 3.

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4.

 việc làm để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ :

- Yêu tiếng nói của dân tộc mình

- Sử dụng tiếng nói của dân tộc trong giao tiếp hàng ngày, không lai căng, pha tạp ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ nói của mình

- Trân trọng ngôn ngữ dân tộc mình, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

- Sử dụng thành thạo ngôn từ dân tộc vào đúng mục đích, phù hợp với nội dung , hoàn cảnh giao tiếp

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và..

chúc bạn học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Diệp Chi
10 tháng 4 2020 lúc 10:55

Nguyễn Ngọc Linh cái bài viết đoạn văn ở phần cuối là và.. j vậy b

Khách vãng lai đã xóa
rtrr
Xem chi tiết
Ngô Thị Diệu Anh
30 tháng 4 2020 lúc 8:24

cứt nhé

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Phương Dung
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
27 tháng 2 2019 lúc 17:30

1. PTBĐ chính: tự sự

2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".

3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.

4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp -  Phổ và chịu sự thống trị của Đức.

Kiệt Nguyễn
2 tháng 3 2019 lúc 10:41

Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.

Câu 3 : 

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4 :

Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :

- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho  nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp.  Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.

Câu 5: 

- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.

 + Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:

 +Giữ gìn sự trong sáng.

 + Sử dụng có chuẩn mực

 + Làm giàu thêm vốn từ.

- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc

+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.

+ Có thái độ yêu say các môn học.

+ Có tinh thần tự học.

- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.

Lê Thị Phương Dung
Xem chi tiết
Phương Anh
Xem chi tiết
Lê Thị Phương Dung
Xem chi tiết
Anh Phương
Xem chi tiết
Sad boy
28 tháng 7 2021 lúc 16:44

luoy quá 

Câu 1 : Câu nói trên là của nhân vật Prăng

Trong tác phẩm Buổi học cuối cùng của An - Phông -Xơ -  Đô -Đê

 Câu nói ấy cất lên trong hoàn cảnh vào ngày mai Prăng và các bn sẽ ko đc học tiếng mẹ để nữa vì Pháp đã thuộc nước Phổ trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ

Câu 2 

BPTT : so sánh ( câu chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù. )

Biện pháp tu từ đó đã giúp em hiểu ý nghĩa của câu nói ấy rằng : Chúng ta không bao giờ đc quên tiếng mẹ đẻ , đánh mất bản sắc dân tộc vì chỉ khi giữ đc tiếng mẹ đè thì mới có cơ hội giành lại độc lập

Câu 3 Tham khảo

TÁC DỤNG : khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Qua đó, tác giả nhằm khẳng định con người phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình

Câu 4 

Tiếng nói của dân tộc là một thứ thiêng liêng, cao quý của mỗi quốc gia. Nó được truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác. Khi một quốc gia lâm vào cảnh khốn khó, gian lao thì tiếng nói dân tộc luôn là chìa khóa để bước ra khỏi chốn lao tù. Vì vậy cần bảo vệ, giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc bằng chính sự nỗ lực của mình. Là một công dân Việt Nam, em luôn chăm chỉ học tập. Ngoài ra, em con tìm hiểu về những di tích lịch sử hùng vĩ của tổ quốc. Từ đó rút ra kinh nghiệm học tập của cha ông để lại cố gắng hết sức để đạt thành tựu vẻ vang như các thế hệ trước. Hơn thế, tiên học lễ - hậu học văn, em cũng luôn lễ phép cha mẹ, thầy cô, ông bà để không phụ công ơn dạy dỗ của họ dành cho em.

câu trần thuật đơ : câu dcd bôi đen

 

 

Bách
28 tháng 7 2021 lúc 16:45

a hoàn cảnh sắp phải ngừng học pháp

b điệp ngữ:hay nhất thế giới,..., vững vàng nhất

c gơi ý: 

-biện pháp tu từ được viết hoàn cảnh nào, dưới tay tác giả nào

-nó gợi lên điều gì, chỉ gì

- cảm nghĩ của mình

d

-(1 câu) tiếng việt thiếng liêng như nào

- (2-3 câu)việc làm: học văn, dùng tiếng việt, viết văn,...

- thể hiện tình yêu với tiếng việt

Anh Phương
Xem chi tiết
rtrr
Xem chi tiết
Trương Yến	Nhi
28 tháng 4 2020 lúc 11:32

Câu 1:

- Trong văn bản buổi học cuối cùng.

- Tác giả An-phông-xơ Đô-đê.

- Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Thổ.

Câu 2: 

Ngôi thứ nhất
    Tác dụng Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.

Câu 3:

Sử dụng phép so sánh.

• làm cho lời văn thêm hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

• thể hiện rõ nét không khí của buổi học cuối cùng: lúc thì ồn ào, lúc thì lặng yên.

• thể hiện tâm trang lưu luyến, bịn rịn của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men.

Câu 4:( bạn tham khảo nha )

Trong văn bản buổi học cuối cùng nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là thầy Ha – men. Để tôn vinh buổi học Pháp văn cuối cùng, thầy Ha – men đã mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ mặc trong những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo và giảng bài vs giọng nói dịu dàng và truyền cảm hứng.Thầy ko trách mắng cậu bé Prăng khi cậu đến muộn hay ko thuộc bài, thầy để giành hết tâm huyết và sự kiên nhẫn của mình để gian buổi học cuối dù cho cảm giác đau buồn vì sắp phải rời khỏi ngôi trường đã gắn bó bao nhiêu năm qua, rời xa các em học sinh và vùng An – dát. Thầy đã chuẩn bị những tờ mẫu mới tinh viết bằng chữ rông: Pháp , An – dát , …, thầy còn kiên nhẫn giảng giải như muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình , muốn đưa ngay một lúc những tri thức đấy vào đầu các em học sinh trước khi ra đi. Trong bài giảng của mk thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp-tiếng ns dân tộc , thầy cũng tự phê bình mk cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc thầy ns đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại và gương mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn, thầy còn nhấn mạnh rằng : chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khoá chốn lao tù, giúp mỗi người tù"vượt ngục tinh thần" nuôi dưỡng lòng yêu nước. Khi buổi học kết thúc cũng là lúc con người kia xúc động mạnh, người tái nhợt nghẹn ngào, ko ns đc hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm" như chứng tỏ lòng yêu nước và sự cao quý của tiếng Pháp như nhắc nhở các em học sinh đừng bao giờ đánh mất tiếng Pháp và tình yêu đối vs đất nước Pháp.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Lan Anh
28 tháng 4 2020 lúc 11:35

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản "Buổi học cuối cùng". An-phông-xơ Đô-đê. Hoàn cảnh sáng tác là khi Đức xâm chiếm Pháp, dạy tiếng Đức ở ở các trường vùng An-dát và Lo-ren.

Câu 2: Kể theo ngôi thứ 1, giúp thể hiện được tình cảm, cảm xúc của nhân vật một chân thực.

Mình chỉ trả lời đc 2 câu này thôi

Khách vãng lai đã xóa
Phan Nguyễn Thùy Trâm
28 tháng 4 2020 lúc 15:22

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản Buổi học cuối cùng. Của tác giả An- phông- xơ Đô- đê. Hoàn cảnh sáng tác là khi Đức xâm chiếm đất nước Pháp và bắt buộc các trường học ở An-dát vá Lo-ren phải dạy tiếng Đức.

Câu 2: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất nhằm thẻ hiện được tình cảm và cảm xúc của nhân vật.

Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh.Giúp bài văn tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng.

Khách vãng lai đã xóa