Đề kiểm tra học kì I - Đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngoc Phan Nguyen Anh
Xem chi tiết
Hồ Hà Thi Quân
21 tháng 11 2017 lúc 15:26

Thí nghiệm chứng minh lá chế tạo tinh bột ở ngoài sáng ;

- Lấy một chậu cây khoai lang để vào chỗ tối hai ngày. Sau đó dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt. Đem chậu cây đó để ở chỗ có nắng gắt từ 4 - 6 giờ .

- Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen cho vào cồn 90độC đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục của lá, rồi rửa sạch trong cốc nước ấm.

- Bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột( dung dịch i ốt loãng)

Ngoc Phan Nguyen Anh
Xem chi tiết
Bùi Lê Thái
15 tháng 11 2017 lúc 21:44

- Lấy 1 chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày.Sau đó dùng băng giấy đen bịt giấy đen 1 phần lá ở cả 2 mặt . Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt (hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500W) từ 4 đến 6 giờ.

- ngắt chiếc lá đó,bỏ băng giấy đen,cho vào cồn 90° đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục của lá,rồi rửa sạch trong ly nước ấm.

-Bỏ lá đó vào ly đựng thuốc thử tinh bột(dung dich i-ốt loãng),ta thu được kết quả.

Công chúa ánh dương
28 tháng 12 2017 lúc 21:12

Thí nghiệm:

Ta làm các bước sau :

Bước 1 : Để một chậu trồng cây vào chỗ tối trong hai ngày .

Bước 2 : Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt .

Bước 3 : Đem chậu cây đó để ra chỗ nắng gắt từ 4 - 6 giờ .

Bước 4: Ngắt chiếc lá , bỏ bây giấy đen , cho vào cồn 90 độ , đun sôi để tẩy hết diệp lục trong lá , rửa bằng nước ấm.

Bước 5 : Bỏ chiếc lá vào cốc đựng tinh bột ( dung dịch iốt loãng ) , ta thu được kết quả :

- Phần che : vàng cam --> không tạo tinh bột

- Phần không che : xanh đen --> có tinh bột .

Kết luận : Lá cây chế tạo ra tinh bột .

Hồ Hà Thi Quân
29 tháng 12 2017 lúc 12:15

Thiết kế thí nghiệm chứng minh là cây chế tạo tinh bột ở ngoài sáng

Thí nghiệm:

Bước 1 :Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày.

Bước 2: Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt.

Bước 3:Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt)

Bước 4:Ngắt chiếc lá bỏ băng giấy đen và cho vào cồn 90° đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá.

Bước 5:Rửa sạch lá trong cốc nước ấm. rồi bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng), ta thu được kết quả: chỗ bịt giấy đen (không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.

Nguyễn Thị Hạnh
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
23 tháng 11 2017 lúc 22:36

+ Ví dụ về sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên:

- Sinh sản bằng thân bò: rau má, khoai lang ...

- Sinh sản bằng thân rễ: gừng, giềng ...

- sinh sản bằng rễ củ: khoai tây, sắn ...

- Sinh sản bằng lá: cây bỏng ...

+ Ý nghĩa của sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: tạo ra được các cá thể mới từ cá thể ban đầu

+ Sinh sản sinh dưỡng do người

- Giâm cành: sắn, rau ngót ...

- Chiết cành: cam, bưởi ...

- Ghép cành: ghép giữa bưởi và cam ...

+ Ý nghĩa sinh sản sinh dưỡng do người: tạo ra được nhiều cây mới, rút ngắn thời gian sinh trưởng và phát triển của cây, thu được năng suất cao và nhanh được thu hoạch hơn

Trần Hà Minh Thư
Xem chi tiết
Hoàng Jessica
26 tháng 11 2017 lúc 20:36

Cách nhận biết các gân lá:

+Gân hình mạng.VD:lá tía tô,lá gai,...

+Gân song song.VD:lá dứa,lá tre,lá trúc,...

+Gân hình cung.VD: lá mã đề.lá địa liền,...

*Còn một số các loại gân lá như:

+Lông chim. Đa số có ở các loài thực vật bậc cao.Vd:lá mít,lá đại,..

+Vấn hợp. VD: lá ổi, lá các loài trâm.

-Cách nhận biết cách xếp lá trên cây:

+Mọc cách (mọc sole):có một lá mọc từ một mấu thân, mỗi lá mọc cách nhau theo kiểu sole.Vd:cây dâu,cây mồng tơi,...

+Mọc đối: có 2 lá mọc từ một mấu thân, hai lá đó nằm đối nhau.Vd:cây dừa cạn,cây ổi,...

+Mọc vòng: lá mọc theo vòng tròn vòng từ dưới lên.Vd:cây dây huỳnh,cây trúc đào,..

 

Đạt Trần
26 tháng 11 2017 lúc 20:35

Các kiểu xếp lá:

- Lá mọc cách: các lá mọc so le nhau trên cành như lá cây dâu, lá cây dâm bụt...

- Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành như; lá ổi, lá hải đường, lá mẫu đơn.

- Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành như lá cây dây huỳnh, lá trúc đào...

Các kiểu gân lá:3 kiểu gân lá (hình mang, hình cung, song song).

Kim Hoàng
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
27 tháng 11 2017 lúc 22:14

+ Vì bắp cải, su hào là những cây ưa lạnh, thích hợp trồng vào mùa đông khi trời có nhiệt độ thấp, khí hậu lạnh, độ ẩm cao.

Vì vậy, khi trồng bắp cải, su hào vào mùa hè khí hậu khô nóng, nhiệt độ cao không phải là điều kiện phù hợp cho cây phát triển dẫn tới năng suất cây trồng thấp, cây kém phát triển.

Hoàng Sơn
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Huyền
27 tháng 11 2017 lúc 22:08

Từ những dụng cụ trên, ta có thí nghiệm sau :

Bước 1 : Đặt 2 chậu cây vào chỗ tối 2 ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết đi.

Bước 2 : Đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt. Dùng hai chuông thủy tinh ( A hoặc B ) úp ra ngoài mỗi chậu cây.

Bước 3 : Trong chuông A cho thêm cốc nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết các khí cacbonic của không khí trong chuông.

Bước 4 : Đặt 2 chuông thí nghiệm ở chỗ có nắng. Sau khoảng 5 - 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng iot loãng.

* . Kết quả :

- Lá ở chuông A có màu vàng

- Lá chuông B có màu tím đen

* . Kết luận :

- Khi chế tạo tinh bột, cây cần khí cacbonic, ánh sáng, nước và chất diệp lục.

Hoàng Sơn
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
27 tháng 11 2017 lúc 22:01

- Tiến hành: Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên hai tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp vào. Trong huông A có đặt một chậu cây. Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào bóng tối.

- Kết quả: Sau khoảng 6 giờ ngắt thấy cốc nước vôi trong ở chuông A có váng dày và đục hơn ở chuông B.

- Giải thích: Cả 2 cốc nước vôi trong ở 2 chuông đều đục là bởi vì trong không khí có khí cacbonic khi tác động với dung dịch nước vôi trong tạo chất kết tủa là váng. Cốc B váng mỏng hơn là do chỉ có cacbonic của không khí còn ở cốc A váng dầy và đục hơn là mởi vì ngoài cacbonic trong không khí còn có khí cacbonic của cây nhả ra.

- Kết luận. Từ thí nghiệm trên chứng tỏ khi cây hô hấp thì nhả ra khí cácbonic

Nam Joo Hyuk
Xem chi tiết
Hải Đăng
3 tháng 12 2017 lúc 10:28

2:Vì các rễ củ có chất dinh dưỡng dự trữ nên lúc này các củ này năng suất vẫn còn cao, ta phải thu hoạch còn nếu để khi cây ra hoa thì chất dinh dưỡng trong rễ củ sẽ được chuyển lên phần ngọn để nuôi hoa làm cho năng suất củ giảm.

3: * Bố trí thí nghiệm làm thí nghiệm chứng minh cây cần nước. Trồng 2 cây cái vào 2 chậu đất A và B (như nhau) và tưới nước đều tới khi 2 cây bén rễ (tươi tốt như nhau). Rồi sau đó. hãng ngày chỉ tưới nước cho cây ở chậu A. không tưới nước cho cây ở chậu B. Kết quả, cây chậu A vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, còn cây chậu B còi cọc. phát triển không bình thường. Như vậy, nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây.

* Làm thí nghiệm chứng minh cây cần muối khoáng. Trồng 2 cây như nhau vào 2 chậu, chậu A có đủ các loại muối khoáng: đạm. lân, Kali, nhưng chậu B lại thiếu muối đạm. Hàng ngày chăm sóc và tưới nước như nhau cho 2 câv ở 2 chậu. Kết quả theo dõi sau 2 tuần: cây ở chậu A phát triển (xanh tốt) bình thường, còn cây ở chậu B kém phát triển (vàng xấu). Điều đó chứng tỏ muối khoáng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Nam Joo Hyuk
Xem chi tiết
Hải Đăng
3 tháng 12 2017 lúc 10:18

2:

-Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhụy và nhị trên 1 hoa.

Ví dụ ba loại hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,...........

-Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên 1 hoa.

Ví dụ ba loại hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, dưa chuột.

+) Hoa và cây cảnh có tác dụng giúp con người giảm căng thẳng, cảm thấy thư thái và hạnh phúc hơn. Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện đa khoa Massachusetts và Khoa Y Đại học Harvard sau một công trình nghiên cứu quy mô lớn về vai trò của hoa đối với hành vi con người. Tiến sĩ Nancy Etcoff - người chủ trì cuộc nghiên cứu - tiết lộ rằng ở những ngôi nhà có sự hiện diện của hoa tươi, các thành viên sống trong đó có xu hướng dễ cảm thông và bao dung với nhau hơn. Nguy cơ rơi vào tình trạng căng thẳng, âu lo hoặc trầm cảm của họ thấp hơn hẳn so với những người sống trong các không gian thiếu hoa cỏ.

+) Thụ phấn nhờ côn trùng là một dạng thụ phấn của thực vật, trong đó các hạt phấn hoa được côn trùng phân phát, cụ thể là các loài ong, các côn trùng cánh vẩy (như các loài bướm ngày và bướm đêm), côn trùng hai cánh và bọ cánh cứng. Các loài thực vật có kiểu thụ phấn nhờ côn trùng thường tiến hóa để có các cơ chế và đặc điểm làm cho chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với côn trùng, chẳng hạn màu sắc rực rỡ hay mùi (thơm, thối) mạnh, mật hoa cũng như các hình dáng hay kiểu mẫu hấp dẫn khác. Các hạt phấn của các loài thực vật này nói chung là lớn hơn so với các hạt phấn mịn của thực vật thụ phấn nhờ gió (anemophily). Chúng thông thường chứa nhiều chất có giá trị dinh dưỡng đối với côn trùng, để chúng có thể sử dụng làm thức ăn và bằng cách đó một cách ngẫu nhiên phát tán các hạt phấn hoa này sang các hoa khác.

Pham Thi Linh
4 tháng 12 2017 lúc 20:50

Câu 3:

- Muốn củ khoai lang ko mọc mầm thì phải để củ khoai lang ở nơi khô ráo, tránh các nơi ẩm ướt

- Người ta thường trồng khoai lang bằng các đoạn thân

Câu 4:

- Các cách xếp hoa trên thân:

+ Hoa đơn độc: hoa hồng, hoa tra làm chiếu ...

+ Hoa mọc thành cụm: hoa cúc, hoa cải ...

- Hoa mọc thành cụm có vai trò:

+ Đa số các hoa mọc thành cụm là những hoa nhỏ nên việc mọc thành cụm thu hút sâu bọ hơn, giúp cho nhiều hoa được thụ phấn cùng lúc.

Nguyễn Minh Thắng
Xem chi tiết
Nhã Yến
3 tháng 12 2017 lúc 18:57

Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá :

-Tạo lực hút nước của rễ

- Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước ,tránh cho lá cây ko bị đốt nóng khi nhiệt độ quá cao

- Tạo điều kiện cho CO2 đi vào để cây quang hợp bình thường

Nguyễn Minh Thắng
4 tháng 12 2017 lúc 19:09

Ý nghĩa của sự thoát hơi nước là:

- Tạo lực hút nước và muối khoáng của rễ.

- Làm dịu mát lá.

- Làm tăng độ ẩm không khí.

- Làm giảm nhiệt độ môi trường.

Trần Văn Hoàng
1 tháng 12 2019 lúc 9:34

Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá:

- Làm cho lá dịu mát khi thời tiết nóng bức.

- Giúp cây lấy được muối khoáng và nước hòa tan.

- Tạo lực hút nước của rễ.

- Tạo điều kiện cho CO2 đi vào để cây quang hợp bình thường.

Khách vãng lai đã xóa