Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thu Phương Mai
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
27 tháng 2 2018 lúc 18:09

Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

Phạm Linh Phương
27 tháng 2 2018 lúc 18:19

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao

nguyễn thị tú
Xem chi tiết
Nghiêm Hồng Oanh
28 tháng 2 2018 lúc 21:38

cau 1

Vì châu Mỹ trước kia có người Et-xki-mô và người Anh điêng sinh sống. sau đó, khi các nước tư bản phát triển họ cần thêm nguyên liệu nên có nhiều cuộc phát kiến địa lý mới. Sau khi Cô lôm bô tìm ra châu Mỹ, dân châu âu di cư sang ngoài ra họ còn đưa người Câu Phi sang làm nô lệ nên xuất hiện người lai nên châu Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng


Niê Hùng Vĩ
Xem chi tiết
Hoàng Jessica
28 tháng 2 2018 lúc 20:32

Tự làm đi Niê Hùng Vĩ,lên đây hỏi gian lận nha!

shanksboy
28 tháng 2 2018 lúc 21:22

câu 1 : vì do lịch sử nhập cư lâu dài hơn nữa châu mĩ có các chủng tộc dạng

câu 2 : địa hình bắc mĩ: đơn giản, gồm 3 bộ phận, kéo dài theo chiều kinh tuyến

địa hình nam mĩ: gồm núi ở phía tây ,đồng bằng ở giữa và các sơn nguyên ở phía đông

câu 3 vì châu mĩ có diện tích 42 triệu km vuông

nằm hoàn toàn ở bán cầu tây

lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến cận cực nam

tiếp giáp : bắc băng dương/ thái bình dương/ đại tây dương

=> châu mĩ có khí hậu phân hóa đa dạng

câu 4: vì a-ma-dôn là lá phổi của thế giới hơn nữa a-ma-dôn còn là một vùng dự trữ sinh học quý giá

Dương Sảng
1 tháng 3 2018 lúc 15:51

Câu 1:Châu Mỹ hay còn gọi là Tân Thế Giới là tên một vùng đất nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, bao gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.Người châu Âu lần đầu tiên biết đến châu Mỹ cuối thế kỉ 15, sau khi Christopher Columbus phát hiện ra châu lục này, nên đã gọi lục địa này là "Tân thế giới" (Thế giới mới). Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở châu lục này.
Dân cư châu Mỹ nói chung có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai.
Người bản địa châu Mỹ: Người đa đỏ, Inuit, và Aleut.
Gốc Châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha, người Anh, người Ireland, người Ý, người Bồ Đào Nha, người Pháp, người Ba Lan, người Đức, người Hà Lan, và người Scandinavia.
Gốc da đen châu Phi, chủ yếu là từ Tây Phi.
Người châu Á, bao gồm các nhóm Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Những người có nguồn gốc từ Trung Đông
Mestizo, lai giữa người Âu và da đỏ.
Mulatto, lai giữa người Âu và người da đen.
Zambo (tiếng Tây Ban Nha) hay Cafuso (tiếng Bồ Đào Nha), lai giữa người da đen và da đỏ.
Dân cư châu lục này chủ yếu có nguồn gốc di cư từ nơi khác tới sinh sống và phát triển tại nơi đây.

Câu 2:

- Giống nhau : cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ tương tự với cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

- Khác nhau :

+ Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông, trong khi ở Nam Mĩ là các cao nguyên.

+ Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trongg khi ở Nam Mĩ hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ.

+ Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

+ Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.

Câu 3:

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Cooc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

Câu 4:

A-ma-dôn đang được coi là lá phổi xanh của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá, nếu không đặt vấn đề bảo vệ mà khai thác thiếu khoa học sẽ làm môi trường A-ma-dôn bị huỷ hoại, điều này không những ảnh hưởng tới khí hậu khu vực mà ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu.

Ngyễn Bảo
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
28 tháng 2 2018 lúc 22:08

Câu 2:

Đỗ Thanh Liêm
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Trâm
28 tháng 2 2018 lúc 22:06

Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn?

=>A-ma-dôn là lá phổi của Trái đất, một vùng dự trữ sinh học quý giá. Việc khai thác rừng A-ma-dôn thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm môi trường rừng bị hủy hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

Nguyễn Ngọc Trâm
28 tháng 2 2018 lúc 22:08

Tại sao miền Bắc và phía tây dân cư lại quá thưa thớt như vậy ?

=>Chủ yếu do điều kiện tự nhiên ko thuận lợi: Miền Bắc giá lạnh, phía tây là núi non hiểm trở (nằm ở dải núi Cooc-đi-e).

Nguyễn Ngọc Trâm
28 tháng 2 2018 lúc 22:10

Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống?

=>Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim thú biển sống ở ven lục địa và trên các đảo dựa vào nguồn cá, tôm và sinh vật phù du biển dồi dào trong các biển bao quanh châu Nam Cực.

Chúc bạn học tốt :):):)

Linhtran
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 3 2018 lúc 20:04

Tại Bắc Mỹ, nơi vẫn được biết đến là một khu vực có hạ tầng và sự chuẩn bị tốt nhưng riêng cơn bão Matthew (2016) đã làm thiệt hại 10 tỷ USD và cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.

Phương Thảo
Xem chi tiết
Nghiêm Hồng Oanh
1 tháng 3 2018 lúc 21:47

4

năm thành lập: 1991

thành viên: bra-xin, a-hen-ti-na, u-ru-goa, pa-ra-goay, chi-le, bo-li-vi-a

mục tiêu:

- tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các nước

- thoát khỏi sự lũng loạn của kinh tế hoa kỳ

thành tựu:

- phá dỡ hàng rào thuế quan

- tăng cường sự thịnh vượng của các thành viên trong khối

Trương Tuấn KIệt
Xem chi tiết
Trịnh Long
16 tháng 8 2020 lúc 8:35

* Kể tên các môi trường tự nhiên chính ở Trung và Nam Mĩ?

- Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn. 

- Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

- Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin.

- Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.

- Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.

Ý 2 xem trong sgk.

- Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.

- Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.

Đặng Hoài An
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Trang
Xem chi tiết