Chương V. Tiêu hóa

Nguyễn Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
23 tháng 8 2017 lúc 22:32

http://123doc.org/document/2371387-bai-26-th-tim-hieu-hoat-dong-cua-enzim-trong-nuoc-bot.htm

Rob Lucy
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
3 tháng 12 2016 lúc 19:30

6.-Biến đổi lí học:các hoạt động tham gia:tiết dịch vị và sự co bóp của dạ dày.Các thành phần tham gia hoạt động:tuyến vị và các lớp cơ.Tác dụng của hoạt động:Hòa loãng thức ăn,đảo thức ăn thấm đều dịch vị
-Biến đổi hóa học:các hoạt động tham gia:hoạt động của enzim pepsin.Các thành phần tham gia hoạt động:enzim pepsin.Tác dụng của hoạt động:phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn.

Bình Trần Thị
3 tháng 12 2016 lúc 19:29

5.

Cấu tạo dạ dày người gồm 5 lớp từ ngoài vào trong.

 

- Thanh mạc

- Tấm dưới thanh mạc

- Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo

- Tấm dưới niêm mạc

- Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày.

nguyễn thị thanh huyền
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Kiệt
13 tháng 1 2017 lúc 20:22

a). Theo bài ra: Lipit: Protein: Gluxit = 1:3:6 \(\Rightarrow\)Pr = 3.Li; G= 6.Li (1)

Ta có phương trình: 0,83.G + 0,97.Pr + 2.03.Li = 595,2 (2)

Thay (1) vào (2) ta được: 0,83.6Li + 0,97.3Li + 2,03.Li = 595,2 (3)

Giải (3) ta được: Li = 60 \(\Rightarrow\)Pr = 3.60 = 180 (gam); G = 6.60 = 360 (gam)

b. Theo giá dịnh dinh dưỡng từng loại thức ăn ở đề bài :

\(\Rightarrow\Sigma\) năng lượng = 4,3 . 360 + 4,1 . 180 + 9,3 . 60 = 2844 (kcal)

Quỳnh Chi
25 tháng 3 lúc 19:37

Sao Li ra Được 60 vậy ạ? 

Đỗ Thanh Huyền
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
9 tháng 12 2016 lúc 10:14

Đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng là:

- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.

- Ruột non rất dài (tới 2,8-3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hoá.

- Mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 12 2016 lúc 15:09

Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vaitrò hấp thụ các chất dinh dưỡng là :
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.
- Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

 

Nguyễn Boss
25 tháng 12 2016 lúc 20:15

-Ruột rất dài 2,8-3m là đoạn dài nhất trong ống tiêu hóa

- Niêm mạc ruột có nếp gấp

- Có rất nhiều lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bên trong của ruột đạt tới 400-500 m^2 , tăng gấp 600 lần diện tích mặt ngoài của ruột

- Có mao mạch máu và bạch huyết dày đặc phân bố đến từng lông ruột .

Phạm Thị Thu Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 12 2016 lúc 15:10

Tất cả chúng ta hầu như đều thế. Ngay khi vừa ăn xong một bữa tiệc, cơn buồn ngủ khủng khiếp kéo đến khiến bạn gần như rất khó mở nổi mắt. Bạn sẽ vẫn ngồi đó với những chiếc đĩa thức ăn đã hết sạch, tự hỏi thức ăn đó là gì mà bạn vừa ăn xong đã khiến bộ não như "đóng băng", buồn ngủ không chịu nổi!

Có phải tại bát cơm vừa ăn khiến cho chúng ta "căng da bụng, chùng da mắt"? Theo trang Scienceabc, thực ra, có một giả thuyết khá phổ biến cho rằng cơm gạo khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ.

Và giờ thì đã đến lúc xem xét các thành phần khác nhau góp phần khiến cơ thể buồn ngủ ngay sau khi ăn xong.

Vì ăn nhiều tinh bột

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về thành phần lớn nhất trong các bữa ăn của chúng ta, đó là các loại thực phẩm dạng tinh bột và ngọt như cơm, bánh mì, khoai tây, nước ngọt….

Trong cơ thể chúng ta, các thực phẩm ngọt và giàu tinh bột làm tăng hàm lượng glucose trong máu của chúng ta. Để đối phó với sự gia tăng glucose trong máu, chất insulin được tiết ra. Về cơ bản, insulin cho phép hấp thụ glucose vào các tế bào trong cơ thể. Bởi vì các tế bào cần có glucose để sản sinh ra năng lượng, nên insulin rất quan trọng với các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Vấn đề nảy sinh khi chúng ta ăn quá nhiều loại thức ăn này. Khi bữa ăn của chúng ta chứa nhiều tinh bột, lượng glucose trong máu tăng lên và insulin cũng phải tiết ra thật nhiều để kiểm soát số lượng glucose khổng lồ đó. Do insulin trong tế bào làm giảm nồng độ glucose cao trong máu, nên tế bào lại phát triển một dạng kháng insulin. Kháng insulin này thực sự bất lợi cho cơ thể; vì từ đó, nó khiến việc kiểm soát mức độ glucose trong máu trở nên khó khăn, và năng lượng của chúng ta sẽ bắt đầu giảm, vì insulin không còn kích thích glucose đi vào tế bào nữa.

Cuối cùng, cơ thể đi đến chỗ bắt đầu buồn ngủ. Do lượng đường trong máu cao sau khi ăn no nê một bữa ăn giàu tinh bột (và insulin không thể vào tế bào vì chất kháng insulin), cơ thể bắt đầu chuyển glucose thành chất béo lưu trữ. Quá trình chuyển đổi này làm tiêu hao nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể và vì thế dẫn đến cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ sau bữa ăn.

Nhiều loại thức ăn khác nhau cũng gây ra sự thay đổi trong hoạt động của não bộ, bằng cách ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chất hóa học trong não. Chẳng hạn, carbonhydrate cung cấp cho cơ thể chúng ta các tiền chất cần thiết cho quá trình tổng hợp hợp chất dẫn truyền thần kinh (serotonin), giúp chúng ta bình tĩnh. Vì thế, ăn một bữa ăn no nê năng lượng sẽ dẫn đến việc thừa hợp chất serotonin, khiến chúng ta "hơi quá bình tĩnh và ù lì", hay còn gọi là "buồn ngủ".

Với những thức ăn giàu protein, như thịt, cá, pho mai, trứng…, chúng chứa axit amin tryptophan, mà cơ thể chúng ta sử dụng như một nguồn tiền chất serotonin khác. Một lần nữa, phản ứng "bình tĩnh" lại xảy ra khiến chúng ta không thể kiểm soát, và chúng ta có thể ngủ gật trước khi món tráng miệng được đưa ra.

Một chất hóa học khác cũng gây buồn ngủ là hormone melatonin. Vai trò chính của hormone này là trực tiếp khiến cơ thể buồn ngủ. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm như quả anh đào, loại quả chứa một lượng nhỏ melatonin, có thể khiến chúng ta buồn ngủ.

Ăn chuối, rất đơn giản chỉ cần bóc vỏ và thưởng thức. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết, chuối chứa kali và magiê, cả hai đều đóng một vai trò giúp thư giãn cơ bắp. Cảm giác thư giãn này xảy ra sau khi ăn một quả chuối ngon cũng có thể góp phần tạo ra cơn buồn ngủ cho bạn.

Giờ đây, khi đã biết tất cả thông tin khiến bạn buồn ngủ sau khi ăn, chúc bạn có thể vẫn tỉnh táo nếu cần thiết, và hãy nhớ, bạn không phải là người duy nhất phải đối phó với cơn buồn ngủ sau bữa tiệc ngon lành.

Dương Hải Băng
9 tháng 12 2016 lúc 21:53
Quá trình tiêu hóa thức ăn khiến máu bị đẩy nhiều hơn xuống dạ dày và ruột để giúp vận chuyển và hấp thu những chất mới được tiêu hóa. Điều đó có nghĩa là máu ở các bộ phận khác sẽ bị ít đi, gây choáng váng hoặc mệt mỏi đối với một số người. các bữa ăn nhiều carbohydrates có chỉ số glycaemic cao (đồng nghĩa với việc chúng giải phóng đường vào trong máu nhanh hơn) có thể làm tăng hàm lượng hormone insulin. Insulin thúc đẩy quá trình hấp thụ glucose từ máu sau bữa ăn. Đồng thời, điều này cũng cho phép sự xâm nhập của một axit amin đặc biệt được gọi là tryptophan vào não bộ. Trong khi đó, tryptophan được chuyển đổi từ chất hóa học khác trong não được gọi là serotonin, một chất hóa học hoặc chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác buồn ngủ, đặc biệt là ở trẻ em. Điều đó nghĩa là, ăn nhiều tinh bột chính là “thủ phạm” dẫn đến phản ứng “chùng cơ mắt” tự nhiên.
Phạm Thị Thu Ngân
10 tháng 12 2016 lúc 21:34

cho mình hỏi nha: "Nghĩa đen của câu thành ngữ này là gì vậy ạ?"

Thảo Huỳnh
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
18 tháng 12 2016 lúc 22:04

a. ở dạ dày biến đổi lý học mạnh hơn

Nhờ cấu tạo của dạ dày đặc biệt là lớp cơ rất dày, chúng gồm 3 loại cơ : cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo đan kết chằng chịt. Do vậy, khi cơ dạ dày co rút tạo ra lực rất khỏe để nhào trộn thức ăn.

b. ở dạ dày biến đổi hóa học yếu

Tác dụng hóa học ở dạ dày được thực hiện do dịch vị tiết ra từ các tuyến vị (tuyến dạ dày) nhưng lượng en zim trong dịch vị không nhiều và các tác dụng yếu. En zim chủ yếu là pepsin được sự hổ trợ của HCL chỉ biến đổi không hoàn toàn một phần prôtêin chuyển prôtêin mạch dài thành prôtêin mạch ngắn có từ 3 đến 10 aminôaxít, các loại thức ăn khác không được biến đổi ở dạ dày.

Chim Sẻ Đi Mưa
18 tháng 12 2016 lúc 20:54

mik chứng mik cấu tạo của nó phù hợp vs chức năng biến đổi lí học

Nhung Gumiho
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
10 tháng 12 2016 lúc 20:11

Dễ gây sâu răng. Trong khoang miệng của chúng ta có chứa nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn lợi dụng chất đường trong thức ăn để tạo ra một loại đốm khuẩn nằm ở vị trí giữa khe răng và răng. Những đốm khuẩn này trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn. Chúng tồn tại trong các đốm khuẩn sinh sôi và nảy nở. Cứ thế, vi khuẩn tạo ra nhiều đốm khuẩn.

Lưu Ngọc Bảo Chi
15 tháng 12 2016 lúc 16:49

Dễ gây sâu răng. Trong khoang miệng của chúng ta có chứa nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn lợi dụng chất đường trong thức ăn để tạo ra một loại đốm khuẩn nằm ở vị trí giữa khe răng và răng. Những đốm khuẩn này trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn. Chúng tồn tại trong các đốm khuẩn sinh sôi và nảy nở. Cứ thế, vi khuẩn tạo ra nhiều đốm khuẩn.

Lưu Ngọc Bảo Chi
15 tháng 12 2016 lúc 16:50

Ngoài ra, thức ăn còn tạo ra một chất có tính axit. Đừng.cho rằng răng của chúng ta là cứng. Răng là thứ sợ axit nhất. Bởi vì, axit sẽ bào mòn canxi của răng, khiến cho răng bị đi. Nếu như bạn không tin, bạn có thể làm một thí nghiệm: Bạn lấy hai quả trứng, một quả cho vào trong bát dấm, quả còn lại đặt vào trong bát nước. Vài ngày sau, bạn thấy quả trứng đặt ở trong bát nước vẫn y nguyên như lúc đầu, nhưng quả trứng đặt ở trong bát dấm đã trở lên mềm nhũn. Ban ngày, miệng của chúng ta hoạt động rất nhiều, có thể tiết ra lượng lớn dịch nước bọt khiến cho đường có thể hoà tan. Ngoài ra, sự ma sát khi mồm hoạt động còn có thể làm giảm cơ hội hình thành đốm khuẩn. Vì vậy, ban ngày những phần tử xấu không có cơ hội hoạt động. Nhưng, khi chúng ta ngủ, sự hoạt động của miệng ít đi, những phần tử xấu thừa cơ nổi loạn. Vì thế, trước khi đi ngủ không nên ăn vặt. Và bạn nhất định phải tạo thói quen đánh răng trước khi ngủ.

Sau khi ngủ, các cơ quan của cơ thể cũng ở vào trạng thái nghỉ ngơi. Những thứ mà chúng ta ăn vào sẽ lưu lại ở trong dạ dày, không thể kịp thời tiêu hoá. Lúc này, có khả năng ánh hưởng tới việc tiêu hoá của cơ thể.

Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Lan Phương
11 tháng 12 2016 lúc 16:28

- dạ dày là cơ quan chịu stress rất kém
những lái xe đường dài thường phải chịu áp lực cao trong công việc. Lúc nào cũng phải tập trung cao độ cho việc lái xe. Lái xe đường dài thì càng mệt hơn, thời gian tập trung vào lái xe dài hơn, độ căng thẳng cao hơn_> stress nhiều hơn, trong khi sức chịu đựng của con người thì có hạn.
những lái xe đường dài không có thời gian để ăn đúng giờ, khi ăn thường là ăn các món ăn nhanh, không những không ăn đúng giờ lại còn phải ăn nhanh. Ăn xong làm việc luôn. khi ăn và sau khi ăn, thần kinh phải điều khiển sự co bóp của dạ dày. Khi không tập trung vào tiêu hóa(tức là khi ăn xong không nghỉ ngơi thì thần kinh không điều khiển được. Co bóp dạ dày rối loạn, không tiêu hóa đc thức ăn, tiết axit tiêu hóa quá nhiều

- Ăn chậm nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, để thấm dịch tiêu hoá hơn nên tiêu hoá được hiệu quả hơn. Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hoá sẽ thuận lợi hơn, số lượng và chất lượng tiêu hoá cao hơn và sự tiêu hoá sẽ hiệu quả hơn. Ăn thức ăn hợp khẩu vị cũng như trong bầu không khí vui vẻ dều giúp sự tiết dịch tiêu hoá tốt hơn nên sự tiêu hoá sẽ hiệu quả. Sau khi ăn cần có thời gian nghi ngơi giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hoá cũng như hoạt động co bóp của dạ dày và ruột được tập trung hơn nên sự tiêu hoá hiệu quả hơn.

 

Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
1 tháng 2 2017 lúc 15:38

cơ vòng môn vị nằm ở dạ dày

Nguyễn Tấn Tài
Xem chi tiết
BW_P&A
12 tháng 12 2016 lúc 14:59

Theo mk, thì có 4 lí do

Ngừa ung thư và các bệnh tim mạch. Với bữa sáng gồm ít nhất một phần hoa quả, bạn đã nắm chắc trong tay cơ hội tuân thủ mục tiêu 5 bữa hoa quả mỗi ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Trong khi đó, những người bỏ ăn sáng thường không tiêu thụ đủ số bữa hoa quả yêu cầu, tiến sĩ Gloria Stables thuộc Viện Ung thư Mỹ cho biết. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, việc ăn nhiều rau quả sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh mạn tính khác. Ngoài ra, một ly nước cam tươi cho bữa sáng sẽ làm tăng lực đáng kể. Với hàm lượng vitamin C cao, nước cam có khả năng tăng cường lượng cholesterol HDL hữu ích và giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Nước cam còn rất giàu kali, một vi chất phòng chống hiệu quả huyết áp cao và đột quỵ.

Củng cố năng lượng. Với một bát ngũ cốc, bạn sẽ có tất cả chất dinh dưỡng cần thiết để khởi động tốt một ngày mới. Phần lớn ngũ cốc đều rất giàu vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm cả axit folic, giúp ngăn ngừa khiếm khuyết ở thai nhi và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư đường ruột.

Tăng cường chất xơ. Chất xơ là thành phần mà chúng ta thường không hấp thụ đủ. Giới chuyên gia cho rằng cơ thể cần ít nhất 25-30 g chất xơ mỗi ngày. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, những phụ nữ tiêu thụ 23 g chất xơ/ngày - phần lớn lấy từ ngũ cốc - sẽ giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tim so với những người chỉ nạp khoảng 11 g. Còn với đàn ông, chất xơ sẽ ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tim tới 36%.

Giảm béo hiệu quả. Nếu bạn muốn giảm cân thành công, hãy chịu khó ăn sáng với ngũ cốc giàu chất xơ. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội y học Mỹ (thực hiện trên hơn 2.000 người trong vòng 10 năm) cho thấy, những người ăn nhiều chất xơ ít bị tăng cân hơn. Nguyên nhân là chất xơ cung cấp hàm lượng calorie thấp, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm cảm giác đói, thèm ăn.

Cuối cùng, điều quan trọng là phải kiếm được thời gian cho bữa sáng. Tốt nhất là bạn nên đặt chuông báo thức sớm hơn 15 phút và thưởng thức bữa ăn với 2 nguyên tắc cơ bản: có hoa quả và thực phẩm chủ yếu phải giàu chất xơ (như bánh mỳ nướng, ngũ cốc, cháo bột yến mạch). Đây là tất cả những gì bạn cần để tăng cường sức khỏe và trí lực mỗi ngày.