Bài 6. Phản xạ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kudo Hana
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trúc Anh
1 tháng 2 2017 lúc 9:49

- Hãy chứng minh : Xương là một cơ quan sống

- Xương cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết biến thành trong
chứa các tế bào xương.
- TB xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: dinh dưỡng, lớn
lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng… như các loại tế bào
khác.
- Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau:
+ Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp.
+ Ống xương chứa tuỷ đỏ, có khả năng sinh ra hồng cầu.
+ Xương tăng trưởng theo chiều dài và theo chiều ngang.

Phan Thùy Linh
1 tháng 2 2017 lúc 9:55

Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên lại cần chú ý rèn luyện giũ gìn để bộ xương phát triển cân đối?

Vì ở lứa tuổi thanh thiếu niên này là lúc mà cơ thể phát triển mạnh nhất nên chúng ta phải cố gắng giữ gìn để bộ xương phát triển cân đối để sau này chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh , xương chắc chắn , không bị vặn vẹo , mềm yếu.

Phan Thùy Linh
1 tháng 2 2017 lúc 9:49

- Xương được cấu tạo bởi các phiến xương do mô liên kết biến thành trong chứa các tế
bào xương. Tế bào xương có đủ các đặc tính của sự sống: đồng hoá, dị hoá, lớn lên,
hấp thụ, bài tiết, cảm ứng, sinh sản.
- Xương và màng xương có khả năng tăng trưởng theo chiều dài và chiều ngang.
- Ống xương có tuỷ đỏ có khả năng sản sinh hồng cầu.
* Thành phần hoá học:
- Có 1/3 chất hữu cơ (protein), 2/3 chất vô cơ (muối khoáng)
- Chất hữu co làm cho xương dẻo dai và có tính đàn hồi. Chất vô cơ làm cho xương
cứng nhưng dễ gãy
- Nhờ có sự kết hợp 2 chất trên mà xương vừa có tính đàn hồi, vừa có tính vững chắc
* Cấu trúc của xương:
- Cấu trúc hình ống của xương dài làm cho xương vững chắc và nhẹ.
- Mô xương xốp cấu tạo bởi các nan xương theo hướng của áp lực mà xương phải
chịu, giúp xương có sức chống chịu cao.

Phương-g Hà
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
2 tháng 2 2017 lúc 22:34

Bởi vì: Phản xạ là một phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường ngoài hay môi trường trong thông qua hệ thần kinh; là cơ sở hoạt động của hệ thần kinh, làm cơ thể luôn thích nghi với những sự thay đổi của điều kiện sống của môi trường xung quanh nên người ta cho rằng phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động trong cơ thể người.

Bình Trần Thị
2 tháng 2 2017 lúc 23:14

bởi vì phản xạ là một phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường bên ngoài hay bên trong thông qua hệ thần kinh

Phương-g Hà
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
2 tháng 2 2017 lúc 22:38

- Cơ chế của phản xạ:

+ Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận kích thích (búa gõ), phát sinh xung thần kinh.

+ Nơron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

+ Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận dộng.

+ Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

+ Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận dộng là co gối).

Bình Trần Thị
2 tháng 2 2017 lúc 23:13

Cơ chế của phản xạ:

+ Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận kích thích (búa gõ), phát sinh xung thần kinh.

+ Nơron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

+ Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận dộng.

+ Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

+ Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận động là co gối).

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 2 2017 lúc 0:35

+ Đai vai vs đai hông
-Đai hông gồm 3 xương đôi là xương chậu, xương háng và xương ngồi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung xương chậu vững chắc, tư thế đứng thẳng.
-Đai vai: rộng to, tạo độ cững chắc, cân đối cho cơ thể lúc đi, đứng, chạy....

+ xương tay vs xương chân
-Xương tay nhỏ hơn -> thích nghi việc cầm nắm
- Xương chân dài, to khỏe. -> chống đỡ cho toàn bộ cơ thể , thuận tiện di chuyển trên mặt đất.

+ xương cổ tay vs xương cổ chân
-cổ tay và bàn tay nhỏ rất linh hoạt.--> Thích nghi với quá trình lao động.
-cổ chân to , cứng cáp, kém linh động hơn.-> phù hợp với nhiều hoạt động như đá bóng, chạy....

+xương bàn tay vs xương bàn chân
-xương bàn chân hình vòm là cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đấy nhỏ hơn diện tích bàn chân đế, giúp cho việc đi lại dễ dàng hơn. Gót chân phát triển về phía sau tạo tư thế vững chắc.
-xương bàn tay dẹt, nhỏ -> linh hoạt để cầm nắm, làm việc...

+ xương ngón tay vs xương ngón chân
-xương ngón chân ngắn: tạo độ vững trãi, chống đỡ cho toàn bộ cơ thể
-xương ngón tay dài, nhỏ và linh hoạt: thuận tiện cho việc hái, lượm,....

Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:56

Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa quan trọng đối với những hoạt động của con người :
- Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm
nắm phức tạp trong lao động của con người.
- Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng.

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:55

- Những đặc điểm cùa bộ xương người thích nghi với tư thế dứng thảng và đi bằng hai chân:

+ Hộp sọ lớn hơn chứa não phát triển, tỉ lệ giữa xương sọ và xương mặt lớn hơn; lồi cằm phát triển xương hàm nhỏ hơn; diện khớp giữa xương sọ và cột sống lùi về phía trước, giữ cho đầu ở vị trí cân bằng trong tư thế đứng thảng; xương chậu rộng.

+ Cột sống cong ở 4 chỗ, đảm bảo cho trọng tâm cơ thể rơi vào 2 bàn chân trong tư thế đứng thẳng; lồng ngực rộng về 2 bên.

+ Xương chi phân hoá: Tay có khớp linh hoạt hơn chân, vận dộng của tay tự do hơn, thuận lợi cho lao động hơn. Chân có xương lớn, khớp chắc chắn, xương gót phát triển, các xương bàn chân và xương ngón chân khớp với nhau tạo thành vòm để vừa có thể dứng và đi lại chác chắn trên đôi chân, vừa có thể di chuyên linh hoạt.

Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 2 2017 lúc 0:36

-cột sống có 4 chỗ cong tạo dáng đứng thẳng,lồng ngực phát triển sang hai bên
-hộp sọ phát triển,tỉ lệ sọ/mặt nhỏ hơn lớp thú,đại não phát triển đồng nghĩa với hộp sọ phát triển,lồi cằm giúp cho vận động ngôn ngữ
-xương chi dài,bàn tay phân hóa 5 ngón có thể cầm nắm các dụng cụ lao động
-xương bàn chân có xương gót nhô nâng đỡ cơ thể và giúp cơ thể đứng thẳng

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:53

1.- Thả 1 xương đùi ếch vào cốc đựng HC1 10%. Quan sát xem thấy hiện tượng đặc biệt xảy ra dó là có bọt khí nổi lên và đó là khí cacbônic, điều đó chứng tỏ trong thành phần của xương có muối cacbônat, khi tác dụng với axít sẽ giải phóng khí cacbônic. Có thể dùng kẹp gắp xương đã ngâm axít lúc đầu giờ, rửa trong cốc nước lã để kiểm tra độ mềm dẻo của xương.

- Đốt một xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên. Bóp nhẹ phần xương dã đốt thấy tro, đó chính là thành phần chất khoáng.

- Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận về thành phần và tính chất của xương: Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ gọi là cốt giao và chất khoáng chủ yếu là canxi.

+ Chất khoáng làm cho xương bền chắc.

+ Cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo. Tí lệ chất cốt giao thay đổi theo tuổi.

Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:54

2.Người già, xương bị phân hủy nhanh hơn nhờ sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm, không chắc chắn.

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:52

Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là:

- Hệ cơ xương ở người gồm nhiều bắp cơ. Hai dầu của mỗi bắp cơ thường có gân để bám vào xương (có khi là bám vào dây chàng hay vào da).

- Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ. Mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (còn gọi là tế bào cơ).

- Mỗi sợi cơ gồm nhiều tơ cơ mánh (trơn) và tơ cơ dày (có mấu sinh chất) xếp xen kẽ với nhau tạo nên đĩa sáng và đĩa tối (còn gọi là vân sáng và vân tối).

- Giới hạn của các tơ cơ mánh và dày giữa 2 tấm z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (còn gọi là tiết cơ).

- Tế bào cơ gồm nhiều dơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.

- Các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bô' trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngấn lại tạo nén sự co cơ.

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:49

1.Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:50

2.- Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt).

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
22 tháng 2 2017 lúc 9:06

- Cơ tay và chân ở người phân hóa khác với động vật. Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp. Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay. Cơ chân lớn, khỏe, hoạt động chủ yếu lá gấp, duỗi.
- Người có tiếng nói phong phú là nhờ cơ vận động lưỡi phát triển. Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm]

Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:49

Thể hiện sự phân hóa các cơ chi trên và chi dưới, sư phân hóa và phát triển cơ mặt và cơ lưỡi

- Cơ chi trên : phân hóa thành nhiều nhóm cơ nhỏ phụ trách những hoạt động đa dạng và tinh vi , đặc biệt là sự khéo léo của đôi bàn tay -> Con người thực hiện được các động tác tinh vi khéo léo trong lao động sáng tạo .

- Cơ chi dưới : có xu hướng tập trung thành các nhóm cơ lớn khoẻ -> vận động , di chuyển , tạo thế cân bằng trong dáng đứng thẳng.

- Cơ mặt : phân hóa thành các nhóm cơ biểu lộ tình cảm (cơ nét mặt)

- Cơ lưỡi phát triển giúp cho việc phát âm tiếng nói của con người .

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:45

2.Công của cơ được sử dụng trong các thao tác vận động trong lao động. Nếu có một lực F tác động vào vật làm vật dịch chuyển t quãng đường s theo phương của lực thì sản sinh một công là : A = Fs.

Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:45

3.Sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbônic.
Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic bị tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi.

Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:47

5.Để đảm bảo việc rèn luyện cơ có kết quả, với học sinh cần: thường xuyôn tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, tham gia các mồn thể thao như chạy, nhảy, bơi lội, bóng chuyền, bóng bàn, bắn cung... một cách vừa sức. Đồng thời, có thể tham gia lao động sản xuất phù hợp với sức lực.