Bài 39. Bài tiết nước tiểu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thuy Truong
Xem chi tiết
Phạm Phương Anh
6 tháng 2 2017 lúc 15:41

- Ở người lớn phía dưới vòng cơ trơn của ống đái còn có vòng cơ vân đã phát triển hoàn thiện, cơ này có khả năng co rút tự ý. vì vậy có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn.

-Ở trẻ nhỏ, do cơ vân thắt bóng đái phát triển chưa hoàn thiện nên khi lượng nước tiểu nhiều gây căng bóng đái để thải nước tiểu, điều này thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh

Âu Dương Linh Nguyệt
14 tháng 2 2017 lúc 20:41

ở người lớn là hệ thần kinh đã phát triển hoàn chỉnh, cơ vân đã phát triển hoàn chỉnh nên người lớn có đủ khả năng để điều khiển sự bài tiết nước tiểu của cơ thể mình và sẽ có cảm giác buồn tiểu ( vì có hệ thần kinh hoàn chỉnh) lúc đó, người lớn sẽ tự mình đi tiểu mà không cần ai phải nhắc nhở.

Còn ở trẻ em thì hệ thần kinh chưa phát triển, chưa hoàn thiện và cơ vân thắt bóng đái cung chưa đc hoàn chỉnh và lúc đó cung chưa biết buồn đi tiểu ( hệ thần kinh chưa phát triển ) nên khi lượng nước tiểu nhiều làm căng bóng đái thì nước tiểu se ra ngoài

youjthanh
Xem chi tiết
Ken Tom Trần
7 tháng 2 2017 lúc 21:11

Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận (nephron). Đầu tiên là quá trình lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Mỗi phút, động mạch thận đưa 1 lít máu vào thận, 40% số đó là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Như vậy, chỉ 60% số đó tức 600ml huyết tương vào cầu thận mỗi phút, nhưng khi đó ở động mạch đi chỉ còn 480ml, nghĩa là có 120ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận tạo thành nước tiểu đầu. Làm phép nhân đơn giản thì mỗi ngày sẽ có khoảng 172 lít nước tiểu đầu được hình thành.Sau đó là quá trình hấp thụ lại. Quá trình hấp thụ lại đã biến 172 lít nước tiểu đầu thành 1.5 lít nước tiểu chính thức mỗi ngày. Các chất độc hại còn sót lại trong 480ml huyết tương qua cầu thận vào động mạch đi sẽ được lọc tiếp ở ống thận nhờ quá trình bài tiết tiếp.Vậy nên chúng ta lại ít đi tiểu và chỉ thải vài lần trong ngày mà thôi.

Võ Thanh Lam
1 tháng 3 2017 lúc 20:13

Cái này thì mình chưa xem qua trong sách nên cũng ko rành lắm.... Nhưng theo mình nghĩ là nước tiểu trong thận thì lúc nào cũng đc diễn ra ( hình thành liên tục ) nhưng khi nước tiểu đc đưa xuống bóng đái chừng nào đủ 200ml làm căng bóng đái thì mới có cảm giác buồn đi tiểu và có sự phối hợp của cơ bụng và bóng đái nc tiểu sẽ thoát ra ngoài ....^^ mong giải đáp đc thắc mắc của bạn

Âu Dương Linh Nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trúc Anh
14 tháng 2 2017 lúc 19:48

Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng thận diễn ra liên tục, nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ ảy ra vào nhưng lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do: máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buôn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.

Bình Trần Thị
14 tháng 2 2017 lúc 20:34

Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200 ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.

Võ Thanh Lam
1 tháng 3 2017 lúc 20:07

Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải ra khỏi cơ thể lại ko liên tục ( chỉ vào những lúc nhất định ) . Có sự khác nhau đó là do : máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu đc hình thành liên tục, nhưng nc tiểu chỉ đc thải ra ngoài cơ thể khi lượng nc tiểu trong bóng đái lên tới 200ml , đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nc tiểu ra ngoài

PhạmNguyễnKimAnh
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hùng
7 tháng 3 2017 lúc 8:38

(1)Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào

Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

(2) Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận có diễn ra liên tục hay không? Tại sao?

Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục do máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục

(3) Sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể không diễn ra liên tục mà chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Tại sao?

Sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể không diễn ra liên tục mà chỉ xảy ra vào những lúc nhất định là do nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buôn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.

chúc bạn học tốt




Bình Trần Thị
7 tháng 3 2017 lúc 15:19

1.Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như sau : Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

Lưu Hạ Vy
7 tháng 3 2017 lúc 12:16

Câu 1 :

Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như sau : Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

Câu 3 :

Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải ra khỏi cơ thể lại không liên tục (chỉ vào những lúc nhất định). Có sự khác nhau đó là do: máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buôn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.

Câu 3 :

Phát Thành Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hùng
8 tháng 3 2017 lúc 13:19
tác nhân gây hại cho hệ bài tiết cơ quan bị ảnh hưởng mức độ ảnh hưởng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại
vi trùng gây bệnh

-thận

-đường dẫn nước tiểu (bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái)

-viêm cầu thận-> suy thận ->lọc máu tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hoặc ách tắc. -Đường dẫn nước tiểu bị viêm-> hoạt động bài tiết nước tiểu bị ách tắc

giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu
các chất độc (Hg, độc tố vi khuẩn, độc tố trogn mật cá trắm,...) ống thận các tế bào của ống thận bị tổn thương ->hoạt động hấp thụ lại và bài tiết tiếp của ống thận cũng có thể kém hiệu quả hoặc bị ách tắc không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại

các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, can xi phôtphat, muối ôxalat,... có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và pH thích hợp, tạo nên những viên sỏi.

đường dẫn nước tiểu viêm sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu-> hoạt động bài tiết bị ách tắc.

-khi buồn tiểu thì đi ngay, không nên nhịn lâu - uống đủ nước -không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi

chúc bạn học tốt

Kim Ngưu
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
13 tháng 3 2017 lúc 22:32

Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể lại không liên tục (chỉ vào những lúc nhất định). Có sự khác nhau đó là : máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài thể khi nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài .

Nguyễn Việt Hùng
14 tháng 3 2017 lúc 9:32

bạn tham khảo

máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được tạo ra liên tục; nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra kết hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.

Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Phương Thảo
14 tháng 3 2017 lúc 20:23

Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

Trả lời: Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, ASTT, ...) luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

_Chúc bạn học tốt_

Phan Nguyễn Huệ Linh
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
17 tháng 3 2017 lúc 9:20

Mỗi ngày, cơ thể ta luôn 'bài tiết' đầy đủ. Vậy bài tiết là gì? Là lọc và thải ra môi trường các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất đc đưa vào cơ thể. Trong đó 'sản phẩm thải ra' bao gồm 'cacbonic' từ 'phổi', 'mồ hôi' từ 'da' và nước tiểu. Nhưng không phải lúc nào hệ bài tiết cũng hoạt động khỏe mạnh, chỉ một xơ suất nhỏ cũng gây nên nhiều bệnh về thận hay hệ bài tiết như tắc nghẽn 'ống dẫn nước tiểu', viêm' ống đái' , 'sỏi thận', suy thận, viêm ống thận cấp,...Tuy nhiên chưa phải là hết cách, chỉ những việc đơn giản như vệ sinh sạch sẽ cơ thể, chế độ dinh dưỡng hợp lí thì đã chắc chắn tới 50% phòng ngừa đc bệnh. Hãy bảo vệ hệ bài tiết của bạn nhé, vì chính bản thân bạn và vì mọi người

Nguyễn Việt Hùng
17 tháng 3 2017 lúc 9:33

trong cơ thể bài tiết đóng vai trò rất quan trọng. vậy bài tiết là gì?

bài tiết là quá trình lọc và thải ra ngoài cơ thể những chất cặn bã, dư thừa do hoạt động của các tế bào tạo ra. sản phẩm thải ra bao gồm: cacbonic từ phổi ,mồ hôi từ da, nước tiểu từ thận. Vậy nếu như bạn không bảo vệ, vệ sinh tốt hệ bài tiết hậu quả mà nó đem lại sẽ rất lớn. Như viêm ống đái, sỏi thận, viêm thận, suy thận. vì thế chúng ta cần phải bảo vệ, vệ sinh hệ bài tiết tốt để tránh các bệnh có hại với cơ thể và duy trì sự ổn định trong cơ thể

chúc bạn học tốt

phạm nhất duy
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
17 tháng 3 2017 lúc 20:34

Sự tạo thánh nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận. Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết ( các chất dinh dưỡng, nước,.....) sau đó là quá trình bài tiết tiếp các chất không cần thiết và chất có hại ở ống thận ( các chất cặn bã : axit uric ..............) tạo ra nước tiểu chính thức.

Học tốt nha!

Trần Thị Lan Anh
28 tháng 3 2017 lúc 16:21

ĐỪNG AI T LỜI

$Mr.VôDanh$
22 tháng 2 2019 lúc 9:47

bò không ăn cỏ bò ngu

thằng nào bình luận nó ngu như bò

Khùng Điên
22 tháng 3 2017 lúc 11:50

Trong khoa đo lường, ppm là đơn vị đo mật độ thường dành cho các mật độ tương đối thấp.

Nhật Linh
22 tháng 3 2017 lúc 11:52

Trong khoa đo lường, ppm là đơn vị đo mật độ thường dành cho các mật độ tương đối thấp.

Nó thường chỉ tỷ lệ của lượng một chất trong tổng số lượng của hỗn hợp chứa chất đó. Ở đây lượng có thể hiểu là khối lượng, thể tích, số hạt (số mol),... Khi dùng cần chỉ rõ lượng là gì.

Giá trị của ppm là:

ppm = 1/1 000 000 = 10-6

Chữ ppm xuất phát từ tiếng Anh parts per million nghĩa là một phần triệu.