Bài 3. Tế bào

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Ngọc Sơn
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
28 tháng 5 2016 lúc 10:40

Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.

 

Võ Hà Kiều My
14 tháng 7 2016 lúc 8:36

Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào:

- Màng sinh chất: giúp thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

-Chất tế bào: là nơi xảy ra các hoạt động sống như: 

+ Ti thể: thực hiện quá trình hô hấp, giải phóng ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế và và cơ thể.

+ Ribôxôm : là nơi tổng hợp protein.

+ Bộ máy goongi : thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm.

+ Trung thể: tham gia vào quá trình phân chia tế bào.

+ Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất.

- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân có chứa nhiễm sắc thể là cấu trúc có vai trò quan trọng trong di truyền.

      Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sinh sản của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác với tác động của môi trường sống. Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

 

Lê Thị Yến
10 tháng 8 2016 lúc 21:41

      Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng (qua đồng hóa và dị hóa), cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự lớn lên và phân chia của tế bào (gọi là sự phân bào) giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản, tế bào càng có khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích lí - hóa học của môi trường giúp cơ thể thích nghi với môi trường.

      Như vậy, hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể

truong huyen
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
26 tháng 6 2016 lúc 18:14

Rễ cây là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật, thực hiện các chức năng thực thụ như bám cây vào đất và bản thể, rễ cây hút nước và các chất khoáng, hô hấp. Ngoài ra rễ cây còn là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật. Ở thực vật có mạchrễ là một cơ quan của thực vật thông thường nằm dưới mặt đất (khi so sánh với thân). Tuy nhiên, nó vẫn có ngoại lệ, chẳng hạn ở một số loài có rễ khí (nghĩa là nó mọc trên mặt đất) hoặc thông khí (nghĩa là mọc trên mặt đất hoặc trên mặt nước). Rễ cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp cytokinin, một dạng hoóc môn tăng trưởng của thực vật, một trong các nhu cầu để phát triển các chồi và cành cây.

Trần Thu Trang
Xem chi tiết
Lê Thị Yến
10 tháng 8 2016 lúc 21:28

Vì máu có các tế bào máu nằm dải rác trong chất nền (huyết tương)

Trang
10 tháng 8 2016 lúc 21:32

* Máu thuộc loại mô liên kết, vì có các tế bào máu nằm rải rác trong chất nền

Lê Nguyên Hạo
11 tháng 8 2016 lúc 9:18

Mô liên kết là loại mô phổ biến nhất trong cơ thể, xen giữa các mô khác, mối liên kết giữa các tế bào trong mô yếu và thường là ở thể dịch... 
Máu có những tính chất trên ---> mô liên kết

Viên Băng Nghiên
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Oanh
27 tháng 8 2016 lúc 16:40

-Đơn vị cấu tạo:

Cơ thể được cấu tạo từ hệ cơ quan.

Hệ cơ quan là tập hợp các cơ quan

Cơ quan được cấu tạo từ mô

Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cùng chức năng

-Đơn vị chức năng;

Tế bào có thể thực hiện tất cả các chức năng như:sinh trưởng,phát triển,lớn lên,phân chia,sinh sản,trao đổi chất

Vì vậy tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể

Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 12 2016 lúc 15:44

Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.
 

Nguyễn sơn hải
31 tháng 8 2018 lúc 11:10

tế bào là đơn vị chức năng vì nó đẩm nhiệm 4 nhiệm vụ: trao đởi chất sinh trưởng, sinh sản, phát triển

Trần Thị Ánh
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
27 tháng 8 2016 lúc 12:09

Câu:  Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.
 

Vũ Duy Hưng
9 tháng 1 2017 lúc 20:27

Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể:

* Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như:

- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện sự trao đổi chất với môi trường.

- Tế bào chất: là nơi xảy ra các hoạt động sống như:

+ Ty thể: là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

+ Ribôxôm: là nơi tổng hợp Prôtêin.

+ Bộ máy Gôngi: thực hiện chức năng bài tiết.

+ Trung thể: Tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của tế bào.

+ Lưới nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan.

- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân có chức nhiễn sắc thể có vai trò quyết định trong di truyền. Trong nhân còn có màng nhân giúp nhân trao đổi chất với tế bào chất.

Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sự sinh sản của cơ thể; đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống.

+ Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

+ Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.

+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

Rin
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
30 tháng 8 2016 lúc 16:05
Các loại môVị tríCấu tạoChức năng
Mô biểu bìBao bọc phần ngoài cơ thể, lót trong các ống nội quanTế bào xếp sít nhauBảo vệ, hấp thu, tiết
Mô liên kếtỞ dưới da, gân, dây chằng, sụn, xươngTế bào nằm trong chất cơ bảnNâng đỡ, máu vận chuyển các chất.
 
Đỗ Đức Anh
28 tháng 8 2018 lúc 22:14

làm ntn the ?

Khoa Gaming
Xem chi tiết
ATNL
31 tháng 8 2016 lúc 16:21

Ví dụ về Mô biểu bì

- Hấp thụ: các tế bào biểu bì của ruột (các tế bào lông ruột) hấp thụ các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa.

- Bài tiết: các tế bào biểu bì da tiết mồ hôi. Các tế bào niêm mạc ruột non bài tiết enzim tiêu hóa.

Chien Hong Pham
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Giáng Mi
31 tháng 8 2016 lúc 22:51

Giống nhau: các tế bào cơ đều dài. Có vân ngang. Tế bào cơ tim cũng có vân giống cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.

Khác nhau: Cơ vân gắn với xương, tế bào có nhiều nhân. Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái.... Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn. Cơ tim tạo nên thành tim.

Phạm Ngọc Minh Tú
31 tháng 8 2016 lúc 20:26

Vũ Duy Hưng
9 tháng 1 2017 lúc 20:28

- Giống nhau:

+ Tế bào đều có cấu tạo dạng sợi

+ Đều có chức năng co dãn và tạo ra sự chuyển động

- Khác nhau:

+ Về cấu tạo:

. Tế bào cơ vân và tế bào cơ tim có nhiều nhân và các vân ngang.

. Tế bào cơ trơn chỉ có 1 nhân và không có các vân ngang.

+ Về chức năng:

. Cơ vân liên kết với xương tạo nên hệ vận động, thực hiện chức năng vận động cơ thể.

. Cơ trơn tham gia cấu tạo các nôi quan như: dạ dày, thành mạch, bóng đái,…, thực hiện chức năng tiêu hoá, dinh dưỡng… của cơ thể.

. Cơ tim tham gia cấu tạo tim và co giản để giúp cho sự tuần hoàn máu.

Không ai
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
2 tháng 9 2016 lúc 18:24

Mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.

Cơ thể người và động vật gồm 4 loại mô chính:

Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiếtMô liên kết: có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết:Mô liên kết dinh dưỡng (Máu và bạch huyết)Mô liên kết cơ học (Mô sụn và xương)Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.Mô cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.Mô cơ trơn.Mô cơ vân (cơ xương).Mô cơ tim.

Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm

Cơ thể người và động vật là một hệ thống nhất, toàn vẹn, có thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn nhất là cơ thể rồi đến hệ thống cơ quancơ quan, mô, tế bào và phân tử. Trong đó, tế bào là đơn vị sống cơ bản về cấu tạo và chức năng của mọi cơ thể sống. Tuy nhiên, cơ thể đa bào hiếm khi chỉ có một tế bào đơn độc thực hiện một chức năng nào đó, mà thường là một tập hợp tế bào (cùng chất gian bào) cùng nhau thực hiện, đó chính là .

Hà Quang Tuấn
8 tháng 9 2016 lúc 21:36

Mô là nhóm tế bào có cấu tạo khác nhau nhưng cùng thực hiện 1 chức năng riêng 

Mô biểu bì: 
+ Biểu bì bao phủ thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, miệng. 
+ Biểu bì tuyến nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết. 
•Mô liên kết: 
+ Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. 
+ Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương. Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng . 
•Mô cơ: là thành phần của hệ vận động, có chức năng co dãn. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim. 
+ Mô cơ vân: dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động). 
+ Mô cơ trơn : Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người. 
+ Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người. 
•Mô thần kinh: Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

Bẹp Điệu
16 tháng 12 2017 lúc 20:36

mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giông nhau và thực hiện 1 chức năng nhất định

có 4 loại mô:mô biểu bì bảo vệ hấp thụ và tiết

mô liên kết tạo ra bộ khung cở thể liên kết các cơ quan

mô cơ co dãn tạo nên sự vận động

mô thần kinh tiếp nhận và trả lời các chất kích thích của môi trường điiều hòa hoạt ddộng của các cơ quan

Đặng Phương Nam
Xem chi tiết
qwerty
7 tháng 9 2016 lúc 7:10

undefined

NT Mai Hương
16 tháng 9 2017 lúc 21:57

* mô biểu bì:
- đặc điểm cấu tạo: gồm các tế bào xếp sít nhau
-vị trí: phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan quan trọng
*mô liên kết:
-đặc điểm cấu tạo: gồm các tế bào liên kết
-vị trí: nằm rải rác trong chất nền

nguyen thi vang
18 tháng 9 2017 lúc 14:05

Đáp án: