Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hông Quân
Xem chi tiết
Mai Thi Khanh Hoa
23 tháng 1 2017 lúc 15:26

ống 1:nước cất ko có enzim vì thế ko có sự thay đổi

ống 2:nước bọt có enzim nên biến đổi thành tinh bột

ống 3: nước bọt kết hợp với axit HCl nên trở thành môi trường kiếm vì thế ko có enzim biến đổi thành tinh bột

ống 4: nước bọt đã đứng soi ko có enzim nên ko biến đổi thành tinh bột

enzim trong nuoc bot tot nhat trong dieu kien thuong va nhiet do 37oC

thu nguyen
28 tháng 8 2017 lúc 21:44

Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong đk pH kiềm(7,2) nhiệt độ cơ thể(37 độ C)

thanh thảo
Xem chi tiết
_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:47

Tiêu hóa ở khoang miệng ,tiêu hóa ở dạ dày và tiêu hóa ở ruột non là 3 giai đoạn của tiêu hóa,tiêu hóa ở khoang miệng là giai đoạn đầu bằng răng lưỡi và nước bọt tiết ra ở khoang miệng,nghiền nát và trộn lẫn thức ăn trở thành 1 hỗn hợp và được đưa xuống dạ dày bằng 1 hành vi là nuốt, tiêu hóa ở dạ dày là giai đoạn thứ 2, ở đây tiêu hóa bằng 2 cách : cách cơ học là dạ dày bóp thức ăn bằng sự co thắt của dạ dày ,bằng hóa chất là dạ dày tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn, ở giai đoạn này thức ăn đã được tiêu hóa rất nhuyễn , sau đó lại chia thành 2 phần : phần cặn bã thì đưa xuống đại tràng để tống ra ngoài, phần tinh hoa được đưa xuống ruột non trở thành nhũ trương ở đây có mao trạng ruột thẩm thấu và đưa qua thận để lọc và biến thành máu .

thanh thảo
Xem chi tiết
Chim Sẻ Đi Mưa
22 tháng 12 2016 lúc 12:34

Cơm nếp no lâu hơn do nhiều dinh dưỡng, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn nhé bạn

Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
29 tháng 12 2016 lúc 22:44

Về mặt sinh học: khi nhai kĩ, thức ăn được nghiền nát thành những mảnh nhỏ, sẽ dễ thấm dịch vị và enzyme, dẫn tới hiệu quả tiêu hóa thức ăn cao, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể nên no được lâu. Ngoài ra, thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng sẽ góp phần giảm gánh nặng cho dạ dày, cơ thể đỡ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động tiêu hóa cơ học ở dạ dày.
- Nhai kỹ no lâu là hiện tượng thức ăn khi được vài miệng lúc ăn,cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một loại enzim (nước bọt),tiêu hoá thức ăn trước khi đy xuống dạ dày

- Nhai kỹ khiến cho dễ phân hủy các chất tinh bột ->glucozo, dễ hấp thụ tại ruột non, khi thức ăn dc vận chuyển xuống dạ dày thì dạ dày lại tiết ra một chất enzim nữa,tạo cho ta một cảm giác đói,muốn ăn. Ăn lâu thì dạ dày hok tiết chất enzim này nữa, khiến cho ta có cảm giác no,đầy bụng->no lâu

Hải Ninh
29 tháng 12 2016 lúc 22:19

tác dụng hóa học và vật lí

Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 12 2016 lúc 23:20

Câu tục ngữ này nếu nói đầy đủ là: Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
- Đây là câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất, cụ thể hơn là sản xuất nông nghiệp, mà trong canh tác nông nghiệp thì cây lúa là cây lương thực số một của người Việt nam ta. Muốn lúa sinh trưởng và phát triển tốt, một trong những điều quan trọng là cần chuẩn bị đất thật kĩ, điều này thể hiện qua vế câu: cày sâu tốt lúa.
- Trong tục ngữ, nhân dân ta hay sử dụng cách nói cân đối, hài hoà, nhiều khi chỉ một vế hay một câu có dụng ý rõ ràng, còn vế (hay câu kia) có tác dụng đưa đẩy. Câu tục ngữ này nằm trong loại đó. Tuy nhiên, vế thứ nhất của câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa nhất định khi đứng độc lập.
- Câu nhai kĩ no lâu xuất phát từ việc người Việt Nam ta ăn ngũ cốc, mà chủ yếu là ăn ở dạng thô, nấu chín là ăn chứ không phải ăn dạng bột, nên khi ăn, muốn no lâu cần nhai thật kĩ, nghĩa là xay nhuyễn thức ăn trước khi đưa nó đến dạ dày. Và bởi vì dạ dày có sức chứa hạn chế nên nếu nhai trệu trạo, nuốt vội vàng thì rất dễ đầy dạ dày, tạo cảm giác chóng no, nhưng thực ra thì lượng dinh dưỡng lại ít, gây ra sự thiếu hụt nhanh dưỡng chất để nuôi cơ thể. Thêm nữa, nhai kĩ, thức ăn sẽ được dịch vị tiết ra thấm vào, quá trình lên men, hấp thụ diễn ra rất tốt, nên sẽ "no lâu" hơn thôi, kể cả lượng thức ăn như nhau thì người ăn chậm, ăn lâu, nhai kĩ sẽ no lâu hơn người ăn nhanh.

Anh Tuấn Hồ Sĩ
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
30 tháng 12 2016 lúc 18:56

-Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau :
+ Thức ăn chạm lưỡi và chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị) giúp hòa loãng thức ăn.
+ Sự phối hợp cơ của các lớp cơ dạ dày giúp đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.

- Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như sau :
+ Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu. khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.
+ Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin).

Huy Giang Pham Huy
31 tháng 12 2016 lúc 10:31

-Biến đổi hóa học:
+Protein chuỗi dài dưới tác dụng của enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành protein chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin)
+1phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilza tạo thành đường mantô
(Nhớ là các chất khác không được biến đổi ở dạ dày nhe bạn!)

_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 14:17

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là : lipit, gluxit, prôtêin. Nghĩa là các chất còn lại đã được biến đổi ở dạ dày.


Vũ Hạ Nguyên
Xem chi tiết
☘Tiểu Tuyết☘
2 tháng 2 2017 lúc 22:19

- Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được
chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị.
- Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kỹ
-Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật
-Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng.
-Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ, tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.

Bình Trần Thị
2 tháng 2 2017 lúc 23:21

- Tâm vị không có cơ vòng thắt như môn vị mà chỉ được đóng mở nhờ sự dày lên hay xẹp xuống của lớp niêm mạc và cơ hoành xung quanh, do đó không đóng chặt như môn vị. Khi thức ăn chuyển đến cuối thực quản, tâm vị sẽ mở theo phản xạ, thức ăn được dồn xuống dạ dày. Tại đó thức ăn sẽ làm trung hoà bớt độ axit của dạ dày, pH tăng, tâm vị đóng lại. Khi pH trở về bình thường, tâm vị lại mở ra. Sự đóng tâm vị giúp thức ăn không bị trào ngược trở lại.

- Ngược với tâm vị, môn vị đóng lại khi pH giảm. Mỗi nhịp co bóp của dạ dày sẽ gây áp lực làm mở môn vị và 1 lượng thức ăn được đẩy xuống tá tràng. Thức ăn được đẩy xuống có độ pH thấp hơn so với tá tràng, làm cho pH giảm và môn vị đóng lại cho đến khi pH ở tá tràng trở về ổn định. Sự đóng môn vị giúp thức ăn được đi xuống ruột non theo từng đợt một và do đó sự tiêu hoá khói thức ăn ở ruột non được diễn ra tốt hơn là toàn bộ được đẩy xuống ruột non.

Bùi Qúy Đôn
Xem chi tiết
Phương Thảo
9 tháng 4 2017 lúc 22:12

Sự tiêu hóa ở dạ dày gồm những hoạt động nào?

- Tiết dịch vị.
- Biến đổi lí học của thức ăn.
- Biến đổi hóa học của thức ăn.
- Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột.

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất , sau khi tiêu hóa ở dạ dày còn những loại thức ăn nào cần tiêu hóa tiếp?

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là : lipit, gluxit, prôtêin.

Trang Huyền
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
29 tháng 11 2017 lúc 16:58

Cấu tạo dạ dày.

Dạ dày cấu tạo gồm 5 lớp từ ngoài vào trong như các thành phần khác của ống tiêu hóa.

Bên ngoài là thanh mạc, tức là lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày, bên trong là tấm dưới thanh mạc. Lớp cơ có 3 lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo ( chỉ xuất hiện một phần ở thanh dạ dày ). Sau đó là tấm dưới niêm mạc. Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày, bao gồm nhiều loại tiết ra các chất khác nhau. Chúng có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, đồng thời có vai trò tiêu hóa và điều hòa nội tiết hóa học trung gian.

Dạ dày có cấu tạo khá phức tạp và liên quan tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể, lại là nơi chức tiếp dự trữ và lưu chuyển dưỡng chất cho cơ thể. Một người có dạ dày khỏe mạnh sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ mác các bệnh tiêu hóa cũng như biến chứng bệnh ở các cơ quan khác.

Thien Tu Borum
29 tháng 11 2017 lúc 16:57

Kết quả hình ảnh cho Trình bày cấu tạo của dạ dày?

Mai Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
29 tháng 11 2017 lúc 20:57

Cấu tạo của dạ dày.
Dạ dày có 4 lớp cấu tạo cơ bản.
Lớp màn bọc bên ngoài
Lớp cơ rất dày và khoẻ (cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)
Lớp dưới niêm mạc
Lớp niêm mạc trong cùng có nhiều tuyến dịch vị.
Tiêu hoá ở dạ dày
Dịch vị do dạ dày tiết ra gồm 95% nước, 5% còn lại có enzim pepsin, axit clohiđric (HCl), chất nhầy.

Enzim pepsin chỉ tác dụng duy nhất với protein ở mức độ nhất định, trong môi trường có HCl (biến đổi hoá học).

Dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn với dịch vị và lưu giữ trong dạ dày từ 3 đến 6 giờ sau đó mới đẩy dần thức ăn từng đợt xuống ruột non qua cơ vòng môn vị (biến đổi lí học).

Lê Thị Kim Ánh
29 tháng 11 2017 lúc 20:40

Ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa:

- Biến đổi lí học:

+ Tiết dịch vị

+Sự co bóp của dạ dày

- Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzim pepsin.

Trần Thị Bích Trâm
29 tháng 11 2017 lúc 20:41

- Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

+ Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

+ Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

- Dạ dày:

+ Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

+ Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.

Đào Huyền Chi
Xem chi tiết
Phạm Thị Thu Thảo
2 tháng 12 2017 lúc 23:24

câu2

cấu tạo ngoài của tim : hình chóp , đỉnh quay xuống dưới hơi chếch về phía trái bên ngoài có màng tim tiết ra dịch giúp tim co bóp dễ dàng, có hệ thống mao mạch máu lm nhiệm vụ dinh dưỡng tim

cấu tạo trong : tim có 4 ngăn ( 2 tâm nhĩ phía trên 2 tâm thất phía dưới), thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất, thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải, có 2 loại van tim, van nhĩ - thất( giữa tâm nhĩ và tâm thất , van nhĩ- thất phải là van 3 lá, van nhĩ - thất trái là van 2 lá) luôn mở , chỉ đóng khi tâm thất co , van thất động ( giữa tâm thất và động mạch) luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co. các van tim có tác dụng giúp máu đi theo một chiều nhất định

còn gơ chế của đông máu thì bn tự tìm hiểu nhé !!! vui

Phạm Thị Thu Thảo
2 tháng 12 2017 lúc 23:29

câu1 mk chỉ trả lời đc 1/3 thôi nhé!!!

dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể hít vào và thở ra hihi

Đào Huyền Chi
3 tháng 12 2017 lúc 7:56

cảm ơn bạn thế là được rồi