Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều trang 112)

Hướng dẫn giải

- Các bài viết trên internet liên quan đến giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 

+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong xã hội hiện đại (Theo Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ, trích báo Quân đội Nhân dân)

+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh toàn cầu hoá (Theo Uông Triều, tuyengiao.vn)

+ Văn bản Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 12 (2006)

- Một số dẫn chứng về hiện tượng nói và viết tiếng Việt thiếu trong sáng mà em biết:

+ Trường hợp thêm từ tiếng Anh vào những câu tiếng Việt trong giao tiếp. Những từ ấy không chỉ những người trẻ hay dùng mà đã trở thành những từ gần như cửa miệng, ít nhất là với những cư dân thành thị từ trung niên trở xuống. Thay vì nói “Em chuyển hàng cho chị lúc 5 giờ chiều” thì một chị trung niên ở thành phố sẽ điềm nhiên bảo “Ship lúc 5 giờ nhé”, hoặc các cô gái kể với bạn bè “Bọn mình vừa mới check in ở Mộc Châu”, “Hôm nay đi phỏng vấn viết review mà gặp nhiều drama quá”... Các câu bị tỉnh lược nhiều, giảm bớt cả thành phần và đưa những từ tiếng Anh thông dụng vào.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 1 (SGK Cánh Diều trang 112)

Hướng dẫn giải

Nội dung: Nêu vấn đề lối nói, lối viết của giới trẻ ngày nay.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 2 (SGK Cánh Diều trang 113)

Hướng dẫn giải

- Cách hiểu: 

+ 8X; 9X: Sinh ra vào thập niên thứ 8 và thứ 9 của thế kỉ XX.

+ Y2K: Sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, bắt đầu từ năm 2000. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 3 (SGK Cánh Diều trang 113)

Hướng dẫn giải

Nội dung mỗi phần được thể hiện ở tiêu đề được nêu bằng chữ in đậm:

+ Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả...

+ ... đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ

+ Nên nhìn nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 4 (SGK Cánh Diều trang 113)

Hướng dẫn giải

Việc trích dẫn bài viết của Giâu để chứng minh cho vấn đề tác giả đang đề cập đến, đó là một bộ  phận giới trẻ đang phá vỡ các chuẩn mực chính tả.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 5 (SGK Cánh Diều trang 113)

Hướng dẫn giải

- Tranh minh họa liên quan đến nội dung giới trẻ đang phá vỡ chuẩn mực chính tả. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 6 (SGK Cánh Diều trang 114)

Hướng dẫn giải

 

- Sáng tạo “lệch chuẩn”: 

+ Sáng tạo ra nhiều kiểu nói, dựa trên hiện tượng đồng âm nối từ.

+ Cách nói mở rộng tổ hợp theo vần điệu đã có.

+ Sử dụng “tiếng lóng”.

+ Sử dụng “teencode” làm cho hỗn loạn, khó kiểm soát.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 7 (SGK Cánh Diều trang 114)

Hướng dẫn giải

Đây là điều đáng nói vì cách nói này là do tự sáng tạo theo ý thích của nhiều nhóm học đường tạo nên teencode khác nhau. Mỗi nhóm một kiểu không giống với ngôn ngữ toàn dân. Nó gây ra nhiều sự hỗn loạn khó kiểm soát. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 8 (SGK Cánh Diều trang 115)

Hướng dẫn giải

- Quan niệm của người viết: Ngôn ngữ không tự sinh ra. Mọi sự nảy sinh ngôn ngữ đều có lí do → là muốn khẳng định hiện tượng ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ có nguyên nhân, không phải ngẫu nhiên mà có.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giữa bài 9 (SGK Cánh Diều trang 115)

Hướng dẫn giải

- Phân biệt:

+ Đa dạng: nhiều vẻ, nhiều dạng biểu hiện khác nhau.

+ Hỗn tạp: không thuần nhất, gồm có nhiều thứ rất khác nhau lẫn lộn vào với nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)