Nhớ đồng

Sau khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 58)

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm hình thức:

+ Các đoạn thơ chỉ có 2 dòng thơ.

+ Được mở đầu bằng cụm từ “Gì sâu bằng…”

- Quy luật: Tác giả viết những khổ này khi trở về với thực tại đang bị giam cầm, thể hiện tâm trạng của nhà thơ mang nặng nỗi nhớ quê hương, đồng đội, nhìn lại bản thân hiện tại và khát khao tự do cháy bỏng; rồi nỗi nhớ lại hiện về vòng tròn như thế, kéo dài không nguôi.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 58)

Hướng dẫn giải

- Hệ thống hình ảnh: bộc lộ tâm trạng của nhà thơ mang nặng nỗi nhớ quê hương, đồng đội, khao khát được tự do.

- Cách tác giả đan cài, phối hợp và sắp xếp các cụm hình ảnh: Đầu tiên là những cụm hình ảnh về bức tranh đồng quê, sau đó là cụm hình ảnh về những người nông dân lao động cần cù, tiếp theo là cụm hình ảnh về những người đồng đội, cuối cùng là tác giả nhớ chính mình ở những ngày xưa đã xa.

⇒ Tác giả diễn tả nỗi nhớ đi theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 58)

Hướng dẫn giải

- Từ “đâu” xuất hiện 10 lần.

- Điệp từ “đâu” lặp lại liên tiếp ở các khổ thơ gây được sức ám ảnh lớn, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương và cuộc sống bên ngoài. Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù đồng thời khiến toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Tác dụng nghệ thuật của việc luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm trong văn bản:

- Gợi ra một sự ám ảnh lớn trong lòng người về nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ.

- Việc sử dụng thành công luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm cho thấy sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ trong hoàn cảnh tù đày.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh trong bài thơ mang tính tượng trưng, rõ nét hơn cả là: Hình ảnh tiếng hò quê hương.

- Cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ một thứ âm thanh đặc biệt - tiếng hò quê hương.
- Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng => Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.

- Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 58)

Hướng dẫn giải

- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.

- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Kết nối đọc - viết (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 58)

Hướng dẫn giải

Đoạn văn tham khảo

     Tố Hữu đã thể hiện cảm xúc của mình trong bài thơ “Nhớ đồng” bằng một loạt các hình ảnh rất gần gũi và quen thuộc của đồng quê Việt. Các hình ảnh ấy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng nhau làm nổi bật tâm trạng của người xa quê – người tù cách mạng. Hình ảnh quê hương hiện lên rõ nét qua nỗi nhớ da diết của tác giả. Đồng ruộng, cồn thơm, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi… tất cả đều hiện lên với vẻ đẹp đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương. Nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ mẹ… khiến cho nỗi nhớ và thực tại tù hãm thôi thúc tâm trí nhà thơ nhớ về những ngày tháng gian nan đi tìm chân lí cuộc đời và sự hạnh phúc khi giác ngộ lí tưởng Cách mạng. Xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ thương da diết, khôn nguôi; khiến cho người đọc cảm thấy thêm yêu quý cuộc sống thực tại và cảm phục, ngưỡng mộ những khó khăn, vất vả mà những người chiến sĩ cách mạng đã trải qua

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)