Luyện tập chung trang 56

Bài 3.10 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ABD cân tại A (vì AB = AD), ta có:

• \(\widehat {AB{\rm{D}}} = \widehat {A{\rm{D}}B} = {30^o}\)

• \(\widehat A + \widehat {AB{\rm{D}}} + \widehat {A{\rm{D}}B} = {180^o}\) hay \(\widehat A + {30^o} + {30^o} = {180^o}\)

Suy ra \(\widehat A\)=180°−30°−30°=120o

Vì AB // CD nên \(\widehat {A{\rm{B}}D} = \widehat {B{\rm{D}}C} = {30^o}\) (hai góc so le trong).

Do đó \(\widehat {ADC} = \widehat {A{\rm{D}}B} + \widehat {C{\rm{D}}B}\)=30°+30°=60°

Vì tứ giác ABCD là hình thang cân nên \(\widehat {ADC} = \widehat C\)=60°

Ta có: \(\widehat A + \widehat {ABC} + \widehat C + \widehat {A{\rm{D}}C} = {360^o}\)

120°+60°+60°+\(\widehat {A{\rm{B}}C}\)=360°

240°+\(\widehat {A{\rm{B}}C}\)=360°

Suy ra =360°−240°=120°

Vậy số đo các góc của hình thang ABCD là \(\widehat A = {120^o};\widehat {ABC} = {120^o};\widehat {C} = {60^o};\widehat {A{\rm{D}}C} = {60^o}\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3.11 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 56)

Hướng dẫn giải

* Xét tam giác ABD cân tại A (vì AB = AD) ta có:

• \(\widehat {AB{\rm{D}}} = \widehat {A{\rm{D}}B} = {40^o}\)

• \(\widehat A + \widehat {AB{\rm{D}}} + \widehat {A{\rm{D}}B} = {180^o}\)

Suy ra \(\widehat A\)=180°−\(\widehat {AB{\rm{D}}}\)−\(\widehat {A{\rm{D}}B}\)=180°−40°−40°=100°

Ta có \(\widehat {A{\rm{D}}B} + \widehat {B{\rm{D}}C}\)=120° suy ra \(\widehat {B{\rm{D}}C}\)=120°−\(\widehat {A{\rm{D}}B}\)=120°−40°=80°.

* Xét tam giác BCD cân tại C (vì BC = CD) ta có:

• \(\widehat {CB{\rm{D}}} = \widehat {C{\rm{D}}B}\)=80°

• \(\widehat C + \widehat {CB{\rm{D}}} + \widehat {C{\rm{D}}B}\)=180°

Suy ra \(\widehat C\)=180°−\(\widehat {CB{\rm{D}}} - \widehat {C{\rm{D}}B}\)=180°−80°−80°=20°

Ta có: \(\widehat {ABC} = \widehat {AB{\rm{D}}} + \widehat {CB{\rm{D}}}\)=40°+80°=120o

Vậy số đo các góc của tứ giác ABCD là \(\widehat A = {100^o};\widehat {ABC} = {120^o};\widehat C = {20^o}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3.12 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 56)

Hướng dẫn giải

a) Vì tam giác ABC đều nên \(\widehat {BAC} = \widehat {ABC} = \widehat {ACB} = {60^o}\)

Vì PM // BC nên \(\widehat {ABC} = \widehat {APM} = {60^o}\)

Tứ giác APMR là hình thang (vì MR // AP) có \(\widehat {ABC} = \widehat {APM}\)

Do đó tứ giác APMR là hình thang cân.

b) Vì tứ giác APMR là hình thang cân nên AM = PR        (1)

Vì MQ // AC nên \(\widehat {BQM} = \widehat {ACB} = {60^o}\)

Tứ giác BPMQ là hình thang (vì PM // BQ) có \(\widehat {BQM} = \widehat {ACB}\) nên BPMQ là hình thang cân.

Suy ra BM = PQ    (2)

Tứ giác QMRC là hình thang (vì QM // RC) có \(\widehat {MRC} = \widehat {RCQ}\) (cùng bằng góc BAC) nên QMRC là hình thang cân. ta có MC = QR          (3)

Từ (1); (2) và (3) suy ra PR + BM + QR = MA + MB + MC.

Do đó chu vi tam giác PQR bằng tổng độ dài MA + MB + MC (đpcm).

c) Vì chu vi tam giác PQR bằng tổng độ dài MA + MB + MC

Để tam giác PQR là tam giác đều thì PQ = QR = PR suy ra MA = MB = MC

Khi đó điểm M cách đều ba đỉnh A, B, C của tam giác ABC.

Do đó M là giao điểm của ba đường trung trực (đồng thời M cũng là giao điểm của ba đường trung tuyến, ba đường cao, đường phân giác).

Vậy khi M là giao điểm của ba đường trung trực thì tam giác PQR là tam giác đều.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)