Đọc: Gò Me

Trước khi đọc 1 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 93)

Hướng dẫn giải

- Những bài thơ viết về miền đất Nam Bộ là: Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng), Gửi Nam Bộ Mến Yêu (Xuân Diệu).

   (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 93)

Hướng dẫn giải

- Những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất Nam Bộ:

+ Nam Bộ nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này. Nam bộ nằm rất gần biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính điều này đã tạo nên một Nam bộ trù phú

+ Nam Bộ có khí hậu ấm áp, không gian yên bình

+ Em ấn tượng đặc biệt với tỉnh Bến Tre, nơi được coi là xứ sở dừa Việt Nam

+ Con người Nam Bộ trọng nhân nghĩa, hiếu khách

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 1 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 93)

Hướng dẫn giải

- Gò Me hiện lên với ánh sáng, âm thanh và không gian thoáng đãng, đặc sắc:

+ Ánh sáng hiện lên phong phú với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày: ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya.

+ Âm thanh vui tai của tiếng nhạc ngựa leng keng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của những mái lá.

+ Không gian mênh mông, thoáng đãng của miền quê với đồng ruộng, ao làng, biển cả.

⇒ Ánh sáng phong phú, không gian mênh mông và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với con người Gò Me

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 94)

Hướng dẫn giải

 Các cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết:

+ Má núng đồng tiền duyên dáng

+ Say sưa, cần cù trong công việc

+ Véo von điệu hò cổ truyền Nam Bộ

+ Tâm hồn mộng mơ theo bướm, theo chim.

=> Những chi tiết miêu tả đã thể hiện sự hồn nhiên, duyên dáng, hăng say trong công việc của những cô gái Gò Me.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 3 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 94)

Hướng dẫn giải

- Thiên nhiên Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện:

+ Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

+ Bướm chim bay lượn rập rờn

+ Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

+ Gió dìu xao xuyến bờ tre

=> Thiên nhiên Gò Me hiện lên như một bức tranh phong cảnh tươi đẹp với đầy đủ màu sắc trong mát của cây cối, âm thanh sinh động của tiếng chim và những hình ảnh động rập rờn của bươm bướm hay những chiếc lá đong đưa trong chiều hè

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 95)

Hướng dẫn giải

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên vừa bình dị, thân thuộc, vừa sinh động, lung linh:

- Không gian: được khắc họa với những cảnh vật rộng lớn, mênh mông (bể, triền đê, ruộng lúa, ao làng).

- Âm thanh: sống động, giàu nhạc điệu (âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá,…)

- Ánh sáng hiện lên phong phú với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày: ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya.

- Cảnh vật Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện:

+ Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

+ Bướm chim bay lượn rập rờn

+ Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng

+ Gió dìu xao xuyến bờ tre

=> Thiên nhiên Gò Me hiện lên như một bức tranh phong cảnh tươi đẹp với đầy đủ màu sắc trong mát của cây cối, âm thanh sinh động của tiếng chim và những hình ảnh động rập rờn của bươm bướm hay những chiếc lá đong đưa trong chiều hè.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 95)

Hướng dẫn giải

– Các cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết: Má núng đồng tiền duyên dáng; Say sưa, cần cù trong công việc; Véo von điệu hò cổ truyền Nam Bộ; Tâm hồn mộng mơ theo bướm, theo chim.

=> Thể hiện sự hồn nhiên, duyên dáng, hăng say trong công việc của những cô gái Gò Me. Con người nơi đây là những người duyên dáng, chất phác, thật thà, hăng say lao động và có tâm hồn phong phú.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 95)

Hướng dẫn giải

- Câu hò được dẫn trong bài:

“Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me

Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”

- Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ đây là một vùng đất giàu văn hóa dân gian và người dân thì mang tâm hồn phong phú, hiền hòa, vừa hăng say lao động, vừa sống nghĩa tình lại yêu nghệ thuật

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 4 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 95)

Hướng dẫn giải

- Em thích những hình ảnh:

+ Thiên nhiên: con đê cát đỏ, ao làng trăng tắm, lúa chói rực, vườn mía lao xao.

+ Con người: cắt cỏ, chăn bò, gối đầu lên áo.

- Những hình ảnh này khiến em cảm thấy cuộc sống nơi mảnh đất Gò Me gần gũi, thân thương, đáng yêu với con người chất phác, cần cù và thiên nhiên thì hiền hòa, luôn dang rộng vòng tay để ôm ấp, yêu thương, tạo nên những kỉ niệm, giấc mơ cho con người

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 95)

Hướng dẫn giải

Theo em, tác giả là một người luôn yêu quý và trân trọng quê hương đất nước của mình. Điều này được thể hiện bằng việc nhà thơ nhớ rất rõ vị trí địa địa lý quê mình, nhớ từng chi tiết như nhạc ngựa leng keng, nhớ vườn mía, bờ tre, cây me… những hình ảnh tuy rất quen thuộc, có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi nhưng chính nó lại làm hiện lên quê hương trong tâm trí của tác giả. Đặc biệt, tác giả yêu và trân trọng quê hương của mình bởi ở đó là tuổi thơ gắn liền với những người thân thiết nhất của tác giả là mẹ, là chị.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)