Bài tập cuối chương 3

Bài 3.40 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Khẳng định a) sai vì tứ giác có hai đường chéo bằng nhau thì chưa chắc tứ giác đó là hình bình hành.

Khẳng định b) sai vì tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành, còn tứ giác có hai cặp cạnh bằng nhau thì chưa khẳng định được là hình bình hành.

Khẳng định c) đúng.

Tứ giác có ba góc vuông thì số đo của góc còn lại là:

360o – 90o . 3 = 90o.

Khi đó, số đo của góc còn lại cũng là góc vuông.

Do đó, tứ giác đã cho có bốn góc vuông nên tứ giác đó là hình chữ nhật.

Khẳng định d) sai vì tứ giác có bốn cạnh bằng nhau mới là hình thoi.

Vậy khẳng định c) đúng; các khẳng định a), b), d) sai.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3.41 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 74)

Hướng dẫn giải

a) Tứ giác có hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình bình hành.

Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

Nên tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình chữ nhật.

Do đó khẳng định a) đúng.

b) Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.

Nên tứ giác có hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình bình hành.

Do đó khẳng định b) là đúng.

c) Tứ giác có hai cạnh song song là hình thang.

Hình thang có và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Nên tứ giác có hai cạnh song song và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Do đó khẳng định c) đúng.

d) Tứ giác có hai cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau là hình bình hành.

Do đó khẳng định d) sai.

Vậy các khẳng định a), b), c) đúng; khẳng định d) sai.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3.42 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 74)

Bài 3.43 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 74)

Hướng dẫn giải

a) Xét tứ giác BPCD ta có: BP // CD, BP = CD (cùng bằng AB) suy ra BPCD là hình bình hành

b) ABD vuông cân tại A suy ra AB = AD, do đó ABCD là hình vuông

Khi đó BD là phân giác \(\widehat {ABC} \Rightarrow \widehat {DBC} = {45^o} \Rightarrow \widehat {DBP} = {45^o} + {90^o} = {135^o}\)

\(\widehat {PC{\rm{D}}} = \widehat {DBP} = {135^o}\)

BD//PC⇒\(\widehat {BPC} = \widehat {AB{\rm{D}}} = {45^o}\) (hai góc đồng vị)

\(\widehat {B{\rm{D}}C} = \widehat {BPC} = {45^o}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3.44 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 74)

Hướng dẫn giải

a) Ta có MP⊥AC, AB⊥AC suy ra MP//AB nên \(\widehat {CMP} = \widehat B\)

Xét tam giác vuông CMP và MBN ta có:

CM = MB (gt)

\(\widehat {CMP} = \widehat B\)

Suy ra ΔCMP=ΔMBN (cạnh huyền – góc nhọn) 

b) Xét tứ giác APMN có \(\widehat P = \widehat A = \widehat N = {90^o}\)suy ra APMN là hình chữ nhật

Xét tam giác ABC có: M là trung điểm AB, MP//AB suy ra P là trung điểm AC

Tương tự ta có: M là trung điểm AB, MN//AC suy ra N là trung điểm AB

c) Xét tứ giác AMCQ có: P là trung điểm MQ, P là trung điểm AC, AC⊥MQ suy ra AMCQ là hình thoi

d) Nếu ABC vuông cân tại A , AM là đường trung tuyến suy ra AM cũng là đường cao suy ra\(\widehat {AMC} = {90^o}\)

Xét hình thoi AMCQ có \(\widehat {AMC} = {90^o}\)suy ra AMCQ là hình vuông

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3.45 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 74)

Hướng dẫn giải

a) Xét tứ giác BKEN có: \(\widehat {BKE} = \widehat {KEN} = \widehat {ENB} = {90^o}\)

Suy ra tứ giác BKEN là hình chữ nhật

b) D là chân đường vuông góc hạ từ M đến AB

Ta có BN // AC (do BKNE là hình chữ nhật)  suy ra \(\widehat {MBN} = \widehat {BCA}\)(hai góc đồng vị)

\(\widehat {MB{\rm{D}}} = \widehat {ABC}\)(đối đỉnh)

Mà \(\widehat {ABC} = \widehat {BCA}\)(tam giác ABC cân tại A) suy ra \(\widehat {MBN} = \widehat {MB{\rm{D}}}\)

Xét tam giác vuông MBD và MBN ta có:

AB chung

\(\widehat {ABC} = \widehat {BCA}\)

Suy ra ΔMBD = ΔMBN (cạnh huyền – góc nhọn)

Suy ra MD = MN

Lại có: BK = NE = ME – MN suy ra BK = NE = ME − MD

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)