Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

Câu hỏi 9 (SGK Chân trời sáng tạo trang 30)

Hướng dẫn giải

Để biểu diễn orbital nguyên tử, người ta sử dụng các ô vuông, gọi là ô lượng tử, mỗi ô lượng tử ứng với một AO, mỗi AO chứa tối đa 2 electron.

Nếu trong AO chỉ chứa một electron thì electron đó gọi là electron độc thân (kí hiệu bởi một mũi tên hướng lên ↑). Ngược lại, nếu AO chứa đủ hai electron thì các electron đó gọi là electron ghép đôi (kí hiệu bởi hai mũi tên ngược chiều nhau ↑↓).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 10 (SGK Chân trời sáng tạo trang 30)

Hướng dẫn giải

- Nguyên tử oxygen có:

   + 6 electron ghép đôi nằm ở orbital 1s, 2s và 1 orbital 2p

   + 2 electron độc thân nằm ở 2 orbital 2p

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 11 (SGK Chân trời sáng tạo trang 31)

Hướng dẫn giải

- Lớp 1 có tối đa 2 electron = 2.12

- Lớp 2 có tối đa 8 electron = 2.22

- Lớp 3 có tối đa 18 electron = 2.32

- Lớp 4 có tối đa 32 electron = 2.42

=> Số electron tối đa trong lớp n là 2n2

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 31)

Hướng dẫn giải

Phân lớp `p` có tối đa là `6 e=>` Nguyên tử `N` ở phân lớp `p` có `3 e`

`=>` Nguyên tử `N` có `2+2+3=7 e`

(Trả lời bởi 2611)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 12 (SGK Chân trời sáng tạo trang 31)

Hướng dẫn giải

(a) Phân lớp bão hòa => Không có electron độc thân

(b) Phân lớp nửa bão hòa => Số electron độc thân = số orbital của phân lớp đó

(c) Phân lớp chưa bão hòa => số electron độc thân nhỏ hơn số orbital trong phân lớp đó

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 13 (SGK Chân trời sáng tạo trang 31)

Hướng dẫn giải

Trong một orbital, electron đầu tiên được biểu diễn bằng mũi tên quay lên, electron thứ 2 được biểu diễn bằng mũi tên quay xuống. Electron được điền vào các orbital theo thứ tự từ trái sang phải.

Cách phân bố electron vào các orbital để số electron độc thân là tối đa:

Biểu diễn các electron bằng mũi tên đi lên vào lần lượt các orbital trước, sau đó mới quay lại biểu diễn các electron bằng mũi tên đi xuống vào các orbital.

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 31)

Hướng dẫn giải

Cả 2 trường hợp (a) và (b) đều chưa đạt được phân lớp bão hòa

- Trường hợp (a) có 2 electron độc thân => Số electron độc thân đã tối đa

- Trường hợp (b) không có electron độc thân => Số electron độc thân chưa tối đa

=> Trường hợp (a) tuân theo quy tắc Hund, trường hợp (b) không tuân theo quy tắc Hund

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 14 (SGK Chân trời sáng tạo trang 32)

Hướng dẫn giải

Cấu hình electron cho biết: số electron trên phân lớp, số electron lớp ngoài cùng, số lớp electron của nguyên tử.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 32)

Hướng dẫn giải

- Nguyên tử có Z = 13 => Có 13 electron

- Viết theo thứ tự: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d… (trong đó phân lớp s chứa tối ta 2 electron, phân lớp p chứa tối đa 6 electron, phân lớp d chứa tối đa 10 electron, phân lớp f chứa tối đa 14 electron)

- Điền các electron: 1s22s22p63s23p1

loading...

=> Nguyên tử aluminium có 1 electron độc thân

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 15 (SGK Chân trời sáng tạo trang 33)

Hướng dẫn giải

Dự đoán `P` là nguyên tố phi kim vì `P` có `5 e` lớp ngoài cùng.

(Các nguyên tố mà nguyên tử có `5;6;7 e` lớp ngoài cùng là nguyên tố phi kim)

(Trả lời bởi 2611)
Thảo luận (1)