Bài 11. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Câu hỏi 1 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 144)

Câu hỏi 2 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 144)

Hướng dẫn giải

- Hai đồng bằng bồi tụ lớn ở nước ta: Đồng bằng sông Cửu Long và  đồng bằng sông Hồng

- Hai đồng bằng bồi tụ lớn ởthế giới: Đồng bằng sông Ấn - Hằng và đồng bằng Hoa Nam 

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 3 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 144)

Hướng dẫn giải

- Giống nhau: Bề mặt tương đối bằng phẳng.

- Khác nhau:

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 144)

Hướng dẫn giải

- Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao không quá 200m; nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi. 

- Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ cao trên 500m.

(Trả lời bởi Sahara)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 146)

Hướng dẫn giải

Một số loại khoáng sản của nước ta:

- Nhiên liệu: dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, than nâu,...

- Kim loại: sắt, đồng, nhôm, thiếc, vàng, kẽm, ti-tan,...

- Phi kim loại: đá vôi, sét, cát trắng, đá quý, a-pa-tit,...

- Nước ngầm: nước khoáng và nước ngầm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK Cánh Diều - Trang 147)

Hướng dẫn giải

Bạn tham khảo nha:

Dạng địa hình chính

Độ cao

Đặc điểm chính

Núi

trên 500m

Có đỉnh núi, sườn núi và chân núi, dưỡi chân núi là thung lũng.

Đồng bằng

dưới 200m

Bề mặt tương đối bằng phẳng. Hai nguồn gốc hình thành là bóc mòn và bồi tụ.

Cao nguyên

từ 500 - 1000m

Là vùng rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.

Đồi

cao không quá 200m

Địa hình nhô coa, đỉnh tròn, sườn thoải,. Là vùng chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng.

Địa hình cac-xtơ

 

Là dạng địa hình độc đáo, hình thành do các loại đá bị hòa tan bởi nước

(Trả lời bởi Nguyễn Bảo Anh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều - Trang 147)

Hướng dẫn giải

Một số hang động ở nước ta: hang Sơn Đoòng, hang Đầu Gỗ, động Thiên Đường, hang Múa.

Hạng động hình thành do dạng địa hình các-xtơ

(Trả lời bởi htfziang)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều - Trang 147)

Hướng dẫn giải

Bạn tham khảo nha:

- Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, để hình thành phải mất hàng triệu năm, nếu bị cạn kiệt khả năng phục hồi là rất khó 
- Khóang sản có vai trò rất lớn trong các ngành khai thác, chế biến, công nghiệp năng lượng ,chủ nghĩa xây dựng đóng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của kinh tế quốc gia, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. 
- Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản là đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài, bền vững của con người 
- Giảm thiểu tình trạng khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, không khí,... 
=> Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cho sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước, không chỉ cho ngày hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau

(Trả lời bởi Nguyễn Bảo Anh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều - Trang 147)

Hướng dẫn giải

Ở nước ta:

- Vùng tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu rắn: Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Vùng tập trung nhiều khoáng sản lỏng và khí là: Đông Nam Bộ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)