Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI TUYỂN SINH VÀO THPT MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết: … “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”… (Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) 1. Ở phần trích trên, tác gải đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa với những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người? 2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng ấy. 3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản Câu 2: (6 điểm) Ở bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt, trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại: … Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi… Rồi trở về thực tại: Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?... (Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 2. “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc đến trong bài thơ gợi nhắc đến thời điểm nào của đất nước. Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì? 3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động) 4. Hãy nêu lên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả. ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 2 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Ý Nội dung 1 a - Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa thanh cao và giản dị. - Tình cảm của tác giả dành cho Người là: kính yêu, ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào. b - Hai danh từ được sử dụng như tính từ là: + Việt Nam + Phương Đông - Tác dụng: Tác giả khẳng định bản sắc văn háo dân tộc thấm đẫm trong Người. c Trình bày suy nghĩ a. Giải thích bản sắc văn hóa dân tộc là gì? -Là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành và tòn tại, phát triển qua quá trình lịch sử lâu dài. Các giá trị ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng. b. Biểu hiện - Trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động nói năng, ăn mặc, ứng xử… 2 a Hoàn cảnh ra đời bài thơ: - Năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật ở nước ngoài. Nhớ về bà và bếp lửa, tác giả đã sáng tác nên bài thơ. - In trong tập Hương cây – Bếp lửa, đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ b Thời điểm năm 1945: nạn đói khủng khiếp khiến gần 2 triệu người Việt Nam chết đói. - Tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mòn” có tác dụng: ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN 3 + Là sự sáng tạo của nhà thơ. + Từ “mòn mỏi” chỉ mang nghĩa kéo dài, còn việc tách từ đã nhấn mạnh đến cái đói làm con người ta trở nên héo mòn, gầy gộc, cạn kiệt trong một thời gian kéo dài. c Thể loại: đoạn văn diễn dịch - Dung lượng: 12 câu - Nội dung: tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà (phân tích khổ cuối). - Yêu cầu ngữ pháp Tiếng Việt: phép nối và câu bị động (chú thích gạch chân) Nội dung Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Bếp lửa để làm rõ nhận định trên. + Khổ thơ cuối là lời tự bạch của tác giả - người cháu đi xa nay đã trưởng thành nhớ về kỉ niệm với bà và bếp lửa. + Khoảng cách về không gian, thời gian đã được tác giả miêu tả cụ thể qua các chi tiết: khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả… Cuộc sống hiện đại, đủ đầy, tương lai đang hé mở nhưng không làm cháu nguôi nhớ về bà và bếp lửa.Nó làm nổi bật lên tấm lòng trân trọng, biết ơn, kính yêu của cháu với bà. + Câu hỏi tu từ cùng với dấu ba chấm kết thúc bài thơ: Nỗi nhớ thường trực, khắc khoải, … nhớ về bà cũng là nhớ về quê hương, nguồn cội. + Cháu không thể lãng quên hơi ấm bếp lửa của bà, không quên được những lận đận đời bà, tấm lòng ấm áp, hi sinh của bà,… Tình cảm gia đình ấy bền chặt, gợi nhắc cháu đến tình cảm lớn lao hơn là đạo lí thủy chung cao đẹp của con người Việt Nam với quê hương, đất nước. => Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước. d Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh
00:00:00