SỞ GD&ĐT HẬU GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VỊ THANH
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:
Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc.
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê – nin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp.
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.
(Trích bài thơ Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên, nguồn: thivien.net)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản.
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: “Bốn bức tường im
nghe Bác lật từng trang sách gấp”.
Câu 4. Bài học có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra cho bản thân từ đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) về lòng biết ơn đối với những vị anh hùng của đất nước.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“…Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
(Trao duyên, Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du, sách Ngữ văn 10, tập 2, tr.104)
……… HẾT……….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………Số báo danh:……………………...…
Chữ ký của giám thị 1:………………………Chữ ký của giám thị 2:……………………
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
SỞ GD&ĐT HẬU GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VỊ THANH
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10
(Bản Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
II. Đáp án và thang điểm
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật 0,5
2 Tác giả Chế Lan Viên tái hiện lại phút giây thiêng liêng khi Bác
Hồ đọc bản luận cương của Lê Nin.
0,5
3
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Bốn bức
tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp” là biện pháp nhân
hóa.
- Tác dụng: Hình ảnh bức tường vô tri vô giác trở nên có linh
hồn, biết lắng nghe tiếng Bác “lật từng trang sách gấp” gợi lên
giây phút thiêng liêng của lịch sử, của dân tộc.
1,0
4 -Công lao của Hồ Chí Minh đối với đất nước.
-Lòng biết ơn của bản thân đối với Bác Hồ Chí Minh…
1,0
II LÀM VĂN 7,0
1 Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng biết ơn đối với
những vị anh hùng của đất nước
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Lòng biết ơn đối với những vị anh hùng của đất nước.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ suy nghĩ của cá
nhân về ý nghĩa của lòng trong cuộc sống. Có thể theo hướng
sau:
- Giải thích: Lòng biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì
mình nhận từ người khác. Lòng biết ơn những vị anh hùng của
đất nước là đạo lí ngàn đời của dân tộc ta.
- Bàn luận, chứng minh:
+ Đất nước chúng ta trải qua hơn bốn nghìn năm đô hộ giặc tàu,
tám mươi năm đô hộ giặc tây, gánh chịu bao nhiêu thăng trầm.
Nhưng ngày hôm nay, chúng ta đã được thống nhất, được hòa
bình là nhờ vào sự hi sinh và đổ máu của biết bao anh hùng có
công dựng nước và giữ nước: Các vua Hùng dựng nước, bà
Trưng, bà Triệu, Hương Đạo Đại Vương, vua Quang Trung
Nguyễn Huệ đánh đuổi xâm lăng, những vị anh hùng kháng
1,0
chiến chống giặc Pháp, giặc Mĩ,…Bác Hồ tìm ra con đường
cứu nước cho dân tộc trước họa xâm lăng của thực dân Pháp.
+ Ngày nay, chiến tranh đã qua đi nhưng vẫn có những vị anh
hùng giữa đời thường, chiến đấu trong công việc hằng ngày của
chính mình. Hình ảnh quen thuộc trong những ngày gần đây
khiến chúng ta cảm động, biết ơn. Đó là những người ở tuyến
đầu trong công tác chống đại dịch Covid – 19. Đó là những bác
sĩ, y tá, điều dưỡng hết lòng chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân,
những chiến sĩ nhường chỗ ở cho người cách li, những tình
nguyện viên đứng ra quyên góp hỗ trợ các hoàn cảnh khó
khăn,…
- Phản đề: Thế mà hiện nay vẫn có nhiều người vô tâm không
còn nhớ đến công lao của các vị anh hùng, thậm chí có cả
những người còn xuyên tạc lịch sử hoặc có thái độ thiếu tôn
trọng đối với những vị anh hùng. Đó là điều rất đáng lên án.
- Bài học nhận thức và hành động: Chúng ta cần phải gìn giữ và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Không chỉ dừng lại
những hành động tri ân như: tổ chức ngày tưởng nhớ công lao
những người anh hùng liệt sĩ vào ngày 27/7, thăm hỏi những
người thương binh, những mẹ Việt Nam anh hùng,…mà còn
phải phấn đấu rèn đức, luyện tài, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo nên những trang sử mới
tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề
nghị luận.
0,25
2 Cảm nhận về 12 dòng thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,
Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
12 dòng thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng.
* Giới thiệu vài nét về tác giả, dịch giả, tác phẩm, đoạn trích và
vấn đề cần nghị luận
0,5
* Cảm nhận về đoạn thơ:
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng
các yêu cầu sau:
- Về nội dung:
+ Lời nói và hành động của nhân vật Thúy Kiều:
“Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
. Sử dụng từ ngữ: “cậy”, “chịu lời”
→ chính xác, chặt chẽ, có sự ràng buộc mà vẫn tế nhị, phù hợp
với hoàn cảnh của nhân vật.
. Hành động “lạy rồi sẽ thưa” → bất ngờ mà lại hợp lí
3,0
+ Kiều giãi bày lí do trao duyên:
“Giữa đường đứt gánh tương tư,
….
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
→ Trong tám dòng thơ, nhân vật đã nói được nhiều điều, từ tình
yêu tan vỡ đến tình nghĩa sâu nặng với Kim trọng và cả những
biến cố của gia đình. Lời lẽ chân thành mà sắc sảo, thấu lí đạt
tình, có sức lay động lòng người.
+ Tâm trạng của Thúy Kiều khi nói được ý nguyện trao duyên
“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
➔ Đoạn thơ là tiếng nói của một lí trí gắng gượng tỉnh táo.
Trong hoàn cảnh éo le, Kiều vẫn phải nén nỗi đau để thuyết
phục Thúy Vân, trao duyên cho Vân, đặt mình vào hoàn cảnh
của Vân để có sự cảm thông sâu sắc. Có thể thấy, tâm hồn nhân
vật Thúy Kiều sáng đẹp một tình yêu thủy chung, một tấm lòng
vị tha, một sự thông minh sắc sảo và tinh tế → giá trị nhân đạo
- Về nghệ thuật: Đoạn trích thành công với nghệ thuật miêu tả
nội tâm nhân vật qua âm điệu của thể thơ lục bát, bút pháp tả
cảnh ngụ tình và các nghệ thuật đặc trưng của văn học trung
đại. Qua đó, ta thấy được tài năng của Nguyễn Du trong việc sử
dụng ngôn từ, trong sự kết hợp giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn
ngữ bác học, trong việc vận dụng chất liệu văn học dân gian
vào sáng tác.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề
nghị luận.
0,5
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.0 điểm
Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với
từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất
thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp
ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải
được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết
không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có
căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung,
sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và
chính tả.