Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Đỗ Phương Nguyên

viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch

Nguyễn Như Quảng
9 tháng 4 2020 lúc 19:42

Tham gia cuộc hội chẩn trực tuyến điều trị những ca bệnh nhân nặng của Hội đồng chuyên môn (Bộ Y tế) vào trưa 3/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, khẳng định người dân Việt Nam đều rất cảm ơn, tự hào về đội ngũ y, bác sĩ, những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch. Đồng thời yêu cầu ngành y tế tập trung cứu chữa, hạn chế tối đa trường bệnh nhân có diễn biến nặng, tử vong.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu ngành y tế tập trung cứu chữa, hạn chế tối đa trường bệnh nhân có diễn biến nặng, tử vong.

Theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, hiện khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện này đang điều trị 5 bệnh nhân nặng. Trong đó, 3 ca đã có những tiến triển tích cực, không còn phải máy thở. Đó là 2 nam bệnh nhân người Anh đã âm tính nhiều lần với virus SARS-CoV-2 và nam bệnh nhân số 50, người Việt Nam đã hết sốt.

Tuy nhiên, trong số 2 trường hợp còn lại, nữ bệnh nhân là bác của bệnh nhân số 17, có kết quả xét nghiệm âm tính nhiều lần nhưng vẫn phải sử dụng kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO).

Trường hợp còn lại là bệnh nhân số 161, quê Hưng Yên, 88 tuổi, mắc Covid-19 trong thời gian điều trị xuất huyết não tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai sang khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, nữ bệnh nhân này có xu hướng tổn thương phổi tăng hơn. Đến ngày 2/4, vẫn phải thở ô xy, mở nội khí quản, phải chuyển lên khoa Hồi sức tích cực và kết quả xét nghiệm gần đây nhất vẫn dương tính.

Nắm bắt tình hình tại cuộc hội chẩn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ tự hào và động viên khích lệ đội ngũ thầy thuốc đã dồn tâm sức tham gia phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân Covid-19. Phó Thủ tướng cho biết, trong phòng bệnh đã thực hiện rất tốt việc ngăn chặn, phát hiện, cách ly và khoanh vùng. Quy trình truy tìm, phát hiện người nghi ngờ mắc để cách ly đã được triển khai khẩn trương liên tục trong thời gian qua. Do vậy, ngành y tế không bị bất ngờ khi xảy ra ổ dịch lớn tại Bệnh viện Bạch Mai.

“Bên khối y tế dự phòng thì cố gắng không để có nhiều người mắc. Bên khối điều trị, cố gắng không để bệnh nhân trong tình trạng nặng. Nếu chuyển sang tình trạng nặng thì "còn nước còn tát", hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong. Nếu không có bệnh nhân Covid-19 tử vong thì đây không chỉ là niềm tự hào của ngành y tế, mà của cả đất nước. Qua theo dõi, đến hôm nay chỉ có 5 quốc gia, vùng lãnh thổ có số ca mắc Covid-19 như Việt Nam trở lên chưa có bệnh nhân tử vong.”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.

Trước đó, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid 19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, các cấp chính quyền địa phương triển khai nhanh biện pháp phòng chống tại các bệnh viện trong cả nước, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lây nhiễm cho bệnh nhân, nhất là tại các bệnh viện lão khoa, khoa lão, viện dưỡng lão và trung tâm bảo trợ xã hội. Trong 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, sẽ có những ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận người dân. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng như các địa phương cần quan tâm hơn đến những người có hoàn cảnh khó khăn.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thực hiện giãn cách xã hội đang mang đến những kết quả tích cực trong việc khống chế dịch bệnh Covid-19 trên toàn quốc.

“Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực trong vòng 15 ngày (từ 1-15/4) rất kịp thời để hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Cách ly xã hội bản chất là giãn cách xã hội. Đây là biện pháp còn mới nên một số nơi chưa hiểu. Chúng tôi đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ để hôm nay có hướng dẫn cụ thể. Một số nước thường áp dụng biện pháp này khi số ca mắc trong ngày khoảng 50 trường hợp trở lên, nhưng Việt Nam áp dụng khi số ca mắc dưới 20 trường hợp/1 ngày là rất kịp thời”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

Một thông tin tích cực tại cuộc họp, đó là Bộ Y tế cho biết, các doanh nghiệp trong nước đã may được trang phục bảo hộ phòng chống dịch bệnh Covid-19, chủ động được nguồn nguyên liệu khẩu trang y tế và đã sản xuất được khẩu trang chuyên dụng tương đương loại N95 nhập khẩu./.

Khách vãng lai đã xóa
Shu
11 tháng 4 2020 lúc 18:06

Bạn tham khảo!

 Virus Corona đang được thế giới quan tâm rất nhiều. Bởi, nó mang lại hậu quả vô cùng lớn. Vì thế mà việc phòng bênh và ngăn chặn loại dịch này lan rộng là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ luôn sẵn sàng làm việc để cứu đồng bào trong tình hình hiện nay. Mặc dù, trong môi trường làm việc của mình có chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, đứng trước nguy hiểm đang cận kề mà họ vẫn dũng cảm để cùng chính phủ chiến đấu. Nên người ta mới có câu: ''Các y bác sĩ như những thiên thần''. Họ còn hơn cả sự cao đẹp của nghề mà họ làm nữa. Với phương châm: “Chúng tôi ra đường vì các bạn, mong các bạn ở nhà vì chúng tôi”. Ở đây muốn nói về những người vẫn phải việc, cống hiến lao động cho đất nước trong mùa dịch như là: các ý bác sĩ, người phục vụ trong khu cách ly, ... Và họ muốn những người dân cũng đồng lòng với họ để có thể hạn chế việc lây lan dịch bệnh. Muốn mọi người cùng hợp tác, hạn chế ra ngoài, nắm bắt thông tin nhanh để việc phòng chống dễ dàng và mạnh mẽ hơn. Đồng thời, mỗi người phải có ý thức tự phòng chống cho bản thân cũng như giữ sức khỏe cho cả một cộng đồng. Đừng hành động khi chỉ suy nghĩ cho bản thân.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trung  Tiến
17 tháng 4 2020 lúc 9:22

Những y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch như những chiến sĩ chống giặc mang tên CORONA. Những người chiến sĩ đó có nhiệm vụ phải cố gắng hết sức để giúp nước ta không bị lây nhiễm. 
K và Kb nếu có thể.

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Phương Anh
17 tháng 4 2020 lúc 18:51

khi tuyến thuyền VIỆT NAM đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì chống dịch vi -rút covid -19 .Đã bao nhiêu lần các bạn tự hỏi ai đã ngày đêm trông lo các bệnh nhân đang nằm liệt giường tại các bệnh viện ? .Đó chẳng phải là những thiên thần áo trắng là những vị bác sĩ, y tá ngày đêm trông lo cho các bệnh nhân sao . Những các cô bác sĩ y tá đang đứng lên chống giặc là lũ giặc ngoại xâm [vi-rút covid -19 ] .Họ có những nỗi lo lắng rất nhiêu trên đầu họ  áp lực , làm việc liên tục , chăm lo cho các bệnh nhân . như là một vị bác sĩ người PHÁP vẫn không chịu nghỉ ngơi như bao bác sĩ khác dù ông đã 99 tuổi ròi . ông vẫn đứng lên chiến đấu tới hơi thở cuối cùng đẻ ngăn chặn dịch càn ngày lớn hơn . ĐÓ LÀ LÝ DO VÌ SAO CHÚNG TA KHÔNG NÊN BỎ CUỘC . hãy cùng đứng lên chiền đấu cung với những y tá bác sĩ .

MỜI BẠN KHAM KHẢO : }} 

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Vu Quynh Ly
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
Xem chi tiết
Minammoto Xhizuka
Xem chi tiết
phuong
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Hải
Xem chi tiết
Duh Bruh
Xem chi tiết
Phạm Thành Công
Xem chi tiết
Đào Trang Vy
Xem chi tiết
Phạm Phương An
Xem chi tiết