Tham khảo:
1. Mở bài
- Giới thiệu bài ca dao
2. Thân bài
- Hình ảnh cây cầu là hình ảnh quen thuộc trong ca dao, gắn bó mật thiết với đời sống tình cảm phong phú, mãnh liệt nhưng cũng đầy duyên dáng, ý nhị của người dân Việt Nam.
Hai ta cách một con sông,
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.
=> Cầu là phương tiện giao thông, cầu cũng là không gian trữ tình, là nơi gặp gỡ, hẹn hò của trai gái.
- Trong tình yêu, chiếc cầu là một chi tiết nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc, xuất hiện với tần số khá lớn, trở thành một biểu tượng để chỉ nơi gặp gỡ, hò hẹn của những đôi lứa đang yêu, là phương tiện để họ có thể đến được với nhau. Ước muốn của cô gái, cũng là lời cô thầm nói với người yêu của mình:
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
=> Ý tưởng táo bạo với một hình ảnh độc đáo.
- “Dải yếm đào” là một phần trang phục không thể thiếu của người con gái thời xưa.
=> Vậy mà cô gái muốn dùng thứ trang phục đẹp đẽ đó để dải lên chiếc cầu nhằm mời gọi chàng (tình yêu) đến với mình. Điều này thể hiện sự táo bạo, mãnh liệt, chủ động của người con gái trong tình yêu, vượt lên những rào cảm phong kiến.
=> Bài ca giãi bày ước mơ tha thiết và mãnh liệt của người con gái trong tình yêu, qua đó thể hiện vẻ đẹp tình yêu của người lao động: bình dị, mãnh liệt nhưng cũng hết sức tế nhị, duyên dáng.
3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề