Tập làm văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Thúy Hiền

vẻ đẹp con người lao động mới qua hai tác phẩm lặng lẽ sa pa và đoàn thuyền đánh cá

Trần Thị Bích Trâm
22 tháng 1 2018 lúc 22:04
- Nguyễn Thành Long là nhà văn quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngan Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được viết sau chuyến nhà văn đi thực tế ở Sa Pa. Qua nhân vật anh thanh niên và một số nhân vật khác, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những con người lao động mới đang ngày đêm âm thầm công hiến cho đất nước. - Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thi ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được viết nhân chuyến đi thực tế cùa nhà thơ ở vùng biển Quảng Ninh. Bài thơ ca ngợi tinh thần lao động phấn khởi, hăng say của những người dân chài trên vùng biển quê hương. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động kiến thiết đất nước, làm hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam dấy lên ở khắp nơi. Các tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đều là kết quả của nhũng chuyến thực tế mà tác giả sống trực tiếp, phản ánh không khí lao động và nhất là thể hiện hình ảnh của những con người lao động thời kì này. - Hình tượng người lao động mới là chi những con người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong Đoàn thuyền đánh cá là hình ảnh những người ngư dân trong cảnh lao động tập thể. Trong Lặng lẽ Sa Pa là hình ảnh của những người trí thức khoa học, tiêu biểu là anh thanh niên. - Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách. Người ngư dân trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi thiên nhiên, vũ trụ vào trạng thái nghi ngơi. Đánh cá trên biển là một công việc rất vất vả và nguy hiểm. Nhưng những người ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và trở thành hình ảnh sáng đẹp: Mặt trời xuống biên như hòn lừa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi. + Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn. Phía ấy mặt trời như một hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông. Màn đêm buông xuống, kết thúc một ngày. Chính vào thời điểm ấy ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình là ra khơi đánh cá. Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của con người lao động được giải phóng: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đây là cách nói độc đáo, sáng tạo của Huy Cận, khiến chúng ta tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Cánh buồm no gió tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên cùa công cuộc dựng xây đất nước. + Trong Lặng lẽ Sa Pa, anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh sống một mình, xung quanh anh chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Cái gian khổ nhất với anh là sự cô độc. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, dự báo thời tiết. Công việc ấy đồi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm, đúng giờ ốp dù mưa tuyết, gió rét thế nào thì anh vẫn phải trở dậy làm việc. Xách đèn ra vườn, gió tuyết vù lặng im ờ bên ngoài như chi chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nỏ như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cà, ném vírt lung tung... - Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Những người ngư dân là những con người lao động tập thể. Họ hăm hở: Ra đậu dăm xa dò bụng biến Dàn đan thế trận lưỡi vây giăng. + Giữa biển trơi mênh mông, trời và biển như hòa vào một. Còn đối với người dân chài, tác giả miêu tả họ với tinh thần làm chủ biển khơi. Họ chủ động, sáng tạo trong lao động, bố trí đánh bắt cá như một trận đánh. Với tinh thần lao động hang hái, lạc quan như thế thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn. Họ làm việc nhiệt tình, hăng say trong câu hát: Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biên muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! + Câu hát của những người đi biển, nó không những thể hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương mà còn nói lên niềm mong ước của con người. Đi đánh cá từ ngàn đời nay may rủi là chuyện thường tình. Vì vậy, trong câu hát ta đọc được những ước mong của họ. Đó là ước mong về trời yên biển lặng, gặp được luồng cá để đánh bắt được nhiều. Giọng điệu lời thơ như ngân lên ngọt ngào, ngân dài và xa mãi. Các hình ảnh của cá được so sánh, ẩn dụ là những nét snags tạo độc đáo đem đến cho người đọc một cảm nhận thứ vị về con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. + Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng. Cháu ở đây cỏ nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mảy, đo chan động mặt đất, dự vào việc báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sàn xuất, phục vụ chiến đẩu. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó. Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thay một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. - Đó còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ. Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm, người ngư dân đã thu về thành quả thật tốt đẹp. Họ ra đi, làm việc và trờ về đều trong câu hát. Hình ảnh thơ cuối bài rạng rỡ niềm vui, tin tưởng, hi vọng của người lao động. Họ vui say lao động vì một ngày mai tươi sáng: Câu hát căng buồn với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. + vẫn là tiếng hát khoẻ khoắn của người ngư dân dạn dày sóng nước đang vươn lên làm chủ cuộc đời. Tiếng hát hoà trong gió, thổi căng cánh buồm đưa đoàn thuyền ra khơi đêm trước, nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan về bến. Hình ảnh đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời rất hiện thực mà cũng rất hào hùng. Nó phản ánh một thói quen lâu đời cùa ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời sáng, đồng thời cũng thế hiện khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc xây dựng đất nước sau giải phóng. + Lí tưởng sống của anh thanh niên là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ? mà anh đã vượt lên nỗi thèm người để gắn bó với đỉnh Yên Son trong công việc thầm lặng. Trong cái lặng im của Sa Pa ấy, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua lời anh kê như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét... Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến. - Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa và hình ảnh ngư dân lao động trong Đoàn thuyền đánh cá cùa Huy Cận là hiện thân của vẻ đẹp người lao động một thời. Đó là nhũng người ưu tú của quê hưọng trong sự nghiệp xâv dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Ngưòi lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là những người nhiệt tình, say mê công việc, sống có lí tưởng. Họ là điển hình cao đẹp của con ngưòi lao động mới, con người trưởng thành trong công cuộc xây dưng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. - Hai tác giả đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lao động thật lạc quan, yêu đời và sống có trách nhiệm. Chính họ đã đóng góp một phần công sức lớn lao cùa mình vào việc đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, là hậu phương vững chắc bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Càng khâm phục họ, thanh niên chúng ta phải ra sức học tập để sau này trở thành người sống có ích để xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh.
kwonjiyong
23 tháng 1 2018 lúc 22:18

Mở bài : " Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sông như núi như người Việt Nam "

quên hương Việt Nam đâu chỉ đẹp ở núi ở sông mà tự hào hơn là những người lao động trong hoàn cảnh thiên nhiên , núi sông ấy . Từ cuộc đời thực họ bước vào trang văn ' Lặng lẽ sa pa ' của Nguyễn Thành Long và thi phẩm ' Đoàn thuyền đánh cá' của Huy Cận .

LĐiểm 1 : Yêu nghề , say mê và có trách nhiệm với công việc

- Long yêu nghef say mê với công việc bất chấp khó khăn chinh phục thiên nhiên làm chủ TN

- Họ là những người đánh cá trên vùng biển Hạ Long qua sự cảm nhận của Huy Cân khi màn đêm buông xuống vũ trụ đi vào sự nghỉ ngơi yên tĩnh thì những ngư dân bắt đầu một ngày làm việc mới . Họ hăng hái tấn công vào lòng biển để khai thác tiềm năng của biển làm giàu đẹp cho quê hương đất nước

( phân tích câu thơ ; ra đậu dặm xa dò vùng biển.....lưới vậy giăng)

-rời biển ta lên mảnh đất Sa Pa heo hút quanh năm chỉ có mây mù bao phủ . Ta gặp gỡ anh thanh niên ( phân tích tình yêu nghề của anh thanh niên ) => Những người lao động trong những năm miền bắc xây dựng chủ nghĩa họ không nhỏ bé trước núi cao biển rộng . Họ sẵn sàng chấp nhận mọi vất vả gian lao để cống hiến tuổi xuân , chất xám cho sự nghiệp xây dựng đất nước

Lđiểm 2 : tinh thần lạc quan yêu đời

Những ngư dân càng lđộng càng ca hát say sưa họ hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển hát để gọi cá vào lưới hát để đưa đoàn thuyền trở về . Cả bài có 4 lần tiếng hát vang lên hát để lấn át tiếng sóng hất để thêm sức mạnh chinh phục biển cả . Cả bài thơ là khcus trang ca về người lao động

Anh thanh niên có đời sống tâm hồn phong phú biết tổ chức sắp xếp cuộc sống hợp lí biết cân bằng cuộc sống tự tạo ra niềm vui cho mình . Nếu k phải là ng có tâm hồn lạc quan yêu đời thì anh thanh niên k thể vượt qua sự cô độc

LĐ 3 : ( phân tích nhân vật anh thanh niên và ông họa sĩ già )

Kết Bài : Họ là đại diện điển hình cho những ng lđộng có ích trong hoàn cảnh đầy thử thách của đất nc họ thực sự là những đóa hoa đẹp những bài ca k bao giờ quên . Sự cống hiến của họ là tấm gương sáng để cta noi theo


Các câu hỏi tương tự
Mi Ánh
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Hải Phong
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Hoa Luu
Xem chi tiết
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Trà Runner
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Huệ
Xem chi tiết
Lê Tấn Thịnh
Xem chi tiết
Việt Lê
Xem chi tiết