Trong dung dịch, giữa các cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứng? Viết phương trình hoá học của các phản ứng đó.
Muối có rất nhiều ứng dụng trong đời sống như làm phân bón, bảo quản thực phẩm, làm bột nở cho các loại bánh, gia vị,… Muối có những tính chất hoá học nào và được điều chế như thế nào?
Tìm hiểu tính chất hoá học của muối
Chuẩn bị: Các dung dịch: H2SO4 loãng, NaOH loãng, Na2SO4, CuSO4; 4 ống nghiệm: ống (1) chứa 1 đinh sắt đã được làm sạch, ống (2) và (3) mỗi ống nghiệm chứa khoảng 1 mL dung dịch BaCl2, ống (4) chứa khoảng 1 mL dung dịch CuSO4.
Tiến hành: ống (1) cho khoảng 2 mL dung dịch CuSO4; ống (2) cho khoảng 1 mL dung dịch H2SO4; ống (3) cho khoảng 1 mL dung dịch Na2SO4; ống (4) cho khoảng 1 mL dung dịch NaOH
Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện yêu cầu:
1. Viết phương trình hoá học, giải thích hiện tượng xảy ra.
2. Thảo luận nhóm rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.
Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối KCl và MgSO4.
Tìm hiểu về các phản ứng tạo muối
Bảng 11.1. Phản ứng tạo thành muối, tên gọi và thành phần phân tử của một số muối
Quan sát Bảng 11.1 và thực hiện các yêu cầu:
1. Nhận xét về sự khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở Bảng 11.1 là gì?
2. Nhận xét về cách gọi tên muối.
Viết công thức của các muối sau: potassium sulfate, sodium hydrogensulfate, sodium hydrogencarbonate, sodium chloride, sodium nitrate, calcium hydrogenphosphate, magnesium sulfate, copper(II) sulfate.
Gọi tên các muối sau: AlCl3; KCl; Al2(SO4)3; MgSO4; NH4NO3; NaHCO3.