Sục từ từ đến dư khí X vào dung dịch nước vôi trong. Quan sát thấy lúc đầu có kết tủa trắng tăng dần, sau đó kết tủa tan ra. Khí X là
A. N2.
B. CO.
C. CO2.
D. O2.
Có 4 dung dịch bị mất nhãn được đánh thứ tự X, Y, Z, T. Mỗi dung dịch trên chỉ chứa 1 trong số các chất tan sau đây: HCl, H2SO4, Na2CO3, NaOH, NaHCO3, BaCl2. Để xác định chất tan trong mỗi dung dịch người ta tiến hành các thí nghiệm và thu được kết quả như sau:
Dung dịch thử |
Dung dịch X |
Dung dịch Y |
Dung dịch Z |
Dung dịch T |
HCl |
Có khí thoát ra |
Có khí thoát ra |
- |
- |
BaCl2 |
- |
Có kết tủa trắng |
- |
- |
Na2CO3 |
- |
- |
Có khí thoát ra |
Có kết tủa trắng |
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Z phản ứng được với etylamin
B. X chứa hợp chất không bị nhiệt phân
C. T làm xanh quỳ tím
D. Y phản ứng được với dung dịch NH4NO3
Có 4 đung dịch bị mất nhãn được đánh thứ tự X, Y, Z, T. Mỗi dung dịch trên chỉ chứa 1 trong số các chất tan sau đây: HCl, H2SO4, Na2CO3, NaOH, NaHCO3, BaCl2. Để xác định chất tan trong mỗi dung dịch người ta tiến hành các thí nghiệm và thu được kết quả như sau:
|
Dung dịch X |
Dung dịch Y |
Dung dịch Z |
Dung dịch T |
Dung dịch HCl |
Có khí thoát ra |
Có khí thoát ra |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Dung dịch BaC2 |
Không hiện tượng |
Có kết tủa trắng |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Dung dịch Na2CO3 |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Có khí thoát ra |
Có kết tủa trắng |
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Dung dịch Z phản ứng được với etylamin.
B. Dung dịch X chứa hợp chất không bị nhiệt phân.
C. Dung dịch T làm xanh quỳ tím.
D. Dung dịch Y phản ứng được với dung dịch NH4NO3.
Tiến hành các thí nghiệm và hiện tượng được mô tả như sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaCrO2 trong môi trường NaOH thì dung dịch thu được có màu vàng.
(b) Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch kali đicromat loãng thì màu của dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
(c) Cho bột đồng đến dư vào dung dịch muối sắt(III) sunfat, dung dịch từ màu vàng chuyển dần sang màu xanh.
(d) Sục khí H2S đến dư vào dung dịch sắt(II) clorua thu được kết tủa màu đen.
(e) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3, thấy ngay lập tức sủi bọt khí.
Số thí nghiệm được mô tả đúng hiện tượng là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Tiến hành các thí nghiệm và hiện tượng được mô tả như sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaCrO2 trong môi trường NaOH thì dung dịch thu được có màu vàng.
(b) Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch kali đicromat loãng thì màu của dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
(c) Cho bột đồng đến dư vào dung dịch muối sắt(III) sunfat, dung dịch từ màu vàng chuyển dần sang màu xanh.
(d) Sục khí H2S đến dư vào dung dịch sắt(II) clorua thu được kết tủa màu đen.
(e) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3, thấy ngay lập tức sủi bọt khí.
Số thí nghiệm được mô tả đúng hiện tượng là
A. 4
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Có 4 dung dịch: X(NaOH và Na2CO3); Y(Na2CO3); Z(NaHCO3); T(Na2CO3 và NaHCO3). Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào một trong các dung dịch trên. Khi khí bắt đầu thoát ra thì thể tích dung dịch HCl đã dùng là V1 và khi khí ngừng thoát ra thì thể tích dung dịch HCl là 1,6V1. Dung dịch được đem thí nghiệm là
A. dung dịch Z
B. dung dịch T
C. dung dịch X
D. dung dịch Y
Dung dịch X chứa FeCl3 và CuCl2 có cùng nồng độ mol. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ tới khi khối lượng catot tăng 12,4 gam thì dừng điện phân, lúc đó ở anot thoát ra V lít khí (đktc). Cho AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân thu được 39,5 gam kết tủa. Nhúng thanh catot vào dung dịch HCl thấy khí thoát ra. Giá trị của V là?
A. 7,056 lít
B. 6,160 lít
C. 6,384 lít
D. 6,720 lít
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch chứa Ba(OH)2.
(2) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa phèn chua.
(3) Sục khí NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3.
(4) Cho từ từ dung dịch HCl dư vào dung dịch chứa NaAlO2.
(5) Sục khí HCl dư vào dung dịch chứa AgNO3.
(6) Cho từ từ đến dư dung dịch Al(NO3)3 vào dung dịch KOH và khuấy đều.
Số thí nghiệm có kết tủa xuất hiện, sau đó kết tủa tan hết là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl
Cho các phát biểu sau:
(a) Bình (1) để hấp thụ khí HCl, bình (2) để hấp thụ hơi nước.
(b) Có thể đổi vị trí bình (1) và bình (2) cho nhau.
(c) Sử dụng bông tẩm kiềm để tránh khí Cl2 thoát ra môi trường.
(d) Chất lỏng sử dụng trong bình (1) lúc đầu là nước cất.
(e) Có thể thay thế HCl đặc bằng H2SO4 đặc, khi đó chất rắn trong bình cầu là NaCl và KMnO4.
(f) Bình (2) đựng trong dung dịch H2SO4 đặc, có thể thay thế bằng bình đựng CaO (viên).
Số phát biểu không đúng là
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:
Cho các phát biểu sau:
(a) Bình (1) để hấp thụ khí HCl, bình (2) để hấp thụ hơi nước.
(b) Có thể đổi vị trí bình (1) và bình (2) cho nhau.
(c) Sử dụng bông tẩm kiềm để tránh khí Cl2 thoát ra môi trường.
(d) Chất lỏng sử dụng trong bình (1) lúc đầu là nước cất.
(e) Có thể thay thế HCl đặc bằng H2SO4 đặc, khi đó chất rắn trong bình cầu là NaCl và KMnO4.
(f) Bình (2) đựng trong dung dịch H2SO4 đặc, có thể thay thế bằng bình đựng CaO (viên).
Số phát biểu không đúng là
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5