Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Nguyễn Cao

Tam giác ABC có dộ dài 3 đường cao là: \(h_a,h_b,h_c\). Hỏi trong 5 bộ số sao, bộ số nào có thể là độ dài 3 đường cao của tam giác ABC

(A). (6,8,8)  ;  (B).  (1;0,5;1,5)   ;   (C). (2,4,4)  ;  (D). (3,6,8)    ; (E). (3,6,9)

Giải thích cách làm giùm thanks

Nguyễn Tất Đạt
20 tháng 6 2019 lúc 19:08

Không mất tính tổng quát, giả sử ha là độ dài đường cao ứng với BC. Định nghĩa tương tự với hb và hc

Phương án A: Xét ha = 6, hb = hc = 8. Giả sử tồn tại tam giác ABC nhận bộ (6,8,8) làm độ dài 3 đường cao

Ta có 2.SABC = 6BC = 8AB = 8CA. Suy ra \(BC=\frac{4}{3}AB=\frac{4}{3}CA\)

Đặt BC = a. Khi đó \(AB=CA=\frac{3}{4}a\). Ta thấy: 

\(AB+CA=\frac{3}{4}a+\frac{3}{4}a=\frac{3}{2}a>a=BC\)

\(BC+CA=BC+AB=a+\frac{3}{4}a=\frac{7}{4}a>\frac{3}{4}a=AB=CA\) (Đúng với ĐBT tam giác)

=> Tồn tại tam giác ABC nhận bộ (6,8,8) làm độ dài 3 đường cao => Chọn (A).

Phương án B: Loại vì một tam giác không thể chứa 5 đường cao.

Phương án C: Lập luận tương tự ta có \(BC=2CA=2AB\)

Tức là \(CA+AB=BC\) (Mâu thuẫn với BĐT tam giác) => Loại (C).

Phương án D: \(3BC=6CA=8AB\Rightarrow BC=2CA=\frac{8}{3}AB\)

Hay \(BC=a,CA=\frac{a}{2},AB=\frac{3}{8}a\). Có \(CA+AB=\frac{a}{2}+\frac{3}{8}a=\frac{7}{8}a< a=BC\)

=> Mâu thuẫn với BĐT tam giác => Loại (D).

Phương án E: \(3BC=6CA=9AB\Rightarrow BC=2CA=3AB\)

Hay \(BC=a,CA=\frac{a}{2},AB=\frac{a}{3}\). Có \(CA+AB=\frac{a}{2}+\frac{a}{3}=\frac{5}{6}a< a=BC\)

=> Mâu thuẫn với BĐT tam giác => Loại (E).

Vậy chỉ có bộ số (A). (6,8,8) thỏa mãn đề.

Lê Nhật Khôi
20 tháng 6 2019 lúc 20:57

Gọi a,b,c là 3 cạnh tương ứng với đường cao \(h_a;h_b;h_c\)

Có: \(a< b+c\Rightarrow\frac{2S}{h_a}< \frac{2S}{h_b}+\frac{2S}{h_c}\Rightarrow\frac{1}{h_a}< \frac{1}{h_b}+\frac{1}{h_c}\)

Tương tự với \(h_b;h_c\)

Xét: (B): (10;5;15) \(\frac{1}{5}>\frac{1}{10}+\frac{1}{15}=\frac{1}{6}\)(không là độ dài 3 đường cao)

Xét: (C): \(\frac{1}{2}=\frac{1}{4}+\frac{1}{4}\)(không là độ dài 3 đường cao)

Xét (D): \(\frac{1}{3}>\frac{1}{6}+\frac{1}{8}=\frac{7}{24}\)(không là độ dài 3 đường cao)

Xét: (E): \(\frac{1}{3}>\frac{1}{6}+\frac{1}{9}=\frac{5}{18}\)(không là độ dài 3 đường cao) 

Chọn A

Nguyễn Linh Chi
21 tháng 6 2019 lúc 11:45

@ Tất Đạt@  Phương án B: Không phải là 5 đường cao. Nhìn nhầm :)).  (1;  0,5;   1,5)

Lê Nhật Khôi
21 tháng 6 2019 lúc 11:54

Ấy em nghĩ là 5;10;15

Nguyễn Linh Chi
21 tháng 6 2019 lúc 11:55

@ Khôi @ Cái câu B em cũng nhìn nhầm đề bài rồi :). (1; 0,5; 1,5)

Loại vì: \(\frac{1}{0,5}>\frac{1}{1}+\frac{1}{1,5}\)

Xét A: Có thể

Vì: \(\frac{1}{6}< \frac{1}{8}+\frac{1}{8};\frac{1}{8}< \frac{1}{6}+\frac{1}{8}\).


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Minh Đăng
Xem chi tiết
duy nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Trang
Xem chi tiết
giap hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Thành
Xem chi tiết
Thanh ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Thuỳ Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Triệu Lệ Dĩnh
Xem chi tiết