Em tham khảo:
Tham khảo:
- Phép so sánh "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".
+ Phép so sánh là một câu văn dài, bao gồm nhiều vế, kết hợp với việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng theo mức độ tăng tiến "cắn", "nhai", "nghiến"
+ Cấu trúc hai vế, một vế là một vật trừu tượng, vô hình với một bên là những vật hữu hình, cụ thể có thể cầm, nắm và cảm nhận.
+ Phép so sánh này không chỉ diễn tả tâm trạng căm phẫn, tức giận của bé Hồng mà ẩn sau đó chính là tình yêu thương mẹ sâu sắc của bé Hồng.
- Phép so sánh "Nếu người quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc".
+ Phép so sánh mang ý nghĩa giả định, đầy mới lạ và có giá trị to lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật bé Hồng.
+ Bóng dáng, hình ảnh của người mẹ khi xuất hiện trước cặp mắt và nỗi niềm chờ mong trông đợi, mỏi mòn của đứa con cũng giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đang dần xuất hiện trước con mắt gần rạn nứt, tuyệt vọng của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khô hạn, oi ả và nóng nực.
+ Diễn tả rõ nét nỗi khao khát, chờ mong được gặp mẹ, khao khát tình mẹ đến tột cùng trong nỗi lòng của đứa trẻ mồ côi, đã suốt một thời gian dài không được gặp mẹ.