Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Nhi

Nêu nội dung của các câu tục ngữ và cho biết các câu tục ngữ đó nói về gì?

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 8. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. 9. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

3.Tấc đất tấc vàng. 10. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

4.Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. 11. Nhất thì, nhì thục.

5. Một mặt người bằng mười mặt của. 12. Ăn quả nhớ kẻ trống cây.

6. Cái răng, cái tóc là góc con người. 13. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

7. Uống nước nhớ nguồn. 14. Người sống, đống vàng.

Thảo Phương
8 tháng 1 2020 lúc 17:18

6)“Cái răng cái tóc là góc con người” nêu lên hai nét đẹp của con nguời. “Góc con người” là cái sắc sảo, duyên dáng, mặn mà, tươi đẹp của con người, nhất là con gái con trai. Ngày xưa, răng đen hạt na, tóc đen bóng, dày là đẹp. Ngày nay, răng đều, trắng bóng thì mới xinh. Nhất là thiếu nữ. Để tóc dài, cắt tóc ngắn, uốn tóc… đều phải theo nước da và khuôn mặt, dáng vẻ mỗi người. Câu tục ngữ không những chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn chăm sóc cái răng cái tóc của mình. Có hàm răng đẹp, mái tóc đẹp là “của Trời cho”.

7)-Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
-Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
-Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

8)‘Ráng là đám mây màu sắc hồng, hoặc vàng… do ánh mặt trời buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tà chiếu vào’. Ráng mỡ gà là ráng vàng tươi óng ánh. Có ráng mỡ gà xuất hiện ở trên bầu trời, nhân dân ta biết trời sắp nổi gió to, sắp bão, cần phải chuẩn bị giữ gìn, chằng buộc, chống đỡ, nhất là nhà gianh vách đất.

Khách vãng lai đã xóa
Khánh Linh
8 tháng 1 2020 lúc 16:22

1) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa là tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài.

- Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc; bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa là khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

3) Tấc đất tấc vàng.

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

4) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

- Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng ; cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thì thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.

- Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

3) Tấc đất tấc vàng.

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

4) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

3) Tấc đất tấc vàng.

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

4) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

- Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng ; cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thì thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.

- Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

5)Một mặt người bằng mười mặt của

Sử dụng biện pháp so sánh để nói lên giá trị con người. Người bao giờ cũng quí hơn của cải, vật chất.

→ Khẳng định tư tưởng coi trọng giá trị con người của nhân dân ta.

6)Cái răng, cái tóc là góc con người

Răng và tóc thể hiện tình trạng sức khỏe của con người.

→ Nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng và tóc cho sạch đẹp cũng là cách để giữ gìn nhân các

7) Uống nước nhớ nguồn

“ uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“ nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
=> câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

8) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

9) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyên tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ. (Trước trận mưa rào, Trần Đăng Khoa quan sát thấy : kiến/ hành quần/ đầy đường.)

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

10) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.

- Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.

- Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.

11) Nhất thì, nhì thục.

- Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưỏng và có khi không cho sản phẩm.

- Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

12) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Khi được hưởng thành quả phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.

→ Nhắc nhở con người luôn có lòng tri ân với các thế hệ tiền nhân.

13) Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Khẳng định sức mạnh đoàn kết.

→ Nhắc nhở con người bài học về sự đoàn kết

14) Người sống đống vàng

Câu tục ngữ này có ý nghĩa coi trọng mạng sống con người, còn con người là còn tất cả (mạng sống con người quý báu như đống vàng).Con người là "thứ" đáng quý hơn tất cả của cải vật chất hiện có trên thế gian, vì vậy 1 con người bằng cả đống vàng.

Giá trị đích thực của một con người không được xác định bởi quyền sở hữu hay hành động trong chân lý của họ, mà là do nỗ lực chân thành của họ để đạt được sự thật. Nó không phải là quyền sở hữu của chân lý, mà là theo đuổi chân lý. Nhờ thế con người được khai triển quyền hạn của mình và rồi sự phát triển hoàn hảo được tìm thấy. Quyền sở hữu làm cho con người thụ động, uể oải và tự hào.

Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
9 tháng 1 2020 lúc 18:39

1)Đúng vào thời điểm khoảng tháng 5 âm lịch đó chính khoảng thời gian bán cầu Bắc lúc đó cũng như đã ngả về phía Mặt trời nhiều nhất. Khi mà thời gian bán cầu ngả vào đó nhiều nhất cho nên các vùng ở Bắc bán cầu nhận được nhiều nhiệt cũng nhất. Lượng nhiệt nhận được nhiều nhất chính là biểu thị mùa hạ đã đến ở nơi đây. Hơn nữa đồng thời thì chính thời gian ban ngày như kéo dài ra còn buổi đêm ngắn hơn. Ý này như đúng với vế đầu của người xưa nhận xét đó chính là “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”.Tiếp theo đó vào trong khoảng tháng 10, 11 âm lịch cũng chính là khoảng thời gian bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời nhất. Khi bán cầu Bắc chếch xa nhất cho nên nhận được ít nhiệt và nhiệt độ lúc này giảm sâu hay nói một cách dễ hiểu đó chính là mùa Đông đã đến. Khi đó thì thời gian ban ngày rất ngắn, đêm kéo dài ra đúng như vế thứ hai của câu tục ngữ đã nhắn nhủ đó chính là “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” – Câu tục ngữ này của người xưa thì chỉ đúng với các vùng ở Bắc bán cầu mà thôi. Còn đối với những vùng nội chí tuyến thì có thể nhận thấy được độ chênh lệch này không đáng kể. Còn khi mà càng về hai cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn. Từ vòng Cực lên Cực Bắc thì có đến 6 tháng ngày (mùa hạ) và 6 tháng đêm (mùa đông) tùy vào vĩ độ mà có sự phân chia khác nhau.

Tuy nhiên với giai đoạn trước khi mà không có một cơ sở khoa học nào, bằng những thực tế quan sát thì cha ông ta cũng đã đúc kết được một kinh nghiệm. Hay nói cách khác là một sự lý giải dựa trên quan sát mà có. Những câu tục ngữ đúng như những bài học thật đáng trân trọng biết bao nhiêu. Mỗi một câu tục ngữ đều chứ đựng được bài học, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động của người xưa. Qủa không sai khi người ta nhận xét được rằng “Tục ngữ chính là trí tuệ của người đời xưa”. Những câu nói thật ngắn gọn nhưng mang được biết bao tìm cảm, kinh nghiệm vốn sống cho các bậc tiền nhân.

Khách vãng lai đã xóa
Khánh Linh
9 tháng 1 2020 lúc 21:52

1.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

→Trái nghĩa, nói quá.

⇒Tháng 5 ngày dài đêm ngắn

Tháng 10 ngày ngắn đêm dài

⇒Kinh nghiệm thời gian, mùa vụ: sắp xếp công việc hợp lí, rõ ràng.

Câu 2:Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

→Kinh nghiệm nhìn bầu trời ban đêm giám định thời tiết.

Câu 3:Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

→Kinh nghiệm: bão lũ sắp xảy ra ⇒ phòng tránh, chằng buộc nhà cửa cho chắc chắn.

Câu 4:Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

→Kinh nghiệm nhìn hiện tượng thiên nhiên phòng tránh lũ lụt.

➩Kinh nghiệm của dân gian nhìn các hiện tượng thiên nhiên mà dám định thời tiết để phòng tránh bão lũ, để sắp xếp công việc cho hợp lí, khoa học.

Khách vãng lai đã xóa
Khánh Linh
9 tháng 1 2020 lúc 22:15

Câu 3: Tấc đất, tấc vàng.

→Đề cao giá trị của đất.

Câu 4:Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

→Kinh nghiệm làm ăn, làm giàu.

Câu 5:Một mặt người bằng mười mặt của.

Một mặt người → Con người → Hoán dụ.

Mười mặt của → Của cải, vật chất.

Bằng → So sánh ngang bằng.

⇒Khẳng định giá trị của con người .

→ Được nội dung - Đề cao giá trị con người.

- An ủi người gặp khó khăn.

Câu 6:Cái răng, cái tóc là góc con người.

→ Góc con người: một phần thể hiện phẩm chất, tính chất của con người

⇒Những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng làm thành vẻ của con người.

Câu 10:Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

→ Kinh nghiệm về trồng trọt, yếu tố quan trọng trong trồng trọt.

Câu 11:Nhất thì, nhì thục

→ Kinh nghiệm trong trồng trọt: muốn có năng suất cao phải trồng cây đúng thơi vụ, chăm sóc tốt.

Câu 12: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Qủa -Trái ngon quả ngọt → Nhớ (biết ơn) người trồng cây → Nghĩa đen

- Thành quả về vật chất và tinh thần → Biết ơn → Người làm ra thành quả ấy → Qủa bóng.

Câu 13:Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Một → Số ít

Ba → Số nhiều

Chụm lại → Đoàn kết, góp sức

⇒ Ẩn dụ ⇒ Sức mạnh của sự đoàn kết

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hậu Nguyễn
Xem chi tiết
ha bui
Xem chi tiết
Trần Thị Kiều Diễm
Xem chi tiết
Hạ Quỳnh
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Lương Tuấn
Xem chi tiết
Nam Per
Xem chi tiết
Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Thông Minh
Xem chi tiết