Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ mạnh quân

Kề về ông hoặc bà (văn tự sự kể chuyện đời thường)

Trần Tích Thường
21 tháng 11 2017 lúc 20:00

Trong gia đình, người tôi yêu mến và kính trọng nhất là bà nội tôi.

Năm nay, đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng bà còn rất khoẻ. Da bà nhăn nheo, ngăm đen. Tôi vẫn đùa, đấy là chứng tích của thời gian. Khác với những người bà cùng tuổi, bà tôi có mái tóc đen, dài, lúc nào cũng được búi gọn sau gáy. Vầng trán cao, đôi mắt to đã có phần mờ đục. Đặc biệt nụ cười với hàm răng nhuộm đen làm bà thêm phúc hậu. Đôi bàn tay xương xương với những vết chai sần vì làm lụng vất vả. Bà ăn mặc rất giản dị, nhiều khi chỉ là những bộ đồ nâu đã cũ. Mỗi khi mẹ tôi biếu tiền để mua quần áo, bà thường lắc đầu và bảo: "Mẹ già rồi, không cần nhiều quần áo, con để tiền đó lo cho bọn trẻ".

Bà nội tôi rất thích chăm sóc cây xanh. Sáng sáng, bà thường tự tay tưới tắm và bắt sâu cho cây. Một lần, cái Anh, em họ tôi hỏi bà: "Bà ơi, tại sao bà quý những cái cây này thế. Có khi nào bà yêu chúng hơn bọn cháu không?". Bà nhìn chúng tôi, bảo: "Sao thế được, tất nhiên là bà phải yêu các cháu bà hơn rồi. Những cái cây này chỉ là thú vui của bà thôi. Đây là những cái cây ông để lại khi mất. Bà thay ông chăm sóc chúng".

Bà rất yêu chúng tôi. Hồi tôi còn bé, bà đã thay mẹ, chăm bằm tôi từng li từng tí. Hằng đêm, bà đưa tôi vào giấc ngủ qua những khúc hát ru. Mỏi lần tôi ốm, bà xuống chăm nom tôi để mẹ đi làm. Bà ngồi bên giường, dỗ dành, đút cho tôi từng thìa cháo nhỏ. Suốt những năm tuổi thơ, tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà. Sau này, khi không còn ở bên tôi thường xuyên nữa nhưng cứ mỗi lần xuống nhà tôi chơi, bà lại mang rất nhiều quà quê lên cho tôi và hàng xóm láng giềng. Ai cũng yêu quý và kính nể bà.

Bà rất nhân hậu. Có lần, nhìn thấy một em bé ăn xin từ xa, bà vội bước lại cho bé tiền và bảo bé đi mua gì ăn cho đỡ đói. Đợi em đi khỏi, bà nói với tôi: "Cháu đã nhìn thấy em đó chưa? Bà đoán chắc em bé đó chỉ tầm tuổi cháu thôi, thế mà đã phải ra đường ăn xin. Thật tội nghiệp. Nếu từ nay về sau, cháu gặp ai cơ nhỡ, khó khán, cháu nhớ giúp người ta. Họ cũng là người như chúng ta, chẳng qua cuộc sống của họ không được may mắn, cháu không bao giờ được kì thị, chế giễu người ta".

Vì rất yêu quý bà nên tôi rất thích được về quê. Tôi chỉ mong luôn được gặp bà, được nghe những câu chuyện cổ tích của bà, được nằm trong lòng bà, thiu thiu ngủ qua tiếng ru à ơi của bà.

Tối rất yêu bà, Tôi mong sẽ không bao giờ phải xa bà

Ngô Thúy Hà
6 tháng 11 2017 lúc 21:24

KỂ VỀ BÀ

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: “Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi” luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: “Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui”. Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém “Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào”. Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Hãy kể về người bà kính yêu của em

Bà là người bà tuyệt vời nhất

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

KỂ VỀ ÔNG

Mỗi lần về thăm ông, lòng tôi lại dâng trào một tình cảm yêu thương đặc biệt mà tôi chưa bao giờ khám phá được.

Ông đã ngoài bảy mươi nhưng nhìn ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Vóc dáng ông bây giờ khác hẳn với hồi ông còn là một chiến sỹ trẻ. Chắc hẳn đồng đội của ông ngày ấy khó mà tin được ông chính là anh Thu, một thanh niên xung phong được xếp vào hạng dẻo dai nhất toàn tiểu đội. Giờ đây, mái tóc xanh của ông đã bị thời gian chiếm đoạt, thay thế vào đó là một màu trắng như những đám mây hiền hoà. Những tháng ngày phục vụ quê hương, gia đình đã để lại cho ông một làn da ngăm ngăm đen. Không chỉ có vậy, tuổi già đã đổi làn da mềm mại của ông với những nếp nhăn và vết đồi mồi trên bàn tay chai sạm âý. Gương mặt hiền từ như một ông bụt trong truyện thần tiên thì có lẽ chẳng kẻ nào có thể lấy được của ông tôi cả. Đôi mắt ông luôn ánh lên một tia sáng ấm áp, dịu ngọt, sưởi ấm biết bao tim lầm lỗi. Ông với nụ cười tinh khiết như những đoá hoa thơm mát, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi vượt qua khó khăn. Từng bước đi thật dứt khoát, nhanh nhẹn giống hệt đức tính của ông, một anh thanh niên đầy nhiẹt huyết. Ông có một vẻ giản dị, đầy phong cách của một người lao động chân chính, với bộ quần áo nâu và đôi dép cao su. Đặc biệt thời còn trẻ, ông có năng khiếu hát nên cũng trở thành một gương mặt quen thuộc của đoàn diễn. Bà tôi lúc đó là một cô du kích xinh đẹp, đã có những cảm xúc đầu tiên khi nhìn thấy ông. Với giọng hát vàng của ông và một khuôn mặt khá bảnh trai, mà ông tôi đã trở thành một thanh niên tốt số. Dù đã sống hơn nửa đời người, nhưng ông vẫn chăm chỉ lắm. Nhất là về việc chăm sóc cây thì ông quả là một thiên tài. Chẳng thế, mà khu vườn xinh xắn của ông lúc nào cũng tươi tốt do bàn tay khéo kéo ấy chăm bón. Ông sống có trước có sau nên ai có tính kênh kiệu, ỷ lại là ông ghét lắm. Biết điều đó, tôi luôn tránh xa những tính nết xấu để ông vui lòng. Ông luôn quan tâm đến việc học hành của con cháu, thể nào mỗi lần tôi khoe điểm mười tươi roi rói là ông lại tặng tôi một cái hôn đầy tình cảm yêu quý.

Hàn Tử Băng
7 tháng 11 2017 lúc 15:49

Hai tiếng “Ông nội” trong tôi là hai từ vô cùng đẹp và thiêng liêng. Cả tuổi ấu thơ của tôi đều gắn liền với những kỉ niệm về người ông yêu quý.Những kỉ niệm ấy được ông vun đắp và gieo trồng tạo nên một góc đẹp trong tâm hồn tôi. Vậy mà giờ đây ông đã yên giấc ngàn thu. Nhưng hình ảnh ông sẽ mãi là ngọn lửa không tắt trong trái tim tôi .

Lúc nhỏ, tôi sống với bố mẹ, ông. Nghe mẹ kể lại khi tôi nhỏ xíu, bố mẹ đi làm tối không về, tôi khóc suốt, ông phải thức đêm để dỗ tôi.Cho tới tận bây giờ cái mùi trầu thơm thơm ông nhai vẫn còn mơn man trong tâm hồn tôi.

Hồi đó người đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, tiếng nói ngượng nghịu của tôi chính là ông. Ông luôn kiên nhẫn cầm tay và hướng dẫn tôi đi, luôn chỉnh sửa lời nói cho tôi. Ông tôi bảo khi tôi biết nói lời đầu tiên tôi gọi là “Ông”. Lúc đó, ông ngạc nhiên và vui lắm vì trẻ con khi biết nói làm sao nói được luôn từ khó như từ “Ông” được.

Người đầu tiên dạy dạy cho tôi biết yêu thương mọi người, giúp đỡ các bạn cùng lớp dậy khi vấp ngã. Người đầu tiên đã mang cả thế giới đến bên tôi. Người đã nâng đỡ chở che cho tôi trong sự bỡ ngỡ lạ lẫm khi tôi tự bước những bước đi đầu đời. Đó là ông, chính vì lẽ đó mà hình ảnh ông đã chiếm chọn trái tim thơ ngây của tôi.

Lớn hơn một chút tôi đã biết nói nũng nịu với ông :”Con hông chơi với ông, ông hông mua gấu cho chon”. Ông ôm tôi vào lòng thủ thỉ :” Con à,cố gắng ngoan ngoãn và học thật giỏi ông sẽ mua gấu thật to cho con nha”., Câu nói ấy của ông giờ đây vẫn còn vang vọng trong tôi như một lời nhắc nhở tôi phải cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa. Ông chính là động lực, là bến bờ đem đến cho tôi niềm tin và hi vong

Tôi còn nhớ rất rõ ông và tôi sống trong một căn nhà mái ngói ngoài sân kê một chiếc võng. Làn gió mát rượi xen lẫn nhũng câu chuyệnOông kể về Tâm Cám, Thạch Sanh nhẹ nhàng đưa tôi vào giấc ngủ. Nghe những câu chuyện ông kể tôi tròn xoe mắt há hốc mồm như nuốt lấy từng lời ông kể. Ông dặn tôi rằng ” Con phải ngoan ngoãn như Tấm, tốt bụng chăm chỉ như lọ lem để luôn được mọi người yêu quý và con phải nhớ phải rộng lòng giúp đỡ mọi người như ông bụt bà tiên” tôi thật sự rất hiểu và cảm ơn những lời ông dạy. Tôi sẽ mãi cố gắng để có một tâm hồn đẹp như ông vậy. Cảm ơn ông đã đem cả thế giới đến bên tôi giúp tôi làm quen và cảm nhận nó. Ở bên ông tôi luôn tìm đựơc sự ấm áp đến lạ kì. Ông như ông tiên hiền hậu trong truyện cổ tích với bao phép lạ kì bí. Ông luôn là người tôi hãnh diện khoe với lũ ban. Nhìn ánh mắt thán phục của bọn bạn với ông tôi, tôi thấy hạnh phúc lắm!

Tuổi thơ tôi với bao hờn dỗi vui buồn đã qua đi, tôi bắt đầu bước chân vào cuộc sống này. Một sự kiện và có lẽ là thử thách đầu tiên đến với tôi đó là lúc tôi vào lớp 1. Buổi tối đó tôi hồi hộp vô cùng đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ cái cảm giác bồn chồn ấy. Chỉ ngày mai thôi tôi không còn tung tăng đi chơi với lũ bạn nữa mà đã trở thành một bé gái lớp một. Tôi sẽ quen bạn mới, trường mới , thầy cô mới.. Dường như hiểu được suy nghĩ của tôi ôngôm tôi và nói :” Ông tin con sẽ làm được, con sẽ học giỏi ngoại luôn ở bên và ủng hộ con”

Một con bé ham chơi, ham ăn, ham ngủ như tôi lạ lẫm vô cùng khi cầm bút kiên nhẫn ngồi viết. Thế nhưng ông đã ở bên, uốn nắn cho tui từng chữ. Những nét chữ dần đẹp và thẳng hàng hơn nhiều. Có lúc ham chơi không làn bài ông không đánh mắng mà nhìn ông tôi biết rằng ông đang buồn lắm .Tôi ân hận vô cùng thầm nhắc mình phải thật thật cố gắng để không làm ông phiền lòng. Tôi hãnh diện khoe với ông những điểm mười đầu tiên. Đó chính là minh chứng cho sự cố gắng của tôi. Ông mỉm cười xoa đầu tôi hài lòng. Lại một lần nữa ông giúp tôi hoàn thiện hơn bản thân mình, giúp tôi vững bước trong cuộc sống. Tất cả những gì ông làm, những lời ông nói đều hay vô cùng. Tôi cảm nhận được sự bình yên khi bên ông.

Khi lên lớp 4 gia đình tôi trở nên khá giả và có điều kiện hơn. Bố mẹ xin bà rước tôi về nhà. Từ đó, tôi ít có thời gian lên thăm nhà vì bố mẹ bận. Tôi vô tình không nhận ra ông đã yếu đi nhiều,tóc bạc dần.Càng lớn tôi càng vô tâm, lạnh nhạt và tránh những cử chỉ yêu thương của ông, chắc lúc đó ông buồn lắm

Rồi có một ngày ông ốm nằm viện. Ông gầy đi trông gương mặt xanh xao nhưng lúc nào cũng thế, không muốn làm phiền đến con cái. Nhìn thấy bà, tim tôi như thắt lại, cổ họng nghẹn ứ. Bác sĩ nõi những gì ông còn níu giữ được trong cuộc sống này chỉ còn được tính bằng từng ngày. Khi tôi đang học ở trường, mẹ tôi điện vào, tôi bàng hoàng sững sờ khi nghe mẹ nói ông đang hấp hối, người ông muốn gặp nhất là tôi. Tôi oà khóc nức nở, khóc cho sự vô tâm của tôi, khóc cho những gì tôi chưa làm được với ông. Khi về tới nhà, tôi oà khóc ôm lấy ông nói: “Con yêu ông nhiều lắm, ông đừng đi hãy ở bên con đi bà”. Lời nói của tôi lúc này phải chăng đã quá muộn, ông nắm tay tôi và nói:” Ở nơi nào đó bà vẫn luôn hướng về con…”. Phải chăng khi đánh mất cái gì mình đang có thì mình mới biết quý và trân trọng nói hơn. Người ông yêu quý của tôi đã ra đi, ra đi mãi mãi. Trước khi mất, ông không một lời trách cứ ai hết. Chính cái sự vị tha của ông đã khiến tôi buồn thêm. Mong rằng ở nơi xa, ông sẽ hạnh phúc như những niềm hạnh phúc mà ông đã mang đến bên tôi. Ngày nào tôi cũng nhớ và cầu nguyện cho ông luôn hạnh phúc, vui vẻ.


;3

Hàn Tử Băng
7 tháng 11 2017 lúc 15:52

Ông ngoại là người rất thân yêu đối với em. Trong suốt quãng đời thơ ấu của mình, hình ảnh ông là hình ảnh thân thương yêu quý nhất trong tâm trí em. Ông cho em ăn, ru em ngủ, dạy em vẽ nhà, chơi trò chơi với em. Vậy mà giờ đây, ông không còn bên em nữa. ông ra đi trong một chiều chủ nhật thật lặng lẽ. Tuy ông đã mất nhưng em vẫn mong phép lạ xảy ra, ống có thể trở về và em đã gặp lại ông trong một giấc mơ của mình.

Hôm đó, em học rất mệt nên đi ngủ sớm. Sau khi nhắm mắt lại, em thấy mình chìm sâu vào giấc ngủ. Bỗng trước mắt em hiện ra khu vườn thân thương của nhà ông ngoại. Đúng là khu vườn ấy rồi. Góc vườn là cây khế ngọt ông thường hái cho em ăn. Lá cây vẫn xanh mướt và trên cành xuất hiện những quả khế nho nhỏ, xanh xanh. Còn giữa vườn là cây hồng xiêm là cây mà ông ngoại cưng nhất. Rồi hai cây bưởi mẹ con, chỗ rau ngải cứu mọc sát đất, cả cày liễu lá dài đến cây xoài đang trổ hoa vẫn nguyên như lúc em còn bé, ở dưới quê với ông ngoại. Trong khu vườn này, ông đã cùng em chăm sóc những cây xanh cho chúng lớn, ra hoa, kết quả. ông dạy em biết giá trị khi làm việc, đó là niềm vui, niềm Tự hào khi thấy cây mình bỏ công chăm sóc cho ra những trái ngọt đầu tiên. Nhìn khu vườn, bao nhiêu kỉ niệm với ông ngoại lại ùa về trong tâm trí em. Em thấy nhớ ông quá và đột nhiên em cất tiếng gọi – một tiếng gọi từ trái tim, em gọi thật to: Ông ơi! Bỗng òng từ từ hiện ra. Vì không tin vào mắt mình, em đưa tay lên dụi mắt. Và ông cất tiếng gọi: Bó cún của ông, ông đây mà. Đúng là giọng nói thân thương của ông rồi. Cái giọng nói đã từng mất đi bây giờ lại trở lại bên em. Em chạy thật nhanh ra chỗ ông. Lúc ấy không hiểu sao miệng em thì cười còn mắt lại đầy nước mắt. Em nhào vào lòng ông, khóc thật to. Ông xoa đầu em thật nhẹ: Cháu đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, ông ở đây mà. Em ngửng mặt lên nhìn ông. Tóc ông vẫn bạc trắng như ngày xưa. Em còn nhớ hồi bé mỗi lần nghịch tóc ông, em lại ngô nghê hỏi: Sao tóc ông trắng thế?

Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng em cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà. Món quà của sự trí thức, ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà nữa đó là khu vườn nhỏ mà ông đã chăm chút khi còn sống. Và em luôn tin rằng: Dù ông không còn nữa nhưng linh hồn ông vẫn sẽ còn hiện diện ngay ở bên cạnh tôi, với vườn cây đầy hoa trái mà ông trồng.

;3

Nguyen Ngoc Diem Quynh
7 tháng 11 2017 lúc 20:55

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về là cả nhà tôi ai cũng háo hức chuẩn bị về quê. Việc trở về ngôi nhà nhỏ với mảnh vườn rộng của bà và được nghe những lời hỏi thăm ân cần của cô, dì, chú, bác, luôn làm tôi có cảm giác ấm cúng, hạnh phúc. Nhưng cũng chính những lúc sum họp gia đình ấm cúng ấy là lúc tôi nhớ ông nhiều nhất.

Ông tôi đã mất hơn ba năm rồi nhưng tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của ông. Ông có vóc cao, dáng đi mạnh mẽ và đôi bàn tay rắn rỏi. Đôi mắt ông tuy không còn tinh nhanh như hồi trong quân ngũ nữa nhưng trong đôi mắt ấy, tôi vẫn thấy một tình yêu thương con cháu vô hạn. Nhưng điều tôi thích nhất ở ông là bộ râu xoăn, bạc trắng mà hồi nhỏ tôi thường cố vuốt cho thẳng. Mỗi lần như vậy ông chỉ cười như muốn nói: '' Cháu ông vẫn còn bé quá!''

Theo tôi đứa trẻ nào cũng cần có một thiên thần hộ mệnh, người sẽ luôn ở bên để xua đi nỗi sợ hãi và an ủi khi cần thiết hay khích lệ trong lúc khó khăn. Đối với tôi thì thiên thần ấy chính là ông. Tuy rằng ông không còn trẻ và đẹp như những thiên thần mà tôi thường xuyên được nghe kể trong các câu chuyện cổ nhưng ông luôn biết cách làm cho tôi vui và hướng tâm hồn non nớt của tôi tới cái thiện. Đối với tôi, thế cũng đã quá đủ.

Từ khi tôi còn nhỏ, bố mẹ thường bận công tác xa nên ông thường là người chăm sóc tôi. Nhiều đêm tôi khóc nức nở vì nhớ mẹ, ông ôm tôi vào lòng, kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích bằng chất giọng Nghệ, ấm áp đến lạ kì. Vậy nên ngay khi ông bắt đầu kể chuyện tôi lại thấy nhẹ nhõm vô cùng. Những lúc tôi ngã đau, ông thường đỡ tôi dậy, xoa xoa vào chỗ đau rồi ôn tồn bảo:'' Cháu nhìn này, chỗ xước này, chỉ mấy hôm nữa sẽ khỏi thôi nhưng sau đó cháu sẽ biết đi đứng từ tốn hơn để khỏi ngã.'' Và đúng như thế thật, sau mỗi lần ngã lại tôi rút ra kinh nghiệm để không lập lại sai lầm.

Khi tôi vào lớp một, ông tặng tôi con lật đật. Ông bảo con lật đật luôn biết đứng dậy sau khi ngã và ông muốn tôi cũng như nó. Nhẹ nhàng, từng chút một, ông đã cho tôi những bài học đường đời đầu tiên để làm hành trang cho mai sau.

Lúc tôi lớn hơn một chút, tôi nhận thức được nhiều hơn về tầm quan trọng của việc học. Tôi thường bắt ông ngồi hàng giờ để nghe tôi đọc những đoạn văn tiếng Nhật. Mặc dù, ông chả phân biệt được hai câu ''xin chào'' và ''chào buổi sáng'' trong thứ tiếng xa lạ đó nhưng ông vẫn khen tôi có giọng đọc hay và có năng khiếu. Những lời động viên khích lệ ấy thực sự rất cần thiết cho một đứa trẻ. Mỗi lần nghe những lời ân cần ấy, tôi lại thấy rất vui và tôi biết rằng mình không đơn độc.

Những năm sau đó, bố mẹ tôi chuyển công tác về gần nhà, ông tôi cũng đã già và yếu nên không lên thăm tôi được. Tôi thì quá bận với việc học hành và hàng chục các kế hoạch khác nên cũng không có thời gian nhớ tới ông, thậm chí cũng không gọi điện thoại cho ông. Đến khi tôi được biết là ông đã mất thì lúc đó tôi mới chợt nhận ra rằng ông gần gũi với tôi biết bao, rằng bao lâu nay, tôi đã vô tình bỏ rơi vị ''thiên thần già'' của mình...

Tôi cũng đã khóc, cũng đã buồn và quan trọng hơn là đã biết biến nỗi buồn thành động lực khiến tôi sống tốt hơn bởi tôi biết ông vẫn ở ngay đây, trong lòng tôi, để nhắc tôi cách đứng dậy sau khi ngã.


Các câu hỏi tương tự
Linh Thao
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Anh Đông
Xem chi tiết
bình gaming 5652
Xem chi tiết
nguyễn trúc linh
Xem chi tiết
Lưu Nhật Hạ
Xem chi tiết
nguyễn trúc linh
Xem chi tiết
bình gaming 5652
Xem chi tiết
nguyen thu thuy
Xem chi tiết