Cảm nhận của anh/chị về những thay đổi của nhân vật Tràng từ khi có vợ (Vợ Nhặt - Kim Lân), Ngữ Văn lớp 12 tập 1 NXB Giáo Dục 2016. Liên hệ với những thay đổi của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao) Ngữ Văn lớp 11 tập 1 NXB Giáo dục 2016. Từ đó so sánh tư tưởng nhân đạo giữa hai tác giả
Cảm nhận của anh/chị về những thay đổi của nhân vật Tràng từ khi có vợ (Vợ Nhặt - Kim Lân), Ngữ Văn lớp 12 tập 1 NXB Giáo Dục 2016. Liên hệ với những thay đổi của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao) Ngữ Văn lớp 11 tập 1 NXB Giáo dục 2016. Từ đó so sánh tư tưởng nhân đạo giữa hai tác giả
Bài tập: Từ đậm có các nghĩa sau:
a. Có mùi vị, nồng độ hoặc màu sắc ở mức trên trung bình, thường gây cảm giác dễ chịu (canh nấu đậm, ngọt đậm) b. Có tình cảm nồng nàn, sâu sắc(áo đen ai nhuộm cho mình, cho duyên mình đậm cho tình anh thơng) c. Có đờng nét to và nổi rõ hơn mức bình thờng (đầu đề in chữ đậm) d. Có khá nhiều, khá rõ tính chất, đặc điểm nào đó (cuốn truyện đậm tính chiến đấu) e. Vóc ngườì hơi to, có vẻ chắc (người thấp và đậm) f. Mức độ thua hoặc thắng rất cao (đội B thua rất đậm)Yêu cầu:
1. Giải thich nghĩa của từ đậm trong mỗi trường hợp .
2. Nói rõ phương thức chuyển nghĩa trong từng trường hợp.
Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn:
"Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.
HV đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới.
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, thầy Phạm Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Nhật (TP.HCM) đã đăng tải lá thư của mình gửi các học sinh trong đợt nghỉ do dịch bệnh nCoV.
Các em học sinh thân mến,
Chỉ còn vài ngày nữa, các em sẽ trở lại trường học trong bối cảnh thành phố và cả nước đang nỗ lực phòng chống đại dịch corona. Thầy biết rằng nhiều em đang rất lo lắng và lúng túng trong các hoạt động học tập, rèn luyện khi phải tuân thủ các quy định phòng dịch bệnh.
Thầy tin rằng trong thời gian qua, các em cũng đã tìm hiểu về virus corona và cách phòng chống nó qua nhiều kênh thông tin. Các em cũng sẽ được cung cấp thông tin và hướng dẫn cách tự bảo vệ mình, cách phòng chống bệnh cụ thể trong buổi đầu tiên đến trường.
Trong thư này thầy sẽ không nói về những điều đó mà thầy muốn dặn dò các em một số điều mà thầy cho rằng nó vô cùng quan trọng trong việc giúp các em học tập, rèn luyện để trở thành con người trưởng thành, con người hạnh phúc.
Các em phải hiểu rằng khi gặp khó khăn thì cũng là lúc con người ta có cơ hội để phát triển bản thân, có cơ hội để thể hiện bản lĩnh vượt khó, thể hiện lòng yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng.
Trên nhiều trang web có lẽ các em đã xem, bên cạnh những việc làm xấu xí như tranh giành mua khẩu trang và thuốc diệt khuẩn, tăng giá khẩu trang thì cũng có nhiều hình ảnh rất cảm động, rất tình người là những nơi phát khẩu trang miễn phí, những y, bác sĩ, thầy thuốc ngày đêm không mệt mỏi, quên thân mình để chăm sóc bệnh nhân.
Các em thân mến!
Theo quy luật tự nhiên, cách tự bảo vệ mình tốt nhất là hãy bảo vệ và giúp đỡ những người quanh ta. Hãy tưởng tượng rằng nếu nhiều người quanh ta mắc bệnh thì liệu ta sống có bình yên hay không? Và nếu mình mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh mà mình biết giữ gìn không để lây cho người khác thì nạn dịch sẽ không xảy ra. Mọi người sẽ được bình an.
Mỗi hành động của chúng ta cần tuân thủ theo nguyên tắc: Không hại mình, không hại người, không hại môi trường sống và ngược lại là lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho môi trường sống.
Ví dụ như việc mua khẩu trang, nếu mỗi người chúng ta chỉ mua đủ dùng vài ngày, sau đó lại mua tiếp thì sẽ đủ khẩu trang cho mọi người và phù hợp với tốc độ cung cấp của các xí nghiệp. Nếu có nhiều khẩu trang, hãy chia sẻ với các bạn chưa có. Hãy rèn luyện từ những chuyện nhỏ như thế các em sẽ thấy mình thật mạnh mẽ, sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc đong đầy.
Thầy trò chúng ta đã cam kết ngay từ đầu năm học là trung thực trong học tập và trong đời sống để theo đuổi giá trị cốt lõi của nhà trường là sống yêu thương - sống tự chủ - sống trách nhiệm, thầy tin rằng các em sẽ vững vàng tuân thủ những quy định với tâm thức yêu thương và đầy trách nhiệm để bước vào giai đoạn thử thách mới: học tập trong mùa dịch corona.
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ?
Câu 2: Trong bức thư, thầy Phạm Ngọc Thanh nhắn nhủ các học sinh cụ thể vấn đề gì?
Câu 3: Em có đồng ý với câu nói “Khi gặp khó khăn thì cũng là lúc con người ta có cơ hội để phát triển bản thân, có cơ hội để thể hiện bản lĩnh vượt khó, thể hiện lòng yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng” Vì sao?
Câu 4: Nhận thức và hành động cụ thể của bản thân em về dịch bệnh nCoV?
Lập dàn ý cho bài văn : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !
ko copy mạng. mk cần gấp ạ
Nhớ bắc(huỳnh văn nghệ)
Ai về bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống lạc hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời nam thương nhớ đất thăng long.
Ai nhớ người chăng ôi!nguyễn hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vãn nghe trong máu buông xa xứ
Non nước rồng tiên nặng nhớ thương.
Vãn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vãn nhớ,vãn thương mùa vải đỏ
Mõi lần phảng phất hương sầu riêng
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh nam say bước quá say miên
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên.
Thực hiện các yêu cầu sau
Câu 1:xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Câu 2:nhân vật trữ tình trong văn bản đang ở đau và đang nhớ vùng đất nào?
Câu 3:nêu tác dụng của điệp từ "vãn" trong đoạn trích dưới đây
"Vãn nghe trong máu buông xa xứ
Non nước rồng tiên nặng nhớ thương
Vãn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng có buồn
Mõi lần phảng phất hương sầu riêng".
Câu 4:thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên.
Ai giúp em với ạ, em đang cần ngay
Trong những ví dụ dưới đây phương tiện diễn cảm ngữ nghĩa nào được sử dụng và nó đem lại hiệu quả tu từ gì? (Phương tiện diễn cảm ngữ nghĩa bao gồm : ẩn dụ tu từ , nhân hoá , ẩn dụ bổ sung , hoán dụ tu từ , khoa trương , nói giảm...)
A) Nhớ chân người bước lên đèo
Người đi rừng trông theo bóng người. _Tố Hữu
B ) Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng. _Phạm Hổ
C) Nhìn xuống sân thung lũng
Nắng như rót mật vàng
Thác trâng tung dải lụa
Ngô xanh hai sườn non. _Nguyễn Thái Vận
D) Ôi chú chim tu hú
Chẳng quên việc của mình
Đánh thức mùa vải dậy
Ngọt dần với bình minh. _Nguyễn Viết Bình
E) "_Nhưng mà đã thực mát tay chị em chưa?
_ Mát rồi , mát buốt lên cả tay rồi đây này !". _Đỗ Vĩnh Bảo
G) "Tháng chín , tháng mười , chim pít đã rủ nhau bay về từng đàn , tiếng hót ríu rít cứ xoay tròn trong nắng mai và gió rét căm căm." _Nguyễn Minh Châu
F). Em bé thuyền ai ra dỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm. _Huy Cận
H). Tôi cảm thấy mình đứng ở rìa trái đất đang lặng ngắm không gian , lòng tràn ngập cảm giác e sợ như khi đứng gần - một cái gì cao cả? _M.Goóc- ki
Đọc đoạn trích trả lời các câu hỏi sau
Tại sao cả đời người, chúng ta cứ mải mê đi tìm, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó ?
Phải chăng...
Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích.
Cuộc sông là một đường chạy vượt dào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất cứ rào cản nào.
Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng.
Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng
Câu 1 : Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích trên?
Câu 3 Câu 3 em hiểu câu: Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích
Câu 4 Nội dung chính của đoạn trích trên là gì