II. Bài tập
1. Ví dụ
Bài tập 1:
Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng, nam
châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng
không? Tại sao?
Bài tập 2:
Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, thấy nhiều sợi tóc bị lược
kéo thẳng ra. Hãy giải thích tại sao?
Hướng dẫn
Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược cọ sát nhiều lần vào tóc (khô) làm cho cả lược nhựa và
tóc đều bị nhiễm điện, khi bị nhiễm điện chúng hút lẫn nhau nên nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo
thẳng ra.
Bài tập 3:
Tại sao trên các cánh quạt (quạt điện ở nhà) thường bị bám bụi nhiều hơn so với các vật
dụng khác như bàn ghế, tủ chẳng hạn?
Bài tập 4:
Dùng một đũa thuỷ tinh cọ xát vào một miếng lụa,
Sau đó đưa một đầu đũa lại gần một quả cầu nhẹ được
treo bằng sợi dây tơ, thấy quả cầu bị hút về đũa thuỷ tinh,
dây treo quả cầu bị lệch như hình 6.1.
Hãy dự đoán về sự nhiễm điện của quả cầu và giải thích Hình 6.1
ý kiến của mình.
Bài tập 5:
Gọi -e là điện tích của mỗi êlêctrôn. Biết nguyên tử ôxi có 8 êlêctrôn bay xung quanh hạt
nhân. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là bao nhiêu? Vì sao em biết điều đó.
Bài tập 6:
Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một
vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao?
2. Bài tập áp dụng
a) Bài tập trắc nghiệm
Bài tập1:
Đưa một chiếc đũa thuỷ tinh đã bị nhiễm điện lại gần một quả cầu bấc nhẹ treo bằng dây chỉ
mảnh như hình 6.2. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau?
A. Quả cầu vẫn đứng yên.
B. Quả cầu bị đẩy ra xa.
C. Quả cầu bị hút về phía thanh thuỷ tinh. Hình 6.2
D. Quả cầu quay tại chỗ làm cho dây treo bị xoắn lại.
Bài tập 2:
Lấy một thanh êbônit cọ xát vào một miếng len.Kết quả nào trong những kết quả nào sau
đây là đúng?
A. Chỉ có thanh êbônit bị nhiễm điện, còn miếng len thì không bị nhiễm điện.
B. Chỉ có miếng len bị nhiễm điện, còn thanh êbônit thì không bị nhiễm điện.
C. Cả thanh êbônit và miếng len đều bị nhiễm điện.
D. Không có vật nào bị nhiễm điện.
Bài tập 3:
Cọ xát thanh thuỷ tinh vào miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen vào len, sau đó đưa thanh
thuỷ tinh lại gần mảnh pôliêtilen. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng nhất
trong các phương án sau:
A. Thanh thuỷ tinh và mảnh pôliêtilen hút nhau.
B. Thanh thuỷ tinh và mảnh pôliêtilen đẩy nhau.
C. Thanh thuỷ tinh và mảnh pôliêtilen không hút, cũng không đẩy nhau.
D. Lúc đầu thanh thuỷ tinh đẩy mảnh pôliêtilen, sau đó thì hút.
Bài tập 4:
Hai chiếc thước nhựa cùng bị nhiễm điện âm, khi đưa chúng lại gần nhau thì hiện tượng
xảy ra như thế nào? Chọn phương án trả lời đúng.
A. Hút nhau. B. Đẩy nhau.
C. Vừa hút, vừa đẩy. D. Không hút và không đẩy.
Bài tập 5:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo nguyên tử?
A. Nguyên tử có một hạt nhân ở chính giữa mang điện tích dương.
B. Xung quanh hạt nhân có các êlêctrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ
của nguyên tử.
C. Ở trạng thái bình thường, nguyên tử trung hoà về điện.
D.Các phát biểu A, B, C đều đúng.
b) Bài tập tự luận
Bài tập 1:
Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên
cao. Hãy giải thích tại sao làm như vậy ?
Bài tập 2:
Bằng kiến thức của mình về sự nhiễm điện, hãy giải thích vì sao trong các cơn dông
thường thấy có chớp (là tia lửa điện phát ra ánh sáng chói lòa) kèm theo tiếng sấm vang rền, đôi
khi còn có cả sét.
Bài tập 3: Vào những ngày hanh khô, không nên lau cửa kính, màn hình ti vi, màn hình máy vi
tính bằng khăn khô, chỉ nên làm vệ sinh bằng cách dùng chổi bông quét nhé ̣ lên bề mặt kính hay
màn hình mà thôi, vì như thế thì ngay hôm sau sẽ lại có bụi bám lên chúng, thậm chí còn nhiều
hơn. Lời khuyên này dựa trên cơ sở nào?
Bài tập 4:
Một ống nhôm nhẹ được treo bằng một sợi chỉ tơ, trong tay em chỉ có một thanh êbônit đã
nhiễm điện âm và một đũa thủy tinh đã nhiễm điện dương. Trình bày một phương án để xác định
xem ống nhôm đã nhiễm điện hay chưa và nhiễm điện gì?
Bài tập 5:
Lấy một vật đã nhiễm điện âm đưa lại gần một quả cầu treo trên một sợi tơ mảnh. Hãy cho
biết trong các trường hợp sau, quả cầu có bị nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm điện loại gì?
a) Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện.
b) Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện.
Bài tập 6:
Trong ngành chế tạo ô tô, xe máy người ta thường làm cho vật cần sơn (vỏ xe) và sơn
nhiễm điện khác loại. Hãy giải thích vì sao họ làm như vậy?
Bài tập 7:
Trong các thư viện lớn, một số sách quý đã quá cũ, các trang sách thường dính chặt với
nhau, khi lật từng trang rất dễ rách. Để có thể lật các trang sách dễ dàng hơn, người ta tích điện
cho sách. Hãy giải thích nguyên tắc của cách làm trên?