Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Hồng Diễm

I.ĐỌC HIỂU (3.0đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

« …Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận… »

(Ngữ văn 8, tập một)

Câu 1(0.5 đ): Nêu xuất xứ của đoạn trích trên. Thể loại của tác phẩm có đoạn trích trên?

Câu 2(0.5đ): Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Người xưng « tôi » trong đoạn trích là ai ?

Câu 3(0.5đ) : Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 4(0.5đ): Những từ « gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi » thuộc trường từ vựng nào ?

Câu 5(1.0 đ): Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và cho biết câu đó thuộc kiểu câu gì?

« Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. »

II. LÀM VĂN( 7.0 đ)

Câu 6 (2.0 đ): Từ nội dung của đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về cách nhìn nhận, đánh giá những người xung quanh? Trình bày những suy nghĩ ấy bằng một đoạn văn.

Câu 7 (5.0đ): Viết bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở địa phương em.

PhuongLinh LeHoang
14 tháng 3 2020 lúc 22:13

Câu 1: Trích đoạn trên nằm trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao thuộc thể loại truyện ngắn (truyện kí Việt Nam).

Câu 2: Đoạn trích được viết theo phương thức biểu cảm. Tôi trong đoạn trích là ông giáo.

Câu 3: Cảm xúc của ông giáo trước hiện thực: Bản tính tốt của con người đang bị lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp.

Câu 4: Chỉ tính cách xấu của con người.

Câu 5: Câu ghép : Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.

CN1 VN1 CN2 VN2

Câu 7: Hang Phượng Hoàng nằm ở trên núi Phượng Hoàng ở huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45km theo quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn). Từ dưới nhìn lên, núi có hình hai con chim phượng hoàng nằm ấp nhau. Sở dĩ núi mang tên Phượng Hoàng vì theo huyền thoại ngày xưa trên núi có một đôi chim phượng hoàng sống rất hạnh phúc và chúng đã sinh được hai quả trứng. Ngày ngày, chim bố đi kiếm mồi cho chim mẹ nằm ấp trứng. Đến một ngày, mải theo đàn chim mái mới, chim bố đã quên nhiệm vụ và không trở về. Rồi một hôm chợt nhận ra, nó quay trở về nhưng chim vợ đã hóa đá. Quá ân hận, chim bố nằm ở ngọn núi đối diện ngóng sang để mong người vợ trở lại trạng thái bình thường, nhưng đợi mãi nó cũng hóa đá, Từ đó núi mang tên Phượng Hoàng. Từ chân núi lên tới cửa hang Phượng Hoàng phải leo qua một chặng đường dài toàn là đá tai mèo, mất khoảng hơn một giờ. Phượng Hoàng là một hang động rộng và có vẻ đẹp kỳ lạ.

Từ cửa hang có thể bao quát hết quang cảnh cả vùng đất rộng lớn. Hai vòm cửa hang rộng và cao hàng chục mét. Bước vào trong hang, ánh sáng từ hai cửa rọi vào làm khung cảnh càng thêm lung linh, huyền ảo. Hang có chu vi 380m, từ trần hang đến đáy hang khoảng trên 70m, đáy hang có mỏ nước lạnh trong vắt. Hang gồm có 3 tầng: tầng thượng là hang Dơi, tầng giữa gọi là hang Sáng, tầng cuối gọi là hang Tối.

Hang Sáng rộng và thoáng, ánh sáng ở cả 3 cửa hang chính chiếu vào những nhũ đá hay thạch nhũ trong hang lung linh, huyền ảo. Các nhũ đá trong hang có nhiều hình thù kỳ lạ và có thể liên tưởng đến nhiều hình ảnh như hổ, báo, voi hay cây bút, người vũ nữ… Vòm hang cách đáy

Dưới chân núi Phượng Hoàng là hang Mỏ Gà, được đặt theo tên dòng suối Mỏ Gà chảy ra từ trong lòng hang. Hang Suối Mỏ Gà cách hang Phượng Hoàng chỉ 100m, rộng chừng 10-15m, cao 2m-15m, chiều sâu của hang 150 - 200m. Nước suối Mỏ Gà trong xanh và khu vực cửa hang, suối Mỏ Gà chảy ra tạo thành một thác nước nhỏ với độ cao chỉ có 2 m.

Nước suối nói chung chỉ sâu đến đầu gối song lại có vũng nước nhỏ sâu như bể bơi, du khách có thể leo lên vách hang cao 10m và nhảy xuống. Vì là dòng suối chảy trong hang nên nếu muốn khám phá phải dùng đèn pin. Suối Mỏ Gà nhiều thác ghềnh dài khoảng 10–15m, dòng nước chảy tại những ghềnh thác này được ví như những dải lụa. Trên các vách đá của Hang Suối Mỏ Gà được “người xưa” khắc dòng chữ: “Nước suối Mỏ Gà là sinh khí của trời đất, đằm trong hương bí ẩn của sâm rừng, hoa núi. Người sẽ được tốt tươi viên mãn”.

Hang Phượng Hoàng đã được xếp hạng di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Tại khu du lịch, ngoài ngắm cảnh còn có các hoạt động ẩm thực đặc trưng của các dân tộc bản địa. Hiện nay, khu vực mới chỉ có một số phòng trọ đơn sơ và dịch vụ giải khát cho du khách đến tham quan. Tỉnh Thái Nguyên đang kêu gọi đầu tư vào khu du lịch này, theo đó sẽ xây dựng khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, xây dựng bể tắm nông và sâu; xây dựng đường dài 110m nối với quốc lộ 1B và hệ thống đường nội bộ.

Hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà chính là tuyệt tác mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Bạn hãy đến trải nghiệm và thêm nâng niu những tạo tác tuyệt vời ấy!

Khách vãng lai đã xóa
PhuongLinh LeHoang
14 tháng 3 2020 lúc 22:15

Mình chỉ dám chắc câu 1, 4, 5, 7 thôi nhé.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Võ Ngọc Ngân
Xem chi tiết
tuấn minh Phạm
Xem chi tiết
Thảo
Xem chi tiết
Phùng Tuấn Hưng
Xem chi tiết
Tài Nguyễn Đình
Xem chi tiết
Hạ Vy
Xem chi tiết
Thu Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Linh
Xem chi tiết