I/ TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất
Câu 1: Nhà Hán bắt nhân dân ta cống nạp những sản vật quý hiếm nào dưới đây?
A. Sừng tê, ngà voi
C. Tôm cá, lương thực…
B. Trâu, bò, lợn, gà…
D. Sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi.
Câu 2: Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc với đất nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là:
A. Chính sách thuế má
C. Chính sách cống nạp
B. Chính sách đồng hoá
D. Chính sách lao dịch và cống nạp
Câu 3: Vì sao nhà Hán lại thay chức Lạc tướng người Việt bằng chức Huyện lệnh người Hán?
A. Vì nhà Hán muốn tăng số lượng quan cai trị người Hán.
B. Vì nhà Hán muốn đưa nhiều người Hán sang ở với nhân dân ta
C. Vì nhà Hán không tin được rằng có thể cai trị người Việt bằng người Việt.
D. Vì đây là cách nhà Hán siết chặt ách đô hộ nhằm bóc lột, cai trị tận xương tận tuỷ người Việt.
Câu 4: Hai thứ thuế bị nhà Hán đánh nặng nhất là:
A. Rượu và muối.
C. Sắt và muối.
B. Thuế chợ và thuế đò.
D. Thuế ruộng và thuế thân.
Câu 5: Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm mục đích gì?
A. Thực hiện âm mưu thôn tính đất đai nước ta
C. Biến nước ta thành bộ phận của Trung Quốc
B. Thực hiện chính sách đồng hóa nhân dân ta.
D. Giúp đỡ nhân dân Âu Lạc phát triển kinh tế.
Câu 6: Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, các triều đại phong kiến Trung quốc nào đã đặt ách đô hộ lên đất nước ta?
A. Nhà Hán, nhà Ngô, nhà Tuỳ
B. Nhà Hán, nhà Ngô, nhà Lương
C. Nhà Hán, nhà Lương, nhà Tuỳ
D. Nhà Triệu (Triệu Đà), nhà Hán, nhà Ngô
Câu 7: Số 0 là thành tựu to lớn của người:
A. Lưỡng Hà cổ đại B. Trung Quốc cổ đại.
C. Ai Cập cổ đại D. Ấn Độ cổ đại
Câu 8: Kim Tự Tháp là thành tựu kiến trúc của nước nào?
A.Trung Quốc B. Ấn Độ
C. Ai Cập D. Lưỡng Hà
Câu 9: Xã hội cổ đại Phương Tây có những giai cấp cơ bản là:
A. Chủ nô – Nông dân B. Quí tộc – Nông dân
C. Chủ nô – Tăng lữ D. Chủ nô – Nô lệ
Câu 10: Người tinh khôn ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn Người tối cổ vì họ đã biết:
A. săn bắt, hái lượm. B. săn bắn, hái lượm
C. đánh cá. D. chăn nuôi, trồng trọt.
Câu 11: Năm 938 thuộc thế kỉ mấy
A. IX. B. X.
B. XI D. XII.
Câu 12: Lực lượng sản xuất chính của các quốc gia cổ đại phương Tây là:
A. Nô lệ. B. Chủ nô.
C. Quí tộc. D. Nông dân công xã.
Câu 13: Xã hội có tổ chức đầu tiên thời nguyên thuỷ là:
A. Chế độ thị tộc mẫu hệ B. Chế độ phụ hệ
C. Chế độ chiếm hữu nô lệ D. Bầy người nguyên thủy
Câu 14: Lực lượng sản xuất chính của xã hội phương Đông là:
A. Nô lệ. B. Chủ nô.
C. Quí tộc. D. Nông dân công xã .
Câu 15: Người tối cổ xuất hiện cách đây:
A. 1-2 triệu năm. B. 2-3 triệu năm.
C. 3-4 triệu năm D. 4-5 triệu năm.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Trong các thế kỉ I – VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi?
Câu 2: Hãy trình bày những biểu hiện mới về sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta từ thế kỉ I – VI.
A. Chính sách thuế má
C. Chính sách cống nạp
B. Chính sách đồng hoá
D. Chính sách lao dịch và cống nạp
I/ TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất
Câu 1: Nhà Hán bắt nhân dân ta cống nạp những sản vật quý hiếm nào dưới đây?
D. Sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi.
Câu 2: Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc với đất nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là:
B. Chính sách đồng hoá
Câu 3: Vì sao nhà Hán lại thay chức Lạc tướng người Việt bằng chức Huyện lệnh người Hán?
D. Vì đây là cách nhà Hán siết chặt ách đô hộ nhằm bóc lột, cai trị tận xương tận tuỷ người Việt.
Câu 4: Hai thứ thuế bị nhà Hán đánh nặng nhất là:
C. Sắt và muối.
Câu 5: Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm mục đích gì?
B. Thực hiện chính sách đồng hóa nhân dân ta.
Câu 6: Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, các triều đại phong kiến Trung quốc nào đã đặt ách đô hộ lên đất nước ta?
B. Nhà Hán, nhà Ngô, nhà Lương
Câu 7: Số 0 là thành tựu to lớn của người:
A. Lưỡng Hà cổ đại
Câu 8: Kim Tự Tháp là thành tựu kiến trúc của nước nào?
C. Ai Cập
Câu 9: Xã hội cổ đại Phương Tây có những giai cấp cơ bản là:
D. Chủ nô – Nô lệ
Câu 10: Người tinh khôn ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn Người tối cổ vì họ đã biết:
D. chăn nuôi, trồng trọt.
Câu 11: Năm 938 thuộc thế kỉ mấy
B. X.
Câu 12: Lực lượng sản xuất chính của các quốc gia cổ đại phương Tây là:
A. Nô lệ.
Câu 13: Xã hội có tổ chức đầu tiên thời nguyên thuỷ là:
A. Chế độ thị tộc mẫu hệ
Câu 14: Lực lượng sản xuất chính của xã hội phương Đông là:
D. Nông dân công xã .
Câu 15: Người tối cổ xuất hiện cách đây:
C. 3-4 triệu năm
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Trong các thế kỉ I – VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi?
Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có sự thay đổi:
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ cống nộp rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.
=> Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc rất nham hiểm và tàn bạo, nhằm âm mưu "đồng hóa" người Việt.
Câu 2: Hãy trình bày những biểu hiện mới về sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta từ thế kỉ I – VI.
Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp nước ta:
* Thủ công nghiệp: nghề thủ công cổ truyền phát triển
- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.
- Nghề gốm: Đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm; sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói,… đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
- Nghề dệt: ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ,... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
* Thương nghiệp: phát triển
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được đem trao đổi ở các chợ làng.
- Có thương nhân Trung Quốc, Gia- va, Ấn Độ,… đến buôn bán ở Luy Lâu, Long Biên,…
Nông nghiệp:phát triển
- Việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
- Biết đắp đê phòng chống lũ lụt, làm thủy lợi.
- Biết trồng hai vụ lúa trong một năm: vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
- Các loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú, có kĩ thuật sáng tạo. Đặc biệt là kĩ thuật trồng cam, biết dùng kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Tự luận
Câu 1:
Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có sự thay đổi:
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ cống nộp rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.
=> Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc rất nham hiểm và tàn bạo, nhằm âm mưu "đồng hóa" người Việt.